Số Hiệu Viên Chức Là Gì - LuTrader

Quy định về viên chức

  • 1. Viên chức là gì ?
  • 2. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức
  • 3. Phân biệt công chức và viên chức?
  • Tiêu chí
  • Nơi công tác
  • Nguồn gốc
  • Thời gian tập sự
  • Hợp đồng làm việc
  • Chế độ tiền lương
  • Bảo hiểm xã hội
  • Hình thức kỷ luật
  • Ví dụ về từng đối tượng
  • Căn cứ
  • 4. Quy định mới về bỏ viên chức suốt đời như thế nào?
  • 5. Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức?

Nội dung chính Show
  • Quy định về viên chức
  • 1. Viên chức là gì ?
  • 2. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức
  • 3. Phân biệt công chức và viên chức?
  • Nơi công tác
  • Nguồn gốc
  • Thời gian tập sự
  • Hợp đồng làm việc
  • Chế độ tiền lương
  • Bảo hiểm xã hội
  • Hình thức kỷ luật
  • Ví dụ về từng đối tượng
  • 4. Quy định mới về bỏ viên chức suốt đời như thế nào?
  • 5. Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức?
  • Video liên quan

1. Viên chức là gì ?

Khái niệm viên chức được quy định tại điều 2 của Luật viên chức năm 2010 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành.

Từ những quy định trong văn bản pháp luật trên, ta có thể hiểu khái niệm về viên chức thông qua một số nội dung cụ thể sau đây:

+ Viên chức là những công dân Việt Nam qua quá trình tuyển dụng theo một quy trình nhất định để vào làm tại các vị trí công việc cụ thể

+ Địa điểm công tác là làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sự quản lý của Nhà nước;

+ Chế độ hợp đồng làm việc của viên chức theo quy định mới nhất tại Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2019 (với nội dung sửa đổi, bổ sung điều 25 trong luật viên chức 2010), có hiệu lực thi hành từ 01/07/2020 là chế độ hợp đồng làm việc có xác định thời hạn.

Mã ngạch viên chức là mã số phân chia viên chức làm căn cứ xây dựng, quản lý đội ngũ viên chức theo từng nghề nghiệp, chuyên môn và cấp bậc phù hợp; các chuyên ngành viên chức có thể kể đến như giáo dục, y tế, giải trí… các nhân viên trong cơ quan nhà nước khác.

Đối với từng ngành nghề, viên chức sẽ được chia thành các ngạch khác nhau. Cụ thể viên chức sẽ được chia thành 06 bảng như sau:

– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên cấp

– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên chính

– Viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch chuyên viên:

– Ngạch viên chức chuyên ngành tương đương với ngạch cán sự:

– Ngạch nhân viên

– Mã ngạch giáo viên giáo dục nghề nghiệp

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư số 13/2014/TT-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ

+ Lưu trữ viên hạng I Mã số: V.01.02.01

+ Lưu trữ viên hạng III Mã số: V.01.02.02

+ Lưu trữ viên trung cấp hạng IV Mã số: 01.02.03

– Căn cứ theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 36/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật:

+ Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng II Mã số: V.03.01.01

+ Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III Mã số: V.03.01.02

+ Kỹ thuật viên bảo vệ thực vật hạng IV Mã số: V.03.01.03

+ Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng II Mã số: V.03.02.04

+ Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III Mã số: V.03.02.05

+ Kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật hạng IV Mã số: V.03.02.06

+ Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng II Mã số: V.03.03.07

+ Kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III Mã số: V.03.03.08

+ Kỹ thuật viên kiểm nghiệm cây trồng hạng IV Mã số V.03.03.09

– Căn cứ theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập:

+ Giảng viên cao cấp (hạng I) Mã số: V.07.01.01

+ Giảng viên chính (hạng II) Mã số: V.07.01.02

+ Giảng viên (hạng III) Mã số: V.07.01.03

– Căn cứ theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược:

+ Dược sĩ cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.08.20

+ Dược sĩ chính (hạng II) Mã số: V.08.08.21

+ Dược sĩ (hạng III) Mã số: V.08.08.22

+ Dược hạng IV Mã số: V.08.08.23

Theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh:

+ Đạo diễn nghệ thuật hạng I Mã số: V.10.03.08

+ Đạo diễn nghệ thuật hạng II Mã số: V.10.03.09

+ Đạo diễn nghệ thuật hạng III Mã số: V.10.03.10

+ Đạo diễn nghệ thuật hạng IV Mã số: V.10.03.11

+ Diễn viên hạng I Mã số: V.10.04.12

+ Diễn viên hạng II Mã số: V.10.04.13

+ Diễn viên hạng III Mã số: V.10.04.14

+ Diễn viên hạng IV Mã số: V.10.04.15

– Theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2-15/TTLT-BVHTTDL-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa:

+ Di sản viên hạng II Mã số: V.10.05.16
+ Di sản viên hạng III Mã số: V.10.05.17
+ Di sản viên hạng IV Mã số: V.10.05.18

– Theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao:

+ Huấn luyện viên cao cấp (hạng I) Mã số: V.10.01.01.

+ Huấn luyện viên chính (hạng II) Mã số: V.10.01.02.

+ Huấn luyện viên (hạng III) Mã số: V.10.01.03.

+ Hướng dẫn viên (hạng IV) Mã số: V.10.01.04.

– Theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập:

+ Giáo viên trung học cơ sở hạng I Mã số: V.07.04.10

+ Giáo viên trung học cơ sở hạng II Mã số: V.07.04.11

+ Giáo viên trung học cơ sở hạng III Mã số: V.07.04.12

– Theo điều 2 Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập:

+ Giáo viên trung học phổ thông hạng I Mã số: V.07.05.13

+ Giáo viên trung học phổ thông hạng II Mã số: V.07.05.14

+ Giáo viên trung học phổ thông hạng III Mã số: V.07.05.15

– Theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV:

+ Điều dưỡng hạng II Mã số: V.08.05.11

+ Điều dưỡng hạng III Mã số: V.08.05.12

+ Điều dưỡng hạng IV Mã số: V.08.05.13

+ Hộ sinh hạng II Mã số: V.08.06.14

+ Hộ sinh hạng III Mã số: V.08.06.15

+ Hộ sinh hạng IV Mã số: V.08.06.16

+ Kỹ thuật y hạng II Mã số: V.08.07.17

+ Kỹ thuật y hạng III Mã số: V.08.07.18

+ Kỹ thuật y hạng IV Mã số: V.08.07.19

– Theo Điều 2 Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV:

+ Giáo viên tiểu học hạng II Mã số: V.07.03.07

+ Giáo viên tiểu học hạng III Mã số: V.07.03.08

+ Giáo viên tiểu học hạng IV Mã số: V.07.03.09

2. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức

Trong mỗi giai đoạn khác nhau, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước sử dụng những thuật ngữ khác nhau để chỉ những người làm việc trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Ngày 20/5/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 76/SL - văn bản đầu tiên của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về công chức. Theo sắc lệnh này thì chỉ những “công dân Việt Nam được chính quyền cách mạng tuyển bổ giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ” mới được coi là công chức (trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định). Như vậy, phạm vi công chức quy định trong Sắc lệnh nêu trên rất hẹp.

Từ năm 1954 trở đi sắc lệnh số 76/SL hầu như không được áp dựng mặc dù không có văn bản nào chính thức bãi bỏ nó. Trong các văn bản pháp luật, thuật ngữ thường được sử dụng là "cán bộ, viên chức”. Cán bộ, viên chức bao gồm những người trong biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, trong các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị-xã hội, trong các doanh nghiệp nhà nước và lực lượng vũ đồng nhà nước, Hội đồng nhân dân các cấp;

- Những trường hợp riêng biệt khác do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quy định.

Như vậy, Nghị định số 169/HĐBT quy định phạm vi công chức rộng hơn so với sắc lệnh số 76/SL, bao gồm không chỉ những người được tuyển dụng hay bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan của Chính phủ mà cả ở các cơ quan khác của nhà nước. Tuy nhiên, khái niệm này cũng không bao hàm hết phạm vi công chức.

Ngày 26/2/1998 ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lênh cán bộ, công chức đánh dấu một bước phát triển mói trong quá trình xây dựng pháp luật về cán bậy công chức.

Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 thì cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách, bao gồm:

- Những người do bầu cử để đảm nhiêm chức vụ theo nhiêm kì trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội;

- Những người được tuyển dụng, bổ nhiêm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội;

- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng;

- Thẩm phán toà án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân;

- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cợ quan, đơn vị

- Thẩm phán toà án nhân dân, kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân;

- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;

- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kì trong thường trực hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân; bí thư, phó bí thư đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội cấp xã;

- Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã.

Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 qua hai lần sửa đổi, bổ sung đã tạo cơ sở pháp lí hữu hiệu cho công tác tổ chức quản lí, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, qua mười năm thực hiện, Pháp lệnh đã bộc lộ một số điểm hạn chế, không đáp ứng kịp thời các vâh đề mới của nền hành chính hiện đại trong điều kiện hội nhập và xây dựng nền kinh tế thị trường. Việc ban hành Luật cán bộ, công chức là đòi hỏi khách quan của xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động công vụ; phát huy tính năng động sáng tạo của cán bộ, công chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, có năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Ngày 13/11/2008, Quốc hội đã ban hành Luật cán bộ, công chức (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010). Luật cán bộ, công chức định nghĩa cán bộ, công chức như sau:

- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ

- Cán bộ xã, phường, thị trấn (cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiêm kì trong thường trực hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, bí thư, phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội.

Như vậy cán bộ nhà nước cấp xã là những người giữ chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân. Cán bộ cấp xã được hình thành thông qua hình thức duy nhất là bầu cử. Chính vì vậy mà pháp luật tách cán bộ cấp xã thành một nhóm riêng. Chế độ, chính sách đối với họ cũng có một số quy định đặc thù.

- Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

+ Trưởng công an;

+ Chỉ huy trưởng quân sự;

+ Văn phòng-thống kê;

+ Địa chính-xây dựng-đô thị và môi trường (đối với phường, thị trán) hoặc địa chính-nông nghiệp-xây dựng 'và môi trường (đối với xã);

+ Tài chính-kế toán; .

+ Tư pháp-hộ tịch;

+ Văn hoá-xã hội.

Ưu điểm nổi bật của Luật cán bộ, công chức là đã xây dựng được các khái niệm riêng về cán bộ và về cồng chức, tạồoCơ sở pháp lí để các cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định cụ thể về quản lí và sử dụng cán bộ, công chức và các vấn đề khác liên quan đến cán bộ, công chức.

Ngày 15/11/2010, Quốc hội đã ban hành Luật viên chức.

3. Phân biệt công chức và viên chức?

Để phân biệt giữa công chức và viên chức và hiểu rõ hơn nữa về Viên chức là gì? Công chức là gì? thì sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra những điểm khác nhau giúp bạn không bị nhầm lẫn, qua các tiêu chí như là:

Tiêu chí

Công chức Viên chức

Nơi công tác

– Cơ quan của Nhà nước, của Đảng, những tổ chức chính trị – xã hội tại cấp huyện, tỉnh và trung ương

– Những đơn vị, cơ quan của Quân đội nhân dân Việt Nam (ngoại trừ các trường hợp là quân nhân, sỹ quan chuyên nghiệp và công nhân viên quốc phòng)

– Những đơn vị, cơ quan của Công an nhân dân Việt Nam (ngoại trừ các trường hợp là hạ sỹ quan, sỹ quan chuyên nghiệp)

– Những người thuộc bộ máy quản lý, lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Tại những đơn vị sự nghiệp công lập

Nguồn gốc

Được nhận vào làm việc thông qua hình thức bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào từng chức vụ, chức danh, từng ngạch tương ứng với từng vị trí công việc Được nhận vào làm việc qua quy trình tuyển dụng phù hợp với từng vị trí công việc

Thời gian tập sự

– Đối với công chức loại C là 12 tháng

– Đối với công chức loại D là 06 tháng

Từ 03 đến 12 tháng tùy theo quy định tại hợp đồng làm việc

Hợp đồng làm việc

Làm việc không theo chế độ hợp đồng

Mà công tác theo chế độ biên chế suốt đời.

Thực hiện công việc theo chế độ hợp đồng

Chế độ tiền lương

Tiền lương do ngân sách nhà nước chi trả (trừ những công chức là quản lý, lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp công lập là hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập họ đang công tác) Tiền lương được trích ra chi trả từ quỹ lương của chính đơn vị sự nghiệp công lập họ đang công tác

Bảo hiểm xã hội

Không cần đóng bảo hiểm thất nghiệp Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Hình thức kỷ luật

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Hạ bậc lương

– Giáng chức

– Cách chức

– Buộc thôi việc

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Cách chức

– Buộc thôi việc

(Hoặc có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp mình đang làm)

Ví dụ về từng đối tượng

– Chủ tịch UBND cấp huyện

Phó Chủ tịch UBND cấp huyện

– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, tỉnh

– Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh

Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh

– Thẩm phán, Thư ký Tòa tại Tòa án nhân các cấp

– Kiểm sát viên tại các Viện kiểm sát các cấp.

– Giáo viên tại những trường học công lập được coi là viên chức

– Bác sỹ tại các bệnh viện công cũng chính là viên chức

– Ngoài ra, kế toán tại các Tòa án, trường học công lập, một số đơn vị sự nghiệp công lập khác cũng là viên chức.

Căn cứ

– Luật cán bộ, công chức năm 2008

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019

– Luật viên chức 2010

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019

4. Quy định mới về bỏ viên chức suốt đời như thế nào?

– Theo như quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức 2019 do Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành thì việc bỏ chế độ viên chức suốt đời đã được thi hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2020.

– Theo đó, những viên chức được tuyển dụng vào sau ngày 01/07/2020 sẽ làm việc theo một chế độ hợp đồng làm việc duy nhất là hợp đồng làm việc có xác định thời hạn.

Tức là, thời gian làm việc và thời điểm để chấm dứt giá trị của bản hợp đồng này là rơi vào khoảng từ đủ 12 tháng đến đủ 60 tháng (tức là từ đủ 01 năm đến 05 năm).

Như vậy, theo như quy định mới này thì nước ta sẽ bỏ viên chức suốt đời theo chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và viên chỉ làm việc duy nhất theo chế độ hợp đồng có xác định thời hạn như trên.

5. Các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức?

Điều 29 Luật hiện hành quy định có 05 trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức:

- Có 02 năm liên tiếp bị đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

- Bị buộc thôi việc;

- Bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục (làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn); Bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục (làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn);

- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng buộc đơn vị sự nghiệp công lập phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm của viên chức không còn;

- Đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Thì nay, Luật sửa đổi đã bổ sung thêm 01 trường hợp nữa là khi viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.

Khi được tuyển dụng, viên chức sẽ có thời gian tập sự để làm quen với vị trí việc làm được tuyển dụng trong thời gian từ 03 tháng - 12 tháng. Và nếu sau thời gian này, viên chức không đạt yêu cầu thì đơn vị sự nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)

Từ khóa » Số Hiệu Cán Bộ Công Chức Là Gì