Số Hiệu Và Số Vào Sổ Cấp Bằng Là Gì - LuTrader

Mục lục bài viết

  • 1 Quy định về quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ
  • 1.1 Quản lý việc cấp văn bằng, chứng chỉ
  • 1.2 Nguyên tắc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ
  • 1.3 Quyền và nghĩa vụ của người được cấp văn bằng, chứng chỉ
  • 1.4 Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ và quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ
  • 2 Đảng viên vi phạm về việc quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ
  • 3 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, cơ sở giáo dục trong việc in và quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ

Nội dung chính Show
  • Mục lục bài viết
  • 1 Quy định về quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ
  • 1.1 Quản lý việc cấp văn bằng, chứng chỉ
  • 1.2 Nguyên tắc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ
  • 1.3 Quyền và nghĩa vụ của người được cấp văn bằng, chứng chỉ
  • 1.4 Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ và quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ
  • 2 Đảng viên vi phạm về việc quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ
  • 3 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, cơ sở giáo dục trong việc in và quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ
  • Video liên quan

1 Quy định về quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ

1.1 Quản lý việc cấp văn bằng, chứng chỉ

- Cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ phải lập sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ theo mẫu quy định, trong đó ghi đầy đủ các thông tin của người được cấp văn bằng, chứng chỉ; số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.

- Số vào sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ được lập liên tục theo thứ tự số tự nhiên từ nhỏ đến lớn theo từng năm từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12; đảm bảo phân biệt được số vào sổ gốc cấp của từng loại văn bằng, chứng chỉ và năm cấp văn bằng, chứng chỉ. Mỗi số vào sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ được ghi duy nhất trên một văn bằng, chứng chỉ.

-Trường hợp văn bằng, chứng chỉ đã được người có thẩm quyền ký, đóng dấu nhưng bị mất trước khi cấp cho người được cấp văn bằng, chứng chỉ, cơ quan hoặc cơ sở giáo dục để xảy ra mất văn bằng, chứng chỉ phải lập biên bản, thông báo ngay với cơ quan công an địa phương nơi cơ quan hoặc cơ sở giáo dục đóng trụ sở chính, báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.2 Nguyên tắc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ

- Văn bằng, chứng chỉ được quản lý thống nhất, thực hiện phân cấp quản lý cho các sở giáo dục và đào tạo, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo giáo viên, cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Điều 3 của Quy chế này.

- Văn bằng, chứng chỉ được cấp một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Quy chế này.

- Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ.

- Bảo đảm công khai, minh bạch trong cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

1.3 Quyền và nghĩa vụ của người được cấp văn bằng, chứng chỉ

1. Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ cấp đúng thời hạn quy định; ghi chính xác, đầy đủ các thông tin trên văn bằng, chứng chỉ; cấp lại văn bằng, chứng chỉ hoặc chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Quy chế này;

b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc khi có nhu cầu.

2. Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có các nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp chính xác, đầy đủ các thông tin cần thiết để cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ ghi nội dung trên văn bằng, chứng chỉ;

b) Kiểm tra tính chính xác các thông tin ghi trên văn bằng, chứng chỉ trước khi ký nhận văn bằng, chứng chỉ;

c) Phải có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật khi không trực tiếp đến nhận văn bằng, chứng chỉ;

d) Giữ gìn, bảo quản văn bằng, chứng chỉ; không được tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trên văn bằng, chứng chỉ; không được cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ;

đ) Sử dụng quyết định chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ kèm theo văn bằng, chứng chỉ sau khi được chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ;

e) Trình báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ và cơ quan công an nơi gần nhất khi bị mất văn bằng, chứng chỉ;

g) Nộp lại văn bằng, chứng chỉ cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi văn bằng, chứng chỉ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp văn bằng, chứng chỉ bị mất, phải cam kết bằng văn bản về việc bị mất văn bằng, chứng chỉ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung cam kết.

1.4 Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ và quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ

Thứ nhất: ​Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ

1 Thẩm quyền cấp văn bằng được quy định như sau:

a) Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp;

b) Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp;

c) Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm do người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo giáo viên cấp;

d) Văn bằng giáo dục đại học do giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ tương ứng cấp;

đ) Giám đốc đại học cấp văn bằng giáo dục đại học cho người học của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trực thuộc (trừ các trường đại học thành viên).

2. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, thủ trưởng cơ sở giáo dục cấp chứng chỉ cho người học theo quy định.

Thứ hai thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ

Người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ và đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ. Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp sau:

1. Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch;

2. Được xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;

3. Được bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch;

4. Được đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh.

2 Đảng viên vi phạm về việc quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ

Theo quy định tại Điều 22 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Kê khai không đúng và sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

b) Công chứng, chứng thực, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận trái quy định của pháp luật.

c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm cấp phát, chứng nhận bản sao hoặc xác nhận tính hợp pháp của văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đã cấp.

d) Không lập hoặc lập không đầy đủ hồ sơ theo quy định làm căn cứ để cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận.

đ) Có trách nhiệm quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ, nhưng thiếu trách nhiệm để người khác lợi dụng làm văn bằng, chứng chỉ giả.

e) Không chỉ đạo kiểm tra, xem xét, xử lý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm trong việc cấp, xác nhận, công chứng hoặc mua văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp thuộc thẩm quyền của mình.

2. Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp để lập hồ sơ dự thi tuyển, xét tuyển, học tập nâng cao trình độ văn hóa, lý luận, nghiệp vụ, thi chuyển ngạch, nâng bậc để được đề bạt, bổ nhiệm, bầu cử, phong tặng hoặc công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước.

b) Thiếu trách nhiệm làm mất, hỏng nội dung hồ sơ mà mình có trách nhiệm quản lý để cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận.

c) Can thiệp đến cá nhân, tổ chức để bản thân hoặc người khác được xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp, không đúng đối tượng.

d) Ký, cấp văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp cho người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện; ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận trái phép.

đ) Làm giả hoặc cố ý sửa chữa, bổ sung, xác nhận sai sự thật làm sai lệch hồ sơ để cấp có thẩm quyền cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; sửa chữa, bổ sung làm sai lệch các nội dung trong văn bằng, chứng chỉ phục vụ cho hành vi trái pháp luật.

e) Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình để sử dụng trong việc tuyển dụng, đi học, thi nâng ngạch, bổ nhiệm, bầu cử hoặc các mục đích trái quy định.

3. Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

a) Làm công tác tuyển dụng, xét tuyển, đào tạo nhưng cố ý để người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp được dự thi tuyển, xét tuyển đi học, thi nâng ngạch.

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cho cán bộ, công chức, đảng viên thuộc quyền quản lý sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

c) Trực tiếp tham gia hoặc tiếp tay cho việc sản xuất, tiêu thụ hoặc môi giới tiêu thụ văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

3 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, cơ sở giáo dục trong việc in và quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ

Quy định tại điều 12 Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân

1. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm:

a) Ban hành quy chế về bảo quản, sử dụng, cấp phát phôi, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân và chế tài xử lý khi để xảy ra vi phạm;

b) Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị để bảo quản phôi văn bằng, chứng chỉ;

c) Lập hồ sơ quản lý việc cấp, sử dụng, thu hồi, hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ;

d) Phối hợp với cơ quan công an địa phương nơi cơ quan đóng trụ sở chính trong việc quản lý, sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ;

đ) Chỉ đạo thực hiện kiểm tra, thanh tra việc sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ đối với các đơn vị thuộc quyền quản lý.

2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo giáo viên có trách nhiệm:

a) Ban hành quy chế về quy trình in, quản lý việc in, bảo quản, bảo mật, sử dụng, cấp phát phôi văn bằng, chứng chỉ, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân và chế tài xử lý khi để xảy ra vi phạm;

b) Lập hồ sơ quản lý việc in, cấp, sử dụng, thu hồi, hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ. Hồ sơ quản lý phải đảm bảo xác định được tình trạng sử dụng đối với từng phôi văn bằng, chứng chỉ khi cần xác minh;

c) Phối hợp với cơ quan công an địa phương nơi cơ sở giáo dục đóng trụ sở chính trong việc in, bảo mật, quản lý, sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ;

d) Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, an toàn, phòng chống cháy nổ trong việc in, bảo quản phôi văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật;

đ) Quy định việc lập số hiệu, các ký hiệu nhận dạng phôi văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục in để phục vụ việc bảo mật, nhận dạng và chống làm giả phôi văn bằng, chứng chỉ;

e) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc in, bảo quản, cấp phát và sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ.

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Công Ty Luật Minh Khuê xin cảm ơn!!

Từ khóa » Số Hiệu Trên Bằng Tốt Nghiệp Thpt Là Gì