Sổ Hồng Là Gì? Sổ Hồng Và Sổ đỏ Thì Sổ Nào Có Giá Trị Hơn?

3. Sổ đỏ là gì? Một vài quy định về sổ đỏ:

Trước khi đi vào tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi: “sổ hồng và sổ đỏ sổ nào giá trị hơn?” Bạn nên tìm hiểu khái niệm của hai loại sổ này trước.

Cụ thể, sổ đỏ là một loại giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành..Loại sổ này có bìa màu đỏ đậm, nội dung bên trong ghi nhận về quyền sử dụng đất của chủ sở hữu. Sổ đỏ là tên gọi tắt của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có thể là đất phi nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp, đất ao, đất ở,…).

Theo Khoản 16 Điều 3 của Luật đất đai năm 2013 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau : “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Điều kiện để được cấp sổ đỏ:

Theo Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 100 Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014, những trường hợp sau đây được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đối với giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất theo điểm e khoản 1 Điều 100 Luật đất đai nêu trên được quy định chi tiết tại Điều 15 Thông tư số 02/2015/BTNMT. Cụ thể:

1. Bằng khoán điền thổ.

2. Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.

3. Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.

4. Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chứng nhận.

5. Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp.

6. Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành.

7. Các loại giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ở công nhận.

Giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai nêu trên được quy định chi tiết tại Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP,

Những trường hợp không được cấp Sổ đỏ:

Theo Điều 19, Nghị định 43/2014/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất Đai vừa được Chính phủ ban hành, theo đó, sẽ có 7 trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sủ dụng đấy, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, gồm:

1/ Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2/ Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

3/ Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quả lý rừng đặc dụng.

4/ Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

5/ Người sử sụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận  quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6/ Tổ chức, UBND xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng và mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khi, đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin, khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang; nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

7/ Các tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai

Ngoài ra còn một số trường hợp cá biệt, có thể tham khảo thêm tại Nghị Định 43/2014/NĐ-CP

4. Sổ hồng và sổ đỏ thì sổ nào có giá trị hơn?

Bắt đầu từ ngày 10/12/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP. Theo đó, sổ hồng và sổ đỏ đã được tích hợp thành một loại giấy tờ chung là: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cửa cùng tài sản khác gắn liền với đất.

Loại giấy tờ này sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban thanh theo mẫu thống nhất. Được áp dụng ở trên phạm vi cả nước đối với mọi loại nhà ở, đất và tài sản khác gắn liền với đất.

Tại cơ quan hành chính Nhà nước thực tế vẫn đang lưu hành 3 loại giấy tờ bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cùng tài sản khác gắn liền với đất đai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Giá trị của 3 loại giấy tờ pháp lý này được ghi nhận theo Khoản 2, Điều 97 của Bộ luật Đất đai năm 2013 như sau:

“Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đều được cấp theo quy định pháp luật. Theo bộ Luật về Đất đai, pháp luật về nhà ở và pháp luật xây dựng trước ngày 10/12/2009.  Toàn bộ giấy tờ này vẫn có giá trị pháp lý, không phải đổi sang giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất cùng các tài sản gắn liền với đất.”

Sổ hồng, sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu đất đai nhà ở cùng tài sản khác gắn liền với đất có giá trị pháp lý bằng nhau

Đối với trường hợp được cấp giấy chứng nhận được ngày 10/12/2009, khi có nhu cầu cấp đổi sẽ được đổi sang sổ đỏ và sổ hồng gắn liền theo quy định của Bộ Luật đất đai.

Như vậy, theo quy định sổ hồng, sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu đất đai nhà ở cùng tài sản khác gắn liền với đất có giá trị pháp lý bằng nhau. Trường hợp bạn có nhu cầu, có thể thực hiện thủ tục cấp đổi từ sổ đỏ, sổ hồng sang giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

5. Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất:

Lệ phí trước bạ

Lệ phí trước bạ là gì? Đây là một khoản lệ phí mà người sở hữu tài sản cố định như: ô tô, mô tô, nhà đất,… phải kê khai và nộp cho cơ quan thuế trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng.

Theo Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP lệ phí trước bạ khi làm Sổ đỏ được tính như sau:

Lệ phí trước bạ phải nộp = (giá đất tại bảng giá đất  x  diện tích)  x  0.5%

Trong đó:

  • Giá đất tại bảng giá đất được UBND cấp tỉnh ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
  • Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân do Văn phòng đăng ký QSDĐ xác định và cung cấp cho cơ quan Thuế.

Lệ phí cấp sổ đỏ

Theo Thông tư 250/2016/TT-BTC, lệ phí cấp sổ đỏ là khoản phí mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cũng theo điều 3 của Thông tư trên, lệ phí cấp sổ đỏ thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

Tại TPHCM, lệ phí cấp sổ đỏ dao động từ 25.000 đồng – 100.000 đồng nếu cá nhân, hộ gia đình xin Giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất; từ 100.000 đồng – 500.000 đồng nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất được chia ra thành nhiều trường hợp, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà Pháp luật quy định mức tiền sử dụng đất khác nhau. Theo Nghị định 45/2014/NĐ-CP, các trường hợp cụ thể phải đóng tiền sử dụng đất bao gồm:

  • Khi Nhà nước giao đất;
  • Khi chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Khi công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất đã sử dụng ổn định từ 15/10/1993 mà không có một trong các giấy tờ được quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013;
  • Khi công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất đã sử dụng từ 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004 mà không có các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013;
  • Khi cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền hoặc do lấn chiếm kể từ ngày 01/7/2004 đến trước ngày 01/7/2014 mà nay được Nhà nước xét cấp Giấy chứng nhận;

Tùy vào từng trường hợp mà Pháp luật quy định mức tiền sử dụng đất khác nhau.

Từ khóa » đất Có Sổ Hồng Là Gì