Sổ Hộ Khẩu Bị Thu Hồi Thì Phải Làm Sao? Giấy Tờ Nào Thay Thế?

Theo quy định mới của Luật cư trú, trong một số trường hợp cụ thể Sổ hộ khẩu sẽ bị thu hồi. Do đó nhiều công việc, nhu cầu của người dân có thể gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục liên quan. Tuy nhiên đây là hình thức quản lý nhà nước mới mang đến nhiều tiến bộ, tích hợp trên thực tế. Cho nên người dân cần tiếp cận với các thủ tục mới, sử dụng các giấy tờ thay thế khác. Cùng tìm hiểu các trường hợp thu hồi sổ hộ khẩu, các giấy tờ thay thế sổ hộ khẩu trong các thủ tục hành chính. Qua đó thấy được các ưu điểm của hình thức quản lý này.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Sổ hộ khẩu bị thu hồi khi nào?
  • 2 2. Thu hồi Sổ hộ khẩu tiếng Anh là gì?
  • 3 3. Các trường hợp thu hồi Sổ hộ khẩu:
  • 4 4. Các giấy tờ, cách thức quản lý thay thế:
  • 5 5. Các giao dịch dân sự liên quan có bị ảnh hưởng không?

1. Sổ hộ khẩu bị thu hồi khi nào?

Lâu nay, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú là giấy tờ cần có trong nhiều thủ tục quản lý hành chính nhà nước. Như cấp CCCD, ý lịch tư pháp, mua bảo hiểm y tế hộ gia đình, khai sinh, đăng ký kết hôn, làm hộ chiếu, khai tử,… Qua đó đảm bảo trong chất lượng quản lý và sử dụng các giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Căn cứ vào đó để tiến hành xác minh, giám sát và mang đến tính chính xác trong thủ tục, quy trình giải quyết.

Các cơ quan nhà nước có thể phân công, phối hợp hiệu quả trong hoạt động, nhiệm vụ của mình.

Luật cư trú mới có hiệu lực:

Hiện sổ hộ khẩu và sổ tạm trú thể hiện, chứng minh thông tin cư trú của mỗi người và liên quan tới thủ tục hành chính trong nhiều lĩnh vực. Từ đó giải quyết nhiều thủ tục hành chính liên quan như việc làm, học tập, giao dịch bất động sản,… Để đảm bảo hiệu quả xác minh đối với giấy tờ, thủ tục theo quy định. Tuy nhiên, đã có những quy định mới từ khi Luật Cư trú 2020 số 68/2020/QH14 có hiệu lực từ 01/7/2021.

Theo Khoản 3 Điều 38 Chương VII Luật Cư trú 2020: Khi thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đặc biệt điểm mới của luật là không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Khi đó, người dân có thể hoang mang trong các nhu cầu cần thực hiện khác.

Xem thêm: Nhập sổ hộ khẩu có phát sinh quyền đồng sở hữu

Trong trường hợp không thay đổi thông tin, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú đến hết 31-12-2022. Người dân có thể sử dụng trong các mục đích và được công nhân về giá trị sử dụng của văn bản.

Kết luận:

Do vậy, từ ngày 01/01/2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sẽ không còn giá trị sử dụng. Các thủ tục sẽ được giải quyết thông qua cách thức thay thế khác trong quy định nhà nước. Thay vào đó, người dân sẽ được quản lý bằng dữ liệu điện tử có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Được thực hiện bằng hình thức cấp quyền khác để thực hiện nhu cầu. Các thông tin được lưu trữ trong dữ liệu của nhà nước thay vì sử dụng hình thức vật lý.

2. Thu hồi Sổ hộ khẩu tiếng Anh là gì?

Thu hồi Sổ hộ khẩu tiếng Anh là Revocation of household registration book.

3. Các trường hợp thu hồi Sổ hộ khẩu:

Hiện nay, tính đến trước ngày 01/01/2023 Sổ hộ khẩu vẫn được sử dụng. Cho đến ngày 01/01/2023 tất cả tài liệu này sẽ không còn giá trị hiệu lực. Cụ thể, có 07 trường hợp thu hồi Sổ hộ khẩu hiện nay.

– Khi công dân thực hiện các thủ tục về cư trú mà dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp trước đó. Bản chất cần sửa đổi các thông tin so với nội dung bản giấy đang sở hữu. Thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật Cư trú.

– Không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Bộ Công an hướng dẫn 7 trường hợp như sau:

+ Thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú.

+ Điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú.

+ Tách hộ.

+ Xóa đăng ký thường trú.

+ Đăng ký tạm trú.

+ Gia hạn tạm trú.

+ Xóa đăng ký tạm trú.

4. Các giấy tờ, cách thức quản lý thay thế:

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Có các hình thức quản lý cũng như giấy tờ thay thế để thực hiện quản lý nhà nước hiện nay. Khi không sử dụng sổ giấy, cơ quan nhà nước sẽ truy xuất thông tin về dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Qua đó có thể khai thác, sử dụng trong các nhu cầu khác nhau của giải quyết thủ tục hành chính.

Sau khi Cơ sở dữ liệu quốc gia hoàn chỉnh và đi vào hoạt động thì mọi thông tin cư trú của công dân sẽ được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu. Cũng như thực hiện hiệu quả các thông tin liên quan trong hoạt động của từng tổ chức quản lý nhà nước. Thông qua các thông tin được chia sẻ và sử dụng hiệu quả trong hoạt động quản lý liên quan.

Xem thêm: Mất sổ hộ khẩu có xin cấp lại được chứng minh thư nhân dân không?

Khi ấy, việc quản cư trú của công dân sẽ dựa trên mã số định danh. Cũng như được xác định, phân biệt cho từng cá nhân, trong thông tin gắn với cá nhân đó. Công dân khi làm các thủ tục chỉ cần cung cấp số định danh (dãy số của mỗi cá nhân trong thẻ căn cước công dân) cho cơ quan chức năng để tra cứu thông tin, thay vì sổ hộ khẩu, sổ tạm trú như hiện nay.

Việc cấp mã số định danh đang được các phường, xã trực tiếp thực hiện. Điều đó giúp cho công dân có thể nhận và sử dụng mã số nhanh chóng, hiệu quả. Cũng như đảm bảo trong tính chất quản lý, bảo mật và sử dụng thông tin cá nhân.

Căn cước công dân có gắn chip:

Ngoài ra, hiện nay thẻ căn cước công dân gắn chíp cũng đã tích hợp rất nhiều thông tin cá nhân, trong đó có thông tin về cư trú. Căn cước mới có chip được người dân sử dụng trong các nhu cầu khác nhau để giải quyết thủ tục hành chính. Qua đó cũng thực hiện được các nhu cầu liên quan đến thông tin Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Thay vì sử dụng các giấy tờ, phải bảo quản thì việc sử dụng Căn cước mới có tích hợp mang đến nhiều lợi ích.

Tới đây khi việc kết nối, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành giữa các Bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được hoàn thiện. Đảm bảo trong tính chất, nhu cầu sử dụng ở các lĩnh vực, tính chất quản lý hành chính nhà nước khác nhau. Được quản lý, vận hành bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an. Do đó tính bảo mật, hiệu quả khai thác sử dụng được đảm bảo.

Người dân hoàn toàn có thể sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp để chứng minh các nội dung liên quan đến thông tin cư trú của mình. Từ đó cũng thực hiện tốt các nhu cầu khác trong hoạt động tiếp cận thủ tục hành chính.

Vì vậy, việc thu hồi và tiến đến xóa bỏ sổ hộ khẩu sẽ không gây khó khăn gì cho người dân khi làm các thủ tục hộ tịch, hành chính,…Trong khi còn mang đến hiệu quả cao trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Ngược lại, trong thời gian tới, các thủ tục này sẽ được làm một cách nhanh chóng, tiện lợi hơn. Vừa đảm bảo tính bảo mật, bảo quản và mang đến hiệu quả nhanh chóng. Các cơ quan nhà nước hoàn toàn kiểm soát được thông tin, dữ liệu liên quan để sử dụng hiệu quả.

Xem thêm: Hồ sơ, trình tự thủ tục xin cấp lại sổ hộ khẩu gia đình bị mất, rách, hỏng

5. Các giao dịch dân sự liên quan có bị ảnh hưởng không?

Khẳng định được đưa ra là không ảnh hưởng đến các giao dịch dân sự. Trong đó, việc thu hồi Sổ hộ khẩu được thay thế bằng cách thức quản lý mới, hiện đại và hiệu quả hơn của cơ quan quản lý nhà nước.

Hiện nay, việc thay thế đang trong giai đoạn tiến hành. Do đó mà nhiều cơ quan nhà nước có thể chưa cập nhật kịp thời các thông tin của cá nhân trong lĩnh vực quản lý. Trường hợp công dân đi làm các thủ tục hành chính sử dụng thông tin về cư trú mà các cơ sở chuyên ngành chưa kết nối với cơ sở dữ liệu về cư trú thì công dân có thể đề nghị cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cung cấp thông tin về cư trú theo quy định của pháp luật để có cơ sở thực hiện các giao dịch. Từ đó đảm bảo các quyền lợi tiếp cận, triển khai thủ tục hành chính.

Hiện tại, đã có một số cơ sở dữ liệu chuyên ngành sẵn sàng kết nối như:

+ Văn phòng Chính phủ thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia,

+ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính quản lý dữ liệu về mã số thuế,

+ Bộ Tư pháp quản lý dữ liệu về cấp số định danh cá nhân cho trẻ em,

+ Bảo hiểm xã hội Việt Nam và UBND 63 tỉnh, thành phố.

Do đó các thông tin cần được tổng hợp, tích hợp để sử dụng khai thác trong các nhu cầu thống nhất quản lý nhà nước.

Kết luận:

Thông tin về cư trú của dân cư đã có trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các cơ quan hành chính nhà nước cũng đã tiếp cận và thực hiện thủ tục thông qua khai thác dữ liệu này. Do vậy những giao dịch của công dân có liên quan đến thông tin về cư trú sẽ được sử dụng trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Từ đó mang đến hiệu quả khai thác thông tin chủ động, tối ưu của các cơ quan nhà nước. Cũng như phối hợp, chia sẻ dữ liệu đến tất cả các cơ quan trong thẩm quyền làm việc của mình.

Khi đi làm các thủ tục hành chính, theo quy định, công dân sẽ sử dụng mã số định danh cá nhân để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Mã định danh cá nhân chính là số CCCD, CMND 12 số. Cũng như sử dụng thông qua CCCD có gắn chip mới được cấp trên toàn quốc. Nhờ đó mà các cá nhân được đảm bảo tham gia vào tính chất quản lý mới của nhà nước. Được tiếp cận với các thủ tục hành chính nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu.

Từ khóa » Sổ Hộ Khẩu Bị Thu Hồi