Sổ Hộ Khẩu Là Gì? Có Mấy Loại Sổ Hộ Khẩu Và Thủ Tục đăng Ký Sổ Hộ ...
Có thể bạn quan tâm
Sổ hộ khẩu là gì? Có mấy loại sổ hộ khẩu và thủ tục đăng ký sổ hộ khẩu như thế nào?
Sổ hộ khẩu là gì, vì sao đây lại là một trong những giấy tờ quan trọng hàng đầu khi liên quan đến nhà đất và nơi cư trú? Hãy cùng Cenhomes.vn tìm hiểu về khái niệm này qua bài viết sau đây nhé!
Sổ hộ khẩu là gì?
Tại Việt Nam, sổ hộ khẩu được coi là hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lý việc di chuyển sinh sống của công dân. Sổ hộ khẩu do Cơ quan Công an cấp, gồm thông tin đầy đủ của những thành viên trong gia đình do chủ hộ là người chịu trách nhiệm.
Có mấy loại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú?
Sổ hộ khẩu và sổ tạm trú giúp chứng minh việc cư trú hợp pháp của một người nào đó. Sổ hộ khẩu là sổ thường trú (KT1) của công dân, còn sổ tạm trú có các loại mẫu sổ KT2, KT3 và KT4.
- Sổ hộ khẩu KT1 được tìm thấy ở bất cứ gia đình nào, có thể được hiểu là thường trú một cách lâu dài, được ghi rõ trên chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Với sổ tạm trú:
- Sổ KT2: Là sổ tạm trú dài hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tức là công dân có đăng ký hộ khẩu thường trú ở một quận/huyện khác nhưng lại đăng ký làm sổ tạm trú dài hạn KT2 ở một quận/huyện khác trong phạm vi cùng tỉnh thành.
- Sổ KT3: Là sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với đăng ký thường trú, tức là công dân đã có hộ khẩu thường trú tại 1 tỉnh thành nhưng lại có đăng ký tạm trú dài hạn ở một tỉnh thành khác cùng ở Việt Nam.
- Sổ KT4: Là sổ tạm trú ngắn hạn ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đăng ký thường trú, tức là trường hợp này tương tự KT3 nhưng thời hạn đăng ký làm sổ tạm trú ngắn hơn và có thời hạn nhất định.
Cấu tạo và chức năng của sổ hộ khẩu
- Về cấu tạo, sổ hộ khẩu gồm có tổng cộng 20 trang do Bộ Công An in và phát hành dưới dạng khổ giấy 120mmx165mm. Sổ hộ khẩu kí hiệu là HK08. Sổ hộ khẩu bao gồm các thông tin sau:
- Thông tin cá nhân:
- Họ tên, ngày tháng năm sinh được viết bằng chữ hoa và có dấu.
- Số chứng minh nhân dân, hộ chiếu.
- Nơi sinh, nguyên quán, quốc tịch, dân tộc được ghi theo giấy khai sinh.
- Nghề nghiệp, nơi làm việc cần ghi rõ ràng và cụ thể.
- Địa chỉ thường trú rõ ràng tại số nhà, tổ, phường, thôn, xóm…
- Bản khai nhân khẩu:
- Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ.
- Tóm tắt một vài thông tin về bản thân trong các khoảng thời gian nhất định.
- Mức tiền án tiền sự nếu có.
- Phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu:
- Ghi rõ quan hệ với chủ hộ.
- Tóm tắt nội dung ý kiến của chủ hộ.
- Về chức năng, sổ hộ khẩu là một giấy tờ hành chính quan trọng được sử dụng để:
- Xác định nơi cư trú:
- Sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú mà một cá nhân thường xuyên sinh sống. Nếu chuyển đi nơi ở mới, công dân sẽ phải làm thủ tục chuyển khẩu.
- Quyền chuyển nhượng, mua bán và sở hữu đất:
- Để thực hiện quyền chuyển nhượng, mua bán đất, sổ hộ khẩu chính là văn bản pháp lí trong trường hợp nhận thừa kế. Bên cạnh đó, nó còn là giấy tờ chứng nhận có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất…
- Các thủ tục hành chính và giấy tờ
- Sổ hộ khẩu là một giấy tờ pháp lý bắt buộc cần có trong quá trình thực hiện các thủ tục như đăng ký thường trú, tạm trú, chuyển tách hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, xóa hay xác nhận đăng ký thường trú. Ngoài ra, các thủ tục hành chính khác như giấy phép kinh doanh, đăng ký kết hôn, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, khai sinh, khai tử hay hồ sơ xin việc,…, đều cần đến hộ khẩu làm giấy tờ chứng thực.
Thủ tục đăng ký sổ hộ khẩu và công chứng
Sổ hộ khẩu là yếu tố không thể thiếu để thực hiện những thủ tục về hành chính, dân sự hợp pháp theo Luật cư trú. Dưới đây là những thủ tục đăng ký sổ hộ khẩu bạn nên nắm rõ để tiết kiệm thời gian:
- Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thường trú và làm sổ hộ khẩu là:
- Đối với thành phố trực thuộc trung ương: hồ sơ sẽ được nộp tại Công an huyện, quận, thị xã.
- Đối với tỉnh: nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện hoặc Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Hồ sơ đăng ký thường trú sẽ bao gồm những loại giấy tờ sau:
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu hoặc bản khai nhân khẩu.
- Giấy chuyển hộ khẩu được quy định tại điều 28 của Luật cư trú.
- Giấy tờ và những tài liệu chứng minh về chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 20 của Luật cư trú.
Thời gian cấp sổ hộ khẩu:
Trong khoảng thời gian từ 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú.
Trường hợp nếu không cấp sẽ phải trả lời bằng văn bản hoặc nêu rõ lý do vì sao.
Qua bài viết trên, Cenhomes.vn hy vọng bạn đã nắm được những thông tin tổng quan về sổ hộ khẩu, ý thức được tầm quan trọng và các chức năng pháp lý của loại giấy tờ hành chính vô cùng quen thuộc này!
Từ khóa » Sổ Hộ Khẩu 20 Trang
-
NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI SỔ HỘ KHẨU GIẤY BỊ “KHAI TỬ”
-
Từ 01/7: Thu Hồi Sổ Hộ Khẩu Khi Người Dân Nhập Khẩu, Tách Hộ
-
Sổ Hộ Khẩu Sắp Bị "khai Tử", Các Thủ Tục Hành Chính Liên Quan đến Hộ ...
-
Sổ Hộ Khẩu - ILAW
-
Mẫu HK14 Mẫu Hồ Sơ Hộ Khẩu Ban Hành Theo TT Số 36/2014/TT-BCA
-
Sổ Hộ Khẩu Không Có Số CMND Có Phải Sổ Giả? - LuatVietnam
-
Sổ Hộ Khẩu, Sổ Tạm Trú đã được Cấp Vẫn được Sử Dụng đến Hết Ngày ...
-
Quy định Về Số Lượng Sổ Hộ Khẩu Trong Cùng Một Chỗ ở Hợp Pháp
-
Trong Sổ Hộ Khẩu Có Số Chứng Minh Nhân Dân Không?
-
Từ 1/7, Sẽ Thu Hồi Sổ Hộ Khẩu Cũ Khi Công Dân Thay đổi Thông Tin
-
36/2014/TT-BCA - Trung ương
-
Mức độ 2 Cấp Lại Sổ Hộ Khẩu - Chi Tiết Thủ Tục Hành Chính
-
Luật Cư Trú Sẽ Có Hiệu Lực Từ 01/7/2021 Có Những điểm Gì đáng Lưu ý?