Sổ Liên Lạc, Tin Nhắn điện Tử Thu Phí Phụ Huynh, Tham Nhũng Vặt Mà ... Trang chủ » Dịch Vụ Sổ Liên Lạc điện Tử » Sổ Liên Lạc, Tin Nhắn điện Tử Thu Phí Phụ Huynh, Tham Nhũng Vặt Mà ... Có thể bạn quan tâm Dịch Vụ Sơn Apple Watch Dịch Vụ Sơn Bàn Ghế Gỗ Dịch Vụ Sơn đàn Piano Dịch Vụ Sống ảo Dịch Vụ Sơn Kim Loại Giáo dục 24h Sổ liên lạc, tin nhắn điện tử thu phí phụ huynh, tham nhũng vặt mà không hề nhỏ 17/09/2020 09:06 KIM OANH 0:00 / 0:00 0:00 Nam miền Bắc Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam GDVN- Giáo viên chủ nhiệm chỉ cần 1 thao tác đơn giản là chụp một tấm ảnh điểm số cả lớp rồi đưa vào zalo nhóm thì phụ huynh sẽ biết được điểm số các môn của con mình. Tin liên quan Vì sao nhiều trường học sốt sắng vận động phụ huynh đăng ký sổ liên lạc điện tử? Sổ liên lạc điện tử có thật sự cần thiết không Loạn giá Sổ liên lạc điện tử, phụ huynh có nhất thiết phải mua không? Dịch vụ sổ liên lạc, tin nhắn điện tử đã thâm nhập vào trường học phổ thông từ nhiều năm qua nhằm giúp cho phụ huynh nắm bắt được điểm số, tình hình con em mình học tập ở nhà trường. Tuy nhiên, gói dịch vụ này hiện nay có giá không giống nhau mà mỗi trường thu mỗi kiểu nhưng đa phần dao động ở khoảng từ 50-100 ngàn đồng/ 1 học sinh/ 1 năm học. Và phương châm của lãnh đạo nhà trường khi thông báo cho giáo viên chủ nhiệm là càng vận động được nhiều phụ huynh học sinh tham gia thì càng tốt, càng lợi cho giáo viên chủ nhiệm. Nhưng, thực tế có phải vậy không? Giáo viên chủ nhiệm có lợi ích gì không trong gói dịch vụ này hay vận động càng nhiều thì lãnh đạo nhà trường càng được hưởng nhiều hoa hồng từ các nhà cung cấp dịch vụ? Những tin nhắn như thế này đang làm khó cho phụ huynh (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn) Dịch vụ sổ liên lạc, tin nhắn điện tử chỉ khiến giáo viên chủ nhiệm…khổ thêm Thực tế cho thấy khi lớp nào vận động được nhiều phụ huynh cùng tham gia dịch vụ sổ liên lạc, tin nhắn điện tử thì giáo viên chủ nhiệm đó phải thuyết phục được phụ huynh và thường xuyên nhắc nhở học sinh về nhà xin tiền cha mẹ để đóng khoản tiền này. Tất nhiên là giáo viên phải thu tiền của học sinh, phải quyết toán với nhà trường mà học sinh có phải đóng một vài ngày là xong đâu. Năm nào cũng phải vận động thường xuyên hàng tháng trời thì mới chốt được danh sách. Khi triển khai dịch vụ thì đương nhiên giáo viên chủ nhiệm là người thực hiện khâu chuyển, gửi tin nhắn cho phụ huynh khi có điểm số, khi có học sinh nghỉ học hay vi phạm mà phải qua rất nhiều thao tác mới gửi được. Khổ nỗi, tin nhắn của dịch vụ này lại không có dấu khiến cho phụ huynh học sinh cũng vất vả vừa đọc, vừa đoán nội dung nếu tin nhắn quá dài. Trong khi, thời đại ngày nay thì việc chuyển tải thông tin này vô cùng đơn giản mà chẳng hề phải tốn của phụ huynh mất đồng nào mà các thông tin đó vẫn đến được một cách nhanh gọn, thuận lợi vô cùng cho giáo viên. Đó là, đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm chỉ cần tạo 2 nhóm zalo. Tạo một nhóm cho học sinh trong lớp để thông báo các kế hoạch hoặc khi có việc đột xuất mà giáo viên chủ nhiệm không đến lớp được và tạo 1 nhóm với phụ huynh để thông báo chung tình hình. Nếu cần trao đổi riêng với phụ huynh thì giáo viên có thể nhắn tin, gọi điện qua zalo, facebook cũng nhanh gọn và hiệu quả hơn tin nhắn điện tử nhiều. Khi có điểm số thì giáo viên chủ nhiệm chỉ cần 1 thao tác đơn giản là đưa điện thoại chụp một tấm ảnh điểm cả lớp rồi đưa vào zalo nhóm là xong và phụ huynh vẫn biết được các điểm số của con em mình. Cái lợi nhất là phụ huynh không phải tốn mấy chục nghìn đồng, thậm chí hàng trăm nghìn đồng/năm học. Giáo viên chủ nhiệm không phải vận động, không phải thu tiền, không phải nhắn tin từng em học sinh một… Hé lộ mức hoa hồng hậu hĩnh từ đơn vị cung cấp sổ liên lạc điện tử cho trường Nhưng, nhà trường không chịu vì nếu làm như vậy chỉ có lợi cho phụ huynh và thuận tiện cho giáo viên chủ nhiệm mà thôi. Làm như vậy thì lấy đâu ra những khoản hoa hồng từ các nhà cung cấp dịch vụ gửi lại mà cái khoản hoa hồng này đâu phải là ít. Nhiều trường học có đến gần 2000 học sinh thì chỉ cần trích lại 20% của giá 60- 70 ngàn đồng/ 1 học sinh thì tự nhiên lãnh đạo nhà trường cũng được hưởng 1-2 tháng lương mà không ai có thể thanh tra, chất vấn được. Bởi, tiền hoa hồng này thì các nhà cung cấp dịch vụ gửi lại kín đáo và hoa hồng cạnh tranh lắm. Bộ đã ban hành Thông tư 26 thì không cần thiết phải sử dụng dịch vụ sổ liên lạc, tin nhắn điện tử Bắt đầu từ năm học 2020-2021 này thì cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông thực hiện việc đánh giá, xếp loại theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT nên điểm số của học sinh đã giảm đi phần lớn các cột điểm kiểm tra định kỳ. Sổ liên lạc điện tử tiện cho trường nhưng không lợi cho cha mẹ học sinh Trong khi lâu nay phụ huynh sử dụng dịch vụ tin nhắn điện tử chủ yếu là để theo dõi điểm số của học sinh vì những em học sinh ngoan ngoãn, học tốt thì giáo viên đâu cần nhắn tin trao đổi làm gì. Vì vậy, chỉ nhắn điểm số cho phụ huynh theo định kỳ của nhà trường để phụ huynh nắm bắt tình hình học tập của con em mình. Năm học này, Bộ Giáo dục ban hành Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT nên điểm số không còn nhiều như trước. Học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông chỉ còn bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ, cộng với 1-2 cột điểm thường xuyên (điểm miệng, 15 phút) thì việc sử dụng tin nhắn điện tử là lãng phí vô cùng và không cần thiết. Bởi, sau khi kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ thì cũng là thời điểm các nhà trường tổ chức họp phụ huynh nên bắt buộc phải thông báo điểm cho phụ huynh và phát phiếu liên lạc cho học sinh. Vì thế, dịch vụ nhắn điện tử gần như chẳng mang tác dụng cho phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp. Thế nhưng, khi triển khai kế hoạch đầu năm thì các Hiệu trưởng nhà trường đã “lờ đi” Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT để triển khai việc vận động phụ huynh sử dụng dịch vụ sổ liên lạc, tin nhắn điện tử như các năm học trước đây. Có những Hiệu trưởng còn rào đón là năm trước trường mình vận động được gần 100% phụ huynh tham gia thì năm nay các thầy cô cố gắng để đạt được chừng đó, hoặc ít nhất cũng phải từ 90% trở lên. Vì sao Ban giám hiệu phải vận động phụ huynh sử dụng dịch vụ càng nhiều càng tốt thì ai cũng có thể nhìn thấy được. Bởi, cứ mỗi dịch vụ lại có thêm một ít…hoa hồng mà “hoa hồng” thì có nhiều người…thích lắm! KIM OANH Từ khóa: #zalo #dịch vụ tin nhắn #điểm số #hoa hồng #Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT #chủ nhiệm #phụ huynh học sinh Chủ đề: LẠM THU Phụ huynh Mầm non Nam Sài Gòn được vận động đóng tiền may đồng phục GV? Trường THPT Trần Quang Khải phải báo cáo giải trình về khoản thu ngoài quy định Có phản ánh thu khoản ngoài quy định, Hiệu trưởng THPT Trần Quang Khải nói gì? Trường Mầm non VCN World: Kiến tạo không gian học tập lý tưởng cho con trẻ Có nên lấy kết quả học tập môn Nghệ thuật ở THPT để xét tuyển vào đại học? Nếu cho giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa ngoài trường sẽ rất khó quản lý Thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo là tín hiệu mừng cho trường nghề Đổi mới SGK từng bước phát triển toàn diện năng lực cho học sinh Quy định xét thăng hạng mới: GV có thành tích cũng không thể "bình chân như vại" Tân PGS ngành Kinh tế Ngô Thị Thanh Trúc có các hướng nghiên cứu khoa học nào? Phụ huynh "than" app Ôn luyện, THCS Nguyễn Hiền nói tự nguyện, có 98% HS đăng ký Các trường thành viên CLB khối Nông-Lâm-Thủy sản hợp tác đào tạo, trao đổi SV Tin hiệp hội Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, đối tác trong đào tạo và nghiên cứu du lịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban thường vụ nhiệm kỳ II Chuyển đổi số đang làm thay đổi hoạt động giáo dục Cần tổng kết mô hình các trường ĐH trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố Làm việc với Hiệp hội, Trường Đại học Nam Cần Thơ nêu 6 kiến nghị Giáo dục phổ thông mới ĐBQH đề xuất thời gian soạn bài, chấm bài quy đổi thành tiết dạy, GV nói gì? Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa khi ra đề Ngữ văn đang thách thức nhiều giáo viên Hạnh phúc lớn nhất của người thầy không phải là nhận quà, phong bì vào dịp 20/11 Nội dung SGK Lịch sử và Địa lí theo chương trình mới sinh động và dễ tiếp thu Sáng kiến kinh nghiệm ở đâu ra mà người ta mua - bán nhiều thế? chủ đề nổi bật Đổi mới giáo dục Đại học 3,000 THI QUỐC GIA 970 CẤM DẠY THÊM 497 LẠM THU 603 Gương sáng cô thầy 832 Tuyển sinh đầu cấp 1,443 THỜI ĐẠI 4.0 388 KHỞI NGHIỆP 107 Đọc nhiều 1 . Phụ huynh khởi kiện Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa 2 . Học sinh THCS, THPT nghỉ học ngày thứ Bảy thuận cho cả thầy và trò 3 . Cận cảnh GV Tiểu học Nam Hồng dạy thêm tràn lan ở nhà dân, bất an về PCCC 4 . Lương nhà giáo xếp cao nhất phải đi kèm giảm biên chế, tinh gọn bộ máy 5 . Có trường vẫn máy móc yêu cầu GV xây dựng các kế hoạch theo phụ lục CV 5512 Đang tải tin... Thông tin tòa soạn × © Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam Cơ quan chủ quản: Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Giấy phép số 74/GP-BTTTT ngày 26/02/2020. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số 50/GP-BTTTT ngày 05/03/2024. Phó Chủ tịch Hiệp hội, Tổng Biên tập: Nguyễn Tiến Bình. Tầng 3 Khu A, Phòng 3,4 số 141 Lê Duẩn, P.Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội Đường dây nóng: 0938.766.888 - 0243.5569666 Email: toasoan@giaoduc.net.vn Từ khóa » Dịch Vụ Sổ Liên Lạc điện Tử Cách đăng Ký Sổ Liên Lạc điện Tử Và Tra Cứu Mã Học Sinh Trên SMAS Cách đăng Ký Sổ Liên Lạc điện Tử Và Tra Cứu Mã Học Sinh Trên SMAS Sổ Liên Lạc điện Tử Là Gì? Hoạt động Ra Sao? Những đơn Vị Cung Cấp? Dùng Dịch Vụ Sổ Liên Lạc điện Tử Trong Trường Học: "Tôi Thấy Lãng Phí!" Sổ Liên Lạc điện Tử (SMS Parents) | DỊCH VỤ VIETTEL Hướng Dẫn Sử Dụng Sổ Liên Lạc điện Tử Trực Tuyến Sổ Liên Lạc điện Tử Phải Sử Dụng Dịch Vụ Hiển Thị Tên Trường Cách Sử Dụng Sổ Liên Lạc điện Tử VnEdu - Thủ Thuật SỔ LIÊN LẠC ĐIỆN TỬ (SMS Edu) - Viettel Solutions Kế Hoạch Triển Khai "dịch Vụ Sổ Liên Lạc điện Tử" đối Với Sinh Viên K63 ... Danh Sách Sinh Viên Không đăng Ký Dịch Vụ Sổ Liên Lạc điện Tử Đăng Ký Dịch Vụ Slllđt - Sổ Liên Lạc Điện Tử Vnedu Giá Cước Dịch Vụ VnEdu - VNPT Cà Mau Cách Sử Dụng Sổ Liên Lạc điện Tử VnEdu để Tra Cứu Kết Quả Học Tập