Số Liệu Trên Báo Cáo Tài Sản Cố định Và Sổ Cái Tài Khoản 211 Không ...
Có thể bạn quan tâm
Menu
- Trang chủ
- Diễn đàn Bài viết mới Tìm chủ đề
- Có gì mới Bài viết mới Bài mới trên hồ sơ Hoạt động mới nhất
- Thành viên Đăng ký Thành viên trực tuyến Bài mới trên hồ sơ Tìm trong hồ sơ cá nhân
- Blog Khóa học cấp chứng nhận
- Giới thiệu nhận thưởng
Tìm kiếm
Everywhere Chủ đề This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề Tìm Tìm kiếm nâng cao...- Bài viết mới
- Tìm chủ đề
- Trang chủ
- Diễn đàn
- Sản phẩm khối Doanh nghiệp
- MISA SME 2023 (New)
- Các phiên bản cũ của MISA SME.NET
- MISA SME.NET 2017
- Câu hỏi thường gặp
- Thread starter Trần Mai Nhung
- Ngày gửi Thg 12 4, 2017
- Từ khóa còn lại giá trị hao mòn không khớp lũy kế nguyên giá sổ cái tài sản cố định tk 211 điều chỉnh
Trần Mai Nhung
Member
Nhân viên MISA Để kiểm tra nguyên nhân, vào Báo cáo\ Báo cáo đối chiếu\ Báo cáo đối chiếu Sổ tài sản và Sổ cái, chọn TK Nguyên giá (TK 211,212...), TK hao mòn TSCĐ (TK 214). Kiểm tra lệch chứng từ nào để có thể tìm nguyên nhân nhanh chóng hơn. Có thể xảy ra các nguyên nhân sau: Biểu hiện 1. Cột Nguyên giá trên Báo cáo Sổ tài sản cố định lệch với Số dư trên Sổ cái TK nguyên giá (VD: 211, 212...)- Nguyên nhân 1: Đầu kỳ lệch số dư TK nguyên giá TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ khai báo trên danh mục
- Hướng dẫn:
- Bước 1: Mở Sổ cái TK nguyên giá TSCĐ (211,212...) xem số dư đầu kỳ là bao nhiêu
- Bước 2: Vào trang Ghi Tăng. Cột Số chứng từ, lọc OPN, Xem số tổng cột Giá trị tính KH.
- Cách khắc phục: Kiểm tra lại số dư đúng là số nào (thường số dư đúng là số trên Sổ cái), sau đó kiểm tra lại khai báo TSCĐ đầu kỳ, sửa lại nguyên giá TSCĐ và Giá trị tính Khấu hao của TSCĐ đang bị sai
- Bước 1: Xóa toàn bộ phát sinh liên quan đến TSCĐ đang bị sai nguyên giá (khấu hao, điều chỉnh, ghi tăng, ghi giảm, điều chuyển ...)
- Bước 2: Vào Trang Ghi tăng . Chọn TSCĐ bị sai, thực hiện Sửa lại nguyên giá TSCĐ
- Bước 3: Làm lại các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ.
- Nguyên nhân 2: Nguyên giá khi ghi tăng TSCĐ và trên chứng từ hạch toán nguyên giá (Nợ TK 211,212...) không bằng nhau
- Hướng dẫn:
- Vào Trang Ghi tăng TSCĐ, lọc cột Số chứng từ khác OPN. Xem tổng Giá trị tính khấu hao.
- Vào Tìm kiếm, tìm theo khoảng thời gian đối chiếu. Bỏ tích Nhóm theo chứng từ. Lọc TK nguyên giá TSCĐ, loại Chứng từ khác với Đánh giá lại TSCĐ. Xem tổng số tiền hạch toán Nợ TK nguyên giá.
- Cách khắc phục: Nếu số tiền ở danh sách Ghi tăng và hạch toán Nợ 211 lệch nhau thì mở từng chứng từ ghi tăng TSCĐ, sang Trang Nguồn gốc hình thành, mở chứng từ hạch toán Nợ TK nguyên giá để kiểm tra xem số tiền hạch toán và số tiền ghi tăng có bằng nhau không. Tài sản nào không khớp thì thực hiện sửa lại cho đúng.
- Nguyên nhân 3: Ghi giảm TSCĐ, đánh giá lại nguyên giá TSCĐ trên các phân hệ ngoài phân hệ TSCĐ nên các chứng từ này chỉ lên sổ cái mà không lên báo cáo TSCĐ
- Hướng dẫn: Vào Tìm kiếm, không tích chọn Nhóm theo chứng từ. Lọc TK Nợ, TK Có là TK nguyên giá TSCĐ kiểm tra có phát sinh chứng từ liên quan ở ngoài phân hệ TSCĐ không.
- Cách khắc phục: Nếu các phát sinh liên quan đến tài khoản TSCĐ cần hạch toán đúng phân hệ TSCĐ
- Nguyên nhân 4: Trong tháng đối chiếu có chứng từ ghi giảm TSCĐ thì trên Sổ cái TK nguyên giá đã hạch toán giảm nguyên giá nhưng trên báo cáo TSCĐ của tháng đó vẫn lên mã TSCĐ đã ghi giảm, khi xem báo cáo tháng sau thì mã này sẽ mất.
- Hướng dẫn: Trừ số tiền trên Cột Nguyên giá của Danh sách TSCĐ và số dư trên Sổ cái TK nguyên giá. Nếu số chênh lệch đúng bằng giá trị nguyên giá đã ghi giảm (bằng Phát sinh Có TK nguyên giá) thì 2 báo cáo đúng. Sang tháng sau thì 2 báo cáo này sẽ bằng nhau.
- Nguyên nhân 1: Đầu kỳ lệch Số dư TK 214 và Hao mòn lũy kế
- Hướng dẫn:
- Bước 1: Mở Sổ cái TK 214, xem số dư đầu kỳ là bao nhiêu
- Bước 2: Vào Trang Ghi Tăng. Cột Số chứng từ lọc OPN. Xem số tổng cột Hao mòn lũy kế.
- Cách khắc phục: Thực hiện sửa như trường hợp sửa nguyên giá TSCĐ (Nguyên nhân 1)
- Nguyên nhân 2: Hạch toán khấu hao TSCĐ ngoài phân hệ TSCĐ khi đó số khấu hao chỉ lên Sổ cái TK 214, không lên báo cáo TSCĐ
- Hướng dẫn: Vào Tìm kiếm, không tích chọn Nhóm theo chứng từ. Lọc TK Nợ, TK Có là TK Hao mòn TSCĐ (214) kiểm tra có phát sinh chứng từ liên quan ở ngoài phân hệ TSCĐ không.
- Cách khắc phục: Nếu các phát sinh liên quan đến tài khoản TSCĐ cần hạch toán đúng phân hệ TSCĐ
- Nguyên nhân 4: Trong tháng đối chiếu có chứng từ ghi giảm TSCĐ thì trên Sổ cái TK hao mòn lũy kế đã hạch toán giảm nguyên giá nhưng trên báo cáo TSCĐ của tháng đó vẫn lên mã TSCĐ đã ghi giảm, khi xem báo cáo tháng sau thì mã này sẽ mất.
- Hướng dẫn: Trừ số tiền trên Cột Hao mòn lũy kế của Danh sách TSCĐ và số dư trên Sổ cái TK Hao mòn lũy kế (214)
- Nếu số chênh lệch đúng bằng giá trị Hao mòn lũy kế đã ghi giảm (bằng Phát sinh Nợ TK 214) thì 2 báo cáo đúng. Sang tháng sau thì 2 báo cáo này sẽ bằng nhau.
- Trang chủ
- Diễn đàn
- Sản phẩm khối Doanh nghiệp
- MISA SME 2023 (New)
- Các phiên bản cũ của MISA SME.NET
- MISA SME.NET 2017
- Câu hỏi thường gặp
Từ khóa » Sổ Cái Tài Khoản 211
-
SỔ CÁI TÀI KHOẢN: 211 – TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - 123doc
-
Hướng Dẫn Về Tài Khoản 211 - Tài Sản Cố định Hữu Hình
-
Kiểm Tra Tài Sản Cố định - Help AMIS
-
Mẫu Sổ Cái (theo Hình Thức Nhật Ký Chung) Và Cách Lập Theo Thông ...
-
Phương Pháp Lập Sổ Cái TK 211? - HelpEx - Trao đổi & Giúp đỡ
-
Bài Tập Làm Thêm Kế Toán Tài Sản Cố định Có Lời Giải Chi Tiết
-
Làm Thế Nào để Kiểm Tra Khi Nguyên Giá Và Hao Mòn Lũy Kế Trên Sổ ...
-
Nguyên Tắc Kế Toán Tài Khoản TSCĐ 211 Theo Thông Tư 133
-
[PDF] Ii Nội Dung Và Phương Pháp Ghi Chép Sổ Kế Toán
-
Trung ương - Cơ Sở Dữ Liệu Quốc Gia Về Văn Bản Pháp Luật
-
Kế Toán Cần In Những Sổ Sách Nào?
-
Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính