Sở Hữu Trí Tuệ Là Gì? - InvestOne Law Firm

Sở hữu trí tuệ là gì? HomeThông tin pháp luậtSở hữu trí tuệSở hữu trí tuệ là gì? Sở hữu trí tuệ

“Trí tuệ” là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định. Đó là năng lực riêng của con người mà không một loài sinh vật nào khác có được. Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo được thừa nhận là tài sản trí tuệ. “Sở hữu trí tuệ” được hiểu là sự sở hữu đối với những tài sản trí tuệ đó. Cụ thể hơn, đó là các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật.

Trên thế giới, khái niệm sở hữu trí tuệ không phải là một khái niệm xa lạ, nhưng ở Việt Nam, khái niệm này còn khá mới mẻ đối với đại bộ phận nhân dân. Ở các nước phát triển, luật Sở hữu trí tuệ được ban hành từ rất sớm (ở Mỹ năm 1787, ở Pháp năm 1791, ở Bỉ năm 1854, ở Nhật năm 1855, ở Nga năm 1870, ở Đức năm 1877,…) Cùng với những bước tiến của xã hội loài người, sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng, mang lại những giá trị lớn lao về mặt vật chất và tinh thần. Do đó ngày nay tất cả quốc gia trên thế giới đều có luật pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Mục đích là để:

  1. Đưa ra khái niệm luật định về quyền nhân thânquyền về tài sản của những người sáng tạo và các quyền của công chúng được tiếp cận những sáng tạo đó.
  2. Thúc đẩy hoạt động sáng tạo và khuyến khích kinh doanh lành mạnh để phát triển kinh tế xã hội.

Nói chung, Luật sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ chủ thể sáng tạo bằng cách trao cho họ quyền để kiểm soát việc sử dụng các tài sản trí tuệ đó. Dĩ nhiên, quyền này không tự nhiên phát sinh mà do pháp luật quy định dựa trên những điều kiện nhất định về tiêu chuẩn, thủ tục, thời gian,… và đi kèm với nó là những chế tài bảo hộ chống lại sự xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh của người khác.

Các đối tượng sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ theo truyền thống được phân chia thành hai nhánh: “sở hữu công nghiệp” và “bản quyền tác giả”. Có thể hiểu một cách ngắn gọn và cơ bản sự khác nhau của hai loại quyền sở hữu trí tuệ như sau:

Sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ là gì?

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, thì các đối tượng mới như tên thương mại, mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng và vật nuôi cũng được pháp luật bảo hộ như các tài sản trí tuệ. Tùy thuộc vào bản chất của tài sản trí tuệ, luật pháp có những công cụ pháp lý khác nhau giúp bạn bảo vệ tài sản của mình:

  1. Các sản phẩm và quy trình sáng tạo có thể được bảo hộ theo sáng chếgiải pháp hữu ích;
  2. Các kiểu dáng sáng tạo, gồm cả kiểu dáng dệt may, được bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp;
  3. Thương hiệu được bảo hộ theo nhãn hiệu;
  4. Mạch bán dẫn được bảo hộ theo thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn;
  5. Chỉ dẫn hàng hóa có chất lượng hay danh tiếng nhất định gắn với xuất xứ địa lý được bảo hộ theo chỉ dẫn địa lý;
  6. Bí mật kinh doanh được bảo hộ là những thông tin bí mật có giá trị thương mại (chẳng hạn công thức nấu ăn);
  7. Ở hầu hết các nước, tác phẩm khoa học, văn hóa, nghệ thuật và văn học, kể cả các phần mềm máy tính và sưu tập dữ liệu,… được bảo hộ quyền tác giảquyền liên quan.

Một sản phẩm có thể được bảo hộ với nhiều quyền sở hữu trí tuệ

Trên thực tế thì một sản phẩm có thể được bảo hộ đồng thời với nhiều quyền sở hữu trí tuệ khác nhau. Ví dụ như một chiếc máy nghe nhạc có thể được bảo hộ dưới dạng:

  1. Bằng độc quyền sáng chế;
  2. Kiểu dáng công nghiệp (thiết kế của sản phẩm);
  3. Nhãn hiệu gắn trên sản phẩm;
  4. Chương trình phần mềm chạy máy nghe nhạc cũng được bảo hộ quyền tác giả.

Như vậy, để sản phẩm được bảo hộ toàn vẹn và đầy đủ, cần bảo hộ tất cả các quyền sở hữu trí tuệ thuộc về sản phẩm đó. Hoặc nếu không thì nên chọn những yếu tố quan trọng nhất cần được bảo hộ để đảm bảo không đối thủ nào có thể xâm phạm được quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Tại sao phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?

Bất cứ khi nào một sản phẩm mới vào thị trường và thu hút khách hàng thành công, không sớm thì muộn sẽ bị đối thủ cạnh tranh sản xuất các sản phẩm giống hoặc tương tự. Trong nhiều trường hợp, đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính mạnh, có mối quan hệ tốt hơn với các nhà phân phối, hoặc có nguồn nguyên liệu giá rẻ,… họ có thể sản xuất một sản phẩm tương tự hoặc giống hệt với giá rẻ hơn, tạo áp lực nặng nề lên nhà sáng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ nguyên gốc.

Điều này sẽ đẩy nhà sáng tạo gốc ra khỏi thị trường, đặc biệt khi mà họ đã đầu tư đáng kể vào việc phát triển sản phẩm mới thì đối thủ cạnh tranh lại hưởng lợi từ kết quả đầu tư đó và chẳng mất một xu nào cho thành quả sáng tạo của nhà sáng tạo gốc. Đây là lý do quan trọng duy nhất để các doanh nghiệp phải cân nhắc khi sử dụng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ sản phẩm trí tuệ của mình.

Khi đó, tác giả sẽ được độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, các tác phẩm văn học nghệ thuật và các tài sản vô hình khác,… mà họ sáng tạo ra. Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ hạn chế phạm vi sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể.

Bảo vệ tài sản vô hình của doanh nghiệp

Tài sản của một doanh nghiệp nhìn chung được chia thành hai loại:

  1. Tài sản hữu hình: gồm nhà xưởng, máy móc, tài chính và cơ sở hạ tầng;
  2. Tài sản vô hình: gồm nguồn nhân lực, bí quyết kỹ thuật, ý tưởng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, thương hiệu, kiểu dáng và các giá trị vô hình khác được tạo ra bởi các tài năng sáng tạo và đổi mới của công ty.

Trước đây, tài sản hữu hình là tài sản có giá trị chính của một công ty và được coi là có tính quyết định trong việc xác định khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Nhưng trong những năm gần đây, lĩnh vực sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm. Các doanh nghiệp đang nhận ra rằng các tài sản vô hình đang trở nên có giá trị hơn so với tài sản hữu hình. Ví dụ một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới được định giá thương hiệu lên đến hàng trăm tỷ đô la, chẳng hạn: Apple (205.5 tỷ), Google (167.7 tỷ), Microsoft (125.3 tỷ),… (theo Forbes)

Thương hiệu nổi tiếng thế giới

Một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới

Luật sở hữu trí tuệ biến tài sản vô hình thành hữu hình

Ngày nay, các doanh nghiệp dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh thuê các công ty khác thực hiện phần lớn công việc sản xuất và chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu phát triển, sáng tạo và quảng bá thương hiệu của mình để thu hút khách hàng. Trong khi sản phẩm được thiết kế một nơi thì việc sản xuất các sản phẩm đó lại được thực hiện ở nơi khác.

Đối với những doanh nghiệp này, giá trị tài sản hữu hình của họ có thể rất ít, nhưng tài sản vô hình của họ lại có giá trị rất cao và là nhân tố chính tạo nên thành công cũng như thương hiệu của doanh nghiệp. Ví dụ điển hình có thể kể đến là:

  1. Apple đã thuê Foxconn, Pegatron,… gia công linh kiện cho iPhone, iPad và cả Macbook.
  2. Samsung đã thuê Wintech (đơn vị sản xuất điện thoại Xiaomi) để sản xuất smartphone Galaxy.
  3. Hãng máy tính Dell đã thuê Asus gia công gần như toàn bộ sản phẩm của mình.

Như vậy, việc bảo hộ pháp lý tài sản vô hình thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ mang lại cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng những tài sản đó trong kinh doanh, biến tài sản vô hình thành hữu hình bằng quyền sở hữu độc quyền trong một thời hạn nhất định (theo quy định của pháp luật).

Ngày cập nhật: 23/10/2019

Xin lưu ý: Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Tags:Sở hữu trí tuệ

Thông tin mới

  • Vai trò của kiểu dáng công nghiệp trong hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ
  • Thông tư số 06/2019/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
  • Kiểu dáng công nghiệp là gì?
  • Việt Nam gia nhập Thỏa ước Lahay về kiểu dáng công nghiệp
  • Giải thích về các khoản phí, lệ phí sở hữu công nghiệp

Nhiều người quan tâm

Thông tin liên quan

Thủ tục giải quyết cạnh tranh không lành mạnh
Thủ tục giải quyết cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Thủ tục Đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Thủ tục Đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu
Danh sách thành viên của Hệ thống nộp đơn nhãn hiệu quốc tế Madrid
Danh sách thành viên của Hệ thống nộp đơn nhãn hiệu quốc tế Madrid
Giải thích về các khoản phí, lệ phí sở hữu công nghiệp
Giải thích về các khoản phí, lệ phí sở hữu công nghiệp
Tương lai của Sở hữu trí tuệ: Cơ hội và Thách thức
Tương lai của Sở hữu trí tuệ: Cơ hội và Thách thức
Danh sách tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp
Danh sách tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp
0904.55.99.50

Từ khóa » Ví Dụ Về Vi Phạm Luật Sở Hữu Trí Tuệ