Sò Huyết Có Tác Dụng Gì? Giá Bao Nhiêu 1Kg? Mua ở đâu Hà Nội

Sò huyết là loài hải sản giàu dưỡng chất nhất trong tất cả các loại sò. Không chỉ có tác dụng tích cực tới cơ thể mà còn có thể biến hóa thành nhiều món ăn ngon trong gia đình. Vậy ăn như thế nào mới có thể cảm nhận hết vị ngon ngọt của chúng? Hãy cùng chúng tôi trang bị thêm một số kiến thức trong bài viết này nhé!

Nội dung bài viết

  • 1. Sò Huyết là con gì?
  • 2. Sò Huyết sống ở đâu?
  • 3. Đặc điểm hình dáng Sò Huyết
  • 4. Sò Huyết có tác dụng gì? Bà bầu ăn được không?
    • Hỗ trợ quá trình vận chuyển máu tới hệ tuần hoàn tim:
    • Kích thích sự hình thành và phát triển của thần kinh não bộ
    • Cải thiện sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch
    • Hỗ trợ sinh lực cho phái nam
    • Giúp phái nữ bớt căng thẳng, lo âu trong mỗi kỳ kinh nguyệt
    • Công dụng với phụ nữ mang thai
  • 5. Sò Huyết làm món gì ngon?
    • Sò huyết rang me
    • Sò huyết cháy tỏi
    • Sò huyết nấu cháo
    • Sò huyết hấp
    • Sò huyết nướng mỡ hành
  • 7. Sò Huyết giá bao nhiêu tiền 1Kg?
  • 8. Mua, Bán Sò Huyết ở đâu rẻ nhất tại Hà Nội, Tp Hcm?

1. Sò Huyết là con gì?

Cái tên sò huyết đã không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam, chúng thường xuất hiện tại các quán ăn hải sản hay chợ hải sản lớn trong nước, thậm chí còn được xuất khẩu ra nước ngoài.

Sò huyết vừa đem lại giá trị kinh tế vừa đem lại giá trị dinh dưỡng rất cao.

Sò Huyết

Sò huyết có tên tiếng anh là Blood cockle, thuộc loại thân mềm (nhuyễn thể) có 2 mảnh vỏ ghép vào nhau, nhằm mục đích tạo lớp sừng cứng chắc để bảo vệ thân sò.

Trong sò có lượng dưỡng chất phong phú, đa dạng, bao gồm các vitamin và khoáng chất như: magie, kẽm,…

Không chỉ vậy, cồi sò còn có hàm lượng omega 3 giúp bổ trợ các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể người một cách tối ưu nhất.

Sò huyết còn được khai thác trong lĩnh vực Đông y học, đây là dòng hải sản mang tính ấm, hương vị thơm ngọt, thường được sử dụng trong chữa trị bệnh..

2. Sò Huyết sống ở đâu?

Sò huyết thường sống ở những vùng cát bùn cách mặt biển khoảng 15m, chủ yếu xuất hiện ở các bờ ven biển, ít sóng gió.

Sò Huyết sống ở đâu

Nhiệt độ phù hợp để sò huyết có thể sinh tồn là từ 20 – 30 độ C. Ở Việt Nam, chúng phân bố tập trung ở các vùng biển miền Trung như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Tuy Hòa,…

Loại sò này cũng được nuôi trồng nhân tạo tại nhiều địa phương trên toàn quốc.

Sò huyết thích trú ẩn dưới rạn đá ngầm và hấp thụ các mảnh vụn hữu cơ, mùn bã, sinh vật phù du,…để sinh sống. 

Về tập tính sinh sản, mùa sinh sản của sò huyết là từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, quá trình trưởng thành của con non sẽ cần khoảng 2 năm. 

Một năm, trứng do sò huyết cái đẻ ra sẽ do con đực thụ tinh (khoảng 15 – 20 ngày). 

3. Đặc điểm hình dáng Sò Huyết

Giống sò này có ngoại hình rất dễ nhận diện, các bạn chỉ cần lưu ý đến một số đặc điểm nổi bật sau:

  • Vỏ:

Vỏ sò huyết có hình dáng giống quả trứng, kết cấu rất dày và chắc. Con to nhất có kích thước chiều dài khoảng 60mm, chiều rộng 49mm, độ dày 50mm.

Đặc điểm hình dáng Sò Huyết

Bề mặt vỏ còn có các gờ nổi lên, trung bình mỗi mảnh vỏ có 20 gờ, cùng nhiều hạt nhỏ hình chữ nhật

  • Màu sắc:

Mặt vỏ ngoài có màu nâu đen đậm, mặt trong thường có màu trắng sứ, còn cồi sò thì có màu trắng đục.

  • Phân biệt giới tính

Dựa vào màu sắc của cơ quan sinh dục mà chúng ta có thể nhận biết được giới tính của sò huyết. Thông thường, con cái có bộ phận sinh dục màu vàng cam, con đực có màu vàng nhạt.

4. Sò Huyết có tác dụng gì? Bà bầu ăn được không?

Sò huyết không chỉ là loại hải sản thơm ngon, hấp dẫn mà còn rất bổ dưỡng đối với hầu hết các đối tượng như: trẻ em, người trưởng thành, người trung niên, người già,… đặc biệt là các cặp vợ chồng hiếm con.

sò huyết bổ máu

  • Hỗ trợ quá trình vận chuyển máu tới hệ tuần hoàn tim:

Trong sò huyết có chứa loại chất bổ thường thấy ở các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và vô cùng cần thiết cho quá trình hoạt động của tim, đó chính là axit béo omega 3, vitamin B12.

Lượng chất đến từ tự nhiên này sẽ là chất xúc tác lý tưởng, giúp thúc đẩy thể trạng của hệ tim mạch, chống viêm, nhiễm khuẩn, ngăn ngừa các bệnh như: phình động mạch, tắc nghẽn mạch máu, cao huyết áp, đau tim, đột quỵ,… ở người trung niên và người già.

Đối với trẻ nhỏ, việc bổ sung omega 3 sẽ giúp cơ thể bé thêm khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe của tim và bảo vệ các cơ quan khác trong cơ thể một cách tối ưu nhất.

  • Kích thích sự hình thành và phát triển của thần kinh não bộ

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc thiếu hụt omega 3 và vitamin B12 trong cơ thể sẽ khiến trẻ nhỏ mắc bệnh về hệ thần kinh như: thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển, kém nhanh nhạy,… 

sò huyết phát triển của thần kinh não bộ

Omega 3 và vitamin B12 vừa giúp phát triển hệ tim mạch vừa góp phần giúp não bộ hoạt động tốt hơn, làm chậm sự tiến triển của các tế bào gây hại cho hệ thần kinh.

 Từ đó, giúp giảm thiểu các bệnh thường gặp như: mất trí nhớ, rối loạn trí não, viêm não,…

  • Cải thiện sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch

Sò huyết rất giàu kẽm, selen, vitamin A, C,… là những hợp chất có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa hiệu quả, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân xấu gây viêm nhiễm, nhiễm trùng,… 

Đặc biệt, chúng còn góp phần hỗ trợ việc loại bỏ các tế bào tự do – nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư.

Nếu sử dụng sò thường xuyên sẽ giúp phòng tránh hiện tượng thiếu kẽm, rối loạn hệ miễn dịch. Đồng thời, cải thiện sức đề kháng một cách toàn diện cho cơ thể.

sò huyết nâng cao sinh lực nam giới

  • Hỗ trợ sinh lực cho phái nam

Loại sò này còn thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, giúp bổ huyết và hạn chế bệnh thiếu máu. Không chỉ vậy, những người đàn ông có sinh lực kém nếu ăn sò huyết đều đặn mỗi ngày thì sức khỏe sẽ được cải thiện rõ rệt.

 Hơn nữa, khả năng sinh tinh và hormon sinh dục nam cũng được tăng trưởng mạnh mẽ.

  • Giúp phái nữ bớt căng thẳng, lo âu trong mỗi kỳ kinh nguyệt

Mỗi tháng, cơ thể phụ nữ bị mất một lượng máu khá lớn trong giai đoạn hành kinh, gây nên tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau bụng, đau lưng,… 

Để khắc phục được tình trạng này,  bạn có thể thêm sò huyết vào thực đơn để cơ thể được bồi bổ và tinh thần được kiểm soát tốt hơn.

  • Công dụng với phụ nữ mang thai

Sò huyết chứa lượng canxi, magie, sắt,… dồi dào là giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho phụ nữ mang thai. Chúng đem lại lợi ích tuyệt vời như: 

sò huyết tốt cho phụ nữ mang thai

  • Hỗ trợ sự hình thành khung xương giúp thai nhi cứng cáp, vững mạnh; 
  • Bổ sung sắt cho cả mẹ và con; 

Tuy nhiên, các mẹ bầu không nên lạm dụng bởi loại sò này chứa khá nhiều vi sinh vật xấu. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn sò huyết tối đa 3 lần/tháng.

5. Sò Huyết làm món gì ngon?

Cồi sò huyết tuy dai, giòn và ngọt nhưng nếu không được chế biến đúng cách thì sẽ trở thành “thảm họa” trong bữa cơm của gia đình.

Dưới đây là một số công thức điều chế món ăn từ sò huyết ngon, bổ, dưỡng dành riêng cho các bà nội trợ, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Sò huyết rang me

Đây có lẽ là một món ăn quá quen thuộc đối với các dân “nhậu” chính hiệu. Hương vị sò thơm ngọt cùng mùi me chua chua đặc trưng, tạo nên một món ăn vô cùng cuốn hút, giúp “đánh thức” vị giác của những người kén ăn nhất.

Sò huyết rang me

Nguyên liệu cần chuẩn bị (khẩu phần ăn cho 2 – 3 người): Sò huyết, Me đã vắt nước, Lạc rang, dầu ăn…..

Cách thực hiện:

  • Do sò huyết sống dưới mùn cát chứa nhiều đất bẩn nên khi mua về bạn cần rửa sạch nhiều lần với nước.
  • Luộc sò trong nước sôi khoảng 2 – 3 phút đến khi sò mở miệng vỏ
  • Sau đó vớt sò ra rồi để ráo nước, lọc bỏ những con không há miệng.
  • Rửa sạch rau mùi rồi để ráo
  • Cho me đã vắt vào bát cùng một ít nước khoáng và đường.
  • Tiếp theo lọc hạt và cặn ra rồi khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện lại với nhau.
  • Phi thơm thành hỏi rồi đổ sò vào chảo đảo đều khoảng 1 phút thì cho nước me vào, nêm nêm gia vị vừa ăn.
  • Tiếp tục đảo đều đến khi hỗn hợp nước me sánh lại rồi tắt bếp.
  • Rắc thêm lạc rang và rau mùi lên trên bề mặt món ăn.
  • Đem thành phẩm ra đĩa trưng bày rồi thưởng thức thôi.

Sò huyết cháy tỏi

Sò huyết cháy tỏi là một món hải sản vô cùng thơm ngon, đậm đà. Khi ăn còn cảm nhận được độ giòn, dai cùng sẽ khiến người thưởng thức khó có thể quên được. 

Sò huyết cháy tỏi

Chỉ với một vài bước cơ bản là bạn đã có ngay đĩa sò huyết cháy tỏi chuẩn vị nhà hàng 5 sao rồi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Sò huyết, tỏi, ớt, rau, bơ cùng các gia vị phổ thông khác

Cách làm:

  • Sò huyết đem ngâm trong nước muối cùng 2 quả ớt cho sạch cát bẩn.
  • Phi thơm hành tỏi bơ cho dậy mùi, tỏi chín vàng đều là được
  • Sau đó đổ sò vào xào cho đến khi mở nắp thì tắt bếp (công đoạn này mất khoảng 3 – 4 phút)
  • Các bạn có thể chấm sò huyết cùng nước chấm muối ớt xanh để món ăn thêm phần hấp dẫn.

Sò huyết nấu cháo

Đây là món ăn đặc biệt dành cho trẻ nhỏ, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Dưới đây là cách chế biến sò huyết nấu cháo tại nhà đơn giản mà vẫn giữ được vị thơm, bùi, ngọt của cồi sò.

Sò huyết nấu cháo

Nguyên liệu cần chuẩn bị (khẩu phần cho 2 – 3 người): Sò huyết, Gạo tẻ, thịt băm, hành khô, gia vị….

  • Vệ sinh sò huyết như các món trên
  • Ướp thịt băm cùng với hành khô và gia vị trong 15 phút
  • Thịt sau khi ướp thì đem xào trong khoảng 5 phút 
  • Đặt nồi nước lên bếp nấu sôi rồi đổ sò vào luộc sơ qua khoảng 1 – 2 phút.
  • Vớt ra đợi nguội và lọc lấy riêng cồi sò.
  • Đổ gạo vào nồi để nấu cháo, bổ sung nước vào theo công thức: 3 bát nước đổi một bát gạo để cháo không bị loãng hoặc quá đặc
  • Nấu cháo khoảng 15 – 20 phút thì cho thịt băm, sò cùng các gia vị khác vào, nêm nếm vừa khẩu vị.
  • Ninh thêm 10 – 15 phút cho cháo nhừ và nhuyễn thì tắt bếp và ăn cùng gia đình

Sò huyết hấp

Sò huyết hấp là một món ăn rất đơn giản, dễ nấu, đồng thời không chứa nhiều dầu mỡ mà vẫn duy trì được những công dụng vốn có.

món Sò huyết hấp

Nguyên liệu: Sò huyết tươi sống, sả ,ớt..

Cách thực hiện

  • Rửa sạch sò huyết với nước muối pha để đảm bảo an toàn vệ sinh cho món ăn.
  • Rửa sả rồi cắt thành khúc dài khoảng 4 – 5 cm,  ớt thì đem cắt nhỏ.
  • Đặt sả và ớt vào đáy nồi rồi nấu đến khi nước nóng lên thì đổ sò huyết vào
  • Thời gian hấp vừa đủ để sò chín và thịt sò vẫn mềm, giòn là  khoảng 4 phút.
  • Đợi đến khi sò hé miệng thì tắt bếp, vớt ra và chấm cùng muối tiêu hoặc tương ớt.

Sò huyết nướng mỡ hành

Sò huyết nướng mỡ hành có lẽ chẳng còn xa lạ đối với người dân miền Nam. Sự kết hợp tuyệt diệu giữa sò huyết thơm giòn cùng mỡ hành dậy mùi đã tạo nên một loại thực phẩm có một không hai, ngon khó cưỡng.

Sò huyết nướng mỡ hành

Nguyên liệu cần chuẩn bị (khẩu phần cho 2 – 3 người ăn): Sò huyết tươi sống, Hành khô, Hành lá….

Quy trình chế biến:

  • Vệ sinh, loại bỏ các cặn bẩn dính trên vỏ sò
  • Phi hành tỏi chín vàng rồi vớt ra
  • Đun nóng 5 thìa cà phê dầu ăn rồi đổ vào bát hành lá, bột nêm và muối vào là có ngay mỡ hành thơm nức mũi.
  • Đặt sò huyết lên vỉ nướng, xếp dàn đều và đặt trên bếp than.
  • Nướng khoảng 1 phút cho sò mở miệng thì bỏ mỡ hành cùng các gia vị lên bề mặt cồi sò.
  • Đợi thêm 2 – 3 phút nữa thì lấy sò xuống, cho ra đĩa, rắc thêm hành khô vào là có thành phẩm.

Lưu ý khi chế biến các món ăn với sò huyết:

  • Ở bước chuẩn bị nguyên liệu, cần mua loại sò còn tươi, sống, không bốc mùi ôi thiu hay đóng chặt nắp vỏ.
  • Sò huyết khi chế biến xong thì phải ăn ngay, để tránh món ăn bị nguội, tanh và mất hương vị thơm ngon.

Sò Huyết giá bao nhiêu tiền 1Kg

7. Sò Huyết giá bao nhiêu tiền 1Kg?

Sò huyết được bán với giá thành khá cao, khoảng 85k – 100k /1 kg. Các bạn có thể tới các chợ đầu mối hoặc chợ hải sản gần biển để mua được sản phẩm với giá khuyến mại.

8. Mua, Bán Sò Huyết ở đâu rẻ nhất tại Hà Nội, Tp Hcm?

Sò huyết được bán ở các siêu thị, chợ hôm, chợ hải sản,… trên toàn địa bàn Tp.HCM và Hà Nội. Các bạn cũng có thể đặt mua sản phẩm qua trang web chuyên bán hải sản tươi sống.

Lựa chọn sò huyết như thế nào và chế biến ra làm sao là một vấn đề nan giải đối với bà nội trợ. Trên đây là một số cách làm món ăn từ sò huyết đơn giản tại nhà, các bạn nhớ ghi chú lại để làm cho cả nhà cùng thưởng thức nhé. Chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 vote)

Từ khóa » Sò Huyết Ngon Không