Sơ Lược Về 4 Giai đoạn Trong Phương Pháp ăn Dặm Kiểu Nhật
Nay bé Gấu nhà Mira đã được 20 tháng, tức là em đã tốt nghiệp khoá ăn dặm kiểu Nhật và hiện nay có thể ăn hầu hết đồ ăn như của người lớn. Nhưng vẫn phải lưu ý một số điểm như Không cho em ăn quá mặn, cay, hay những món ăn quá cứng, có kích thước to, dai dễ bị nghẹn vân vân. Nhưng nhìn chung thực đơn các bữa ăn của bé đã trở nên thoải mái và gần với các bữa ăn hằng ngày của gia đình hơn.
Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, Mira đã phải kiên trì tập cho bé ăn theo đúng 4 giai đoạn trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật để bé có khả năng tập ăn thô dần từ từ các loại thức ăn mềm đến cứng, hay ăn được nhiều món khác nhau đồng thời tập được tính tự lập trong việc ăn uống như có thể tự ngồi vào bàn cầm muỗng tự đút ăn.
Với bài viết dưới đây Mira xin giới thiệu sơ lược về 4 giai đoạn trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật để ba mẹ có thể tham khảo trước khi lựa chọn phương pháp ăn dặm cho con nhé.
Ăn dặm kiểu Nhật được chia làm 4 giai đoạn
- Giai đoạn 1: Gọi là Gokkun ( 5-6 tháng tuổi)
- Giai đoạn 2: Gọi là MoguMogu ( 7-8 tháng tuổi)
- Giai đoạn 3: Gọi là KamiKami ( 9-11 tháng tuổi)
- Giai đoạn 4: Gọi là PakuPaku ( 12-18 tháng tuổi)
- Lý do ăn dặm kiểu Nhật được nhiều ba mẹ lựa chọn
Ăn dặm kiểu Nhật được nhiều ba mẹ lựa chọn bởi những ưu điểm nổi bật như:
- Trẻ có thể ăn thô sớm hơn rất nhiều so với các bé theo phương pháp ăn dặm truyền thống.
- Ăn riêng từng loại thức ăn sẽ giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị của từng loại thực phẩm
- Ăn nhạt sẽ tốt hơn cho thận của trẻ
- Tập cho bé thói quen ngồi ghế ăn nghiêm túc giúp trẻ ăn nhanh và tập trung hơn
- Tập cho tự lập trong việc ăn uống, biết tự múc ăn hay tự cầm nắm để ăn.
Tuy nhiên để có thể đưa bé thích nghi với kiểu ăn dặm này, mẹ sẽ phải rất vất vả và mất nhiều thời gian trong giai đoạn đầu vì phải chuẩn bị cho con từng món ăn riêng biệt, chế biến và bảo quản thực phẩm cho con phức tạp hơn.
Nào, bây giờ chúng ta hãy cùng điểm qua các giai đoạn ăn dặm nhé.
1. Giai đoạn Gokkun ( 5-6 tháng tuổi)
Đây là giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm, chủ yếu là tập cho bé ăn bằng muỗng và làm quen với các vị thức ăn dặm khác ngoài sữa. Ở giai đoạn này thức ăn của bé phải có độ mềm, mịn và lỏng giống sữa chua (sữa chua quậy lên). Mẹ có thể làm thức ăn sệt lại bằng bột năng/bột bắp (cho vào món thịt hay rau củ). Tỉ lệ pha là 1: 2 ( tương ứng 1 bột 2 nước ) quậy đều cho tan bột, cho vào thức ăn để cho sôi lại trước khi nhắc xuống.
*** Mời bạn xem thêm sản phẩm ở links sau : Bột Katakuriko của Hokkaido – Hokkaido Potato Starch
- Thực phẩm cho bé ở giai đoạn này như sau:
Tinh bột: cháo gạo, bánh mì, chuối, các loại khoai ( khoai tây, khoai lang…)
Đạm: Đậu phụ, thịt cá, lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan, sữa chua, phô mai tươi
Nhóm vitamin: cá rốt, bắp cải, bí đỏ, cà chua, bông cải xanh, hành tây, củ cải, rau cải bó xôi, táo, dâu, quýt.
- Một số lưu ý ở giai đoạn này:
- Khi bé bước sang tháng thứ 5-6 bé đã có dấu hiệu sẵn sàng cho việc ăn dặm, mẹ hãy chọn một ngày mà mẹ vui bé khỏe để bắt đầu cho thời kỳ ăn dặm đầu tiên này.
- Lúc này việc ăn sữa của con không phải nhất thiết theo giờ mà mẹ có thể chia ra thành các cữ sữa để kèm theo ăn dặm.
- Cần có thời gian biểu ăn đúng giờ để giúp các bé có nhịp sinh lý ổn định.
- Sau khi ăn dặm mẹ cho bé bú hoặc bú bình sữa theo nhu cầu của bé.
- Cho bé ăn dặm và uống sữa là bữa ăn liền mạch không phải tách rời có nghỉ giữa chừng.
- Khi mới cho bé ăn dặm nên cho bé ăn thức ăn dễ tiêu, bạn có thể cho bé ăn cháo trắng.
- Nguyên tắc quan trọng của ăn dặm là cho theo nhu cầu ngoại trừ giai đoạn đầu. Bởi lúc này cơ thể và hệ tiêu hóa của bé cần có thời gian thích nghi với thức ăn mới và cách ăn mới. Vì thế bạn cần cho bé ăn ít một chứ không nên cho bé ăn nhiều hơn.
*** Để xem thêm chi tiết những món bé có thể ăn từ 5 đến 6 tháng, mời bạn vào links sau : Nguyên tắc căn bản cho bé ăn dặm từ 5 đến 6 tháng
2. Giai đoạn MoguMogu (7-8 tháng tuổi)
Ở giai đoạn này lưỡi của trẻ cũng tham gia vào hoạt động làm mềm thức ăn. Ngoài động tác đẩy thức ăn từ miệng vào cổ họng thì lưỡi của bé kết hợp với vòm hàm trên để nghiền thức ăn. Vì thế ở giai đoạn này thức ăn cho trẻ không mềm mịn như giai đoạn trước mà giống như mứt bánh mỳ: vẫn sền sệt nhưng bắt đầu có những mảnh thức ăn nhỏ lẫn bên trong để bé dùng lưỡi và vòm hòm trên nghiền ra.
Giai đoạn này rất quan trọng, mẹ phải chú ý khi cho bé ăn xem bé có thực hiện thao tác này không hay là nuốt chửng.
Khi bé đã quen với dạng thức ăn mịn và sền sệt khi đó mẹ điều chỉnh bé lên giai đoạn 2. Mẹ không cần phải áp dụng đúng thời gian 7-8 tháng mà nên quan sát bé, nếu bé đã làm được những việc như trên thì mẹ điều chỉnh sang giai đoạn 2. Nếu bé vẫn thích ăn loãng và hầu như là nuốt chửng thì vẫn để bé ăn ở giai đoạn 1 từ từ đồ ăn sệt dần lại.
Thức ăn cho bé ở giai đoạn này gồm:
- Tinh bột: Yến mạch, bún, mỳ, cháo theo tỉ lệ 1:7( 1 phần gạo: 7 phần nước ).
- Đạm: cá ( cá hồi, cá ngừ), đậu hũ, trứng, thịt: (nên bắt đầu với thịt ức gà)
- Các sản phẩm từ sữa chua phô mai
- Các loại rau củ: xà lách, ớt chuông, rau dền, dưa leo, măng tây tươi, cải cúc, hành lá, cà tím, rong biển, nấm tươi.
Ở giai đoạn này bé có 2 sự thay đổi lớn:
- Bé có thể dùng lưỡi để nghiền những mảnh thức ăn nhỏ và mềm thay vì nuốt chửng như giai đoạn đầu.
- Thực đơn của bé đã có thịt sẽ là bữa ăn của bé trở nên phong phú.
- Số lượng bữa ăn là 2 bữa 1 ngày
*** Để xem thêm chi tiết những món bé có thể ăn từ 7 đến 8 tháng, mời bạn vào links sau :
*** Những món bé có thể ăn được từ 7-8 tháng?
*** Nguyên tắc căn bản khi cho bé từ 7 đến 8 tháng tuổi ăn dặm
3. Giai đoạn KamiKami (9-11 tháng tuổi)
Bước vào giai đoạn KamiKami, lúc này bé đã có thể dùng lợi để nhấm nhá thức ăn rất giỏi, nên các mẹ chú ý nấu thức ăn thật mềm ( tương đương với độ mềm của chuối) để bé có thể dễ dàng tiêu hóa. Đặc biệt tập cho bé ăn bốc, tập dùng dĩa để giữ thức ăn và dùng thìa để xúc.
Bữa ăn của bé ở giai đoạn này gồm 3 thành phần chính: tinh bột( có trong cháo, mì), chất xơ( có trong rau củ, trái cây) và chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa) .
Ngoài ra ở giai đoạn này các bé đã biết hơn trước nhiều vì thế có những biểu hiện ăn phong phú hơn như quay mặt đi, lấy tay xua, mín chặt miệng, nhè ra ngay phần thức ăn không thích ra ngoài…Ngoài ra bé cũng bắt đầu có biểu hiện tự ăn như tự tay cầm rau ăn, cầm thịt hoặc bốc cơm mà không dùng đến thìa…Vì thế mẹ hãy để bé tự phát triển với những gì bé thích, để cho bé một đĩa đồ ăn và đeo thêm cho bé yếm ăn của trẻ.
Mẹ có thể nấu đồ ăn bớt nước đi một chút, bớt tạo sánh, thái đồ ăn to hơn, nấu cứng hơn một chút để bé có đồ ăn phù hợp với khả năng nhai của mình. Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn 3 bữa/ ngày.
*** Để xem thêm chi tiết những món bé có thể ăn từ 9 đến 11 tháng, mời bạn vào links sau : Bé có thể ăn gì từ 9-11 tháng tuổi ?
4. Giai đoạn PakuPaku (12-18 tháng tuổi)
Ở giai đoạn này, nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Bé sẽ học cắn thức ăn bằng những chiếc răng cửa của mình. Ở thời điểm này mỗi bé lại có một ưu nhược điểm, tiến độ ăn của mỗi bé khác nhau nên mẹ không nên quá nóng lòng mà hãy quan sát con mình để điều chỉnh cách nấu ăn cho phù hợp với khả năng nhai và cắn của bé.
Các mẹ cần lưu ý một điều quan trọng trong ăn dặm kiểu Nhật đó là luôn duy trì ăn nhạt cho bé. Khi bé đã quen với cữ ngày 3 bữa ăn dặm và 2 bữa sữa, bé đã có thể nhai rất tốt các món mềm như chuối chín.
Động tác cắn và nhai ở giai đoạn 4 không chỉ đơn giản là động tác nhai và cắn, mà còn là sự chủ động điều chỉnh cách cắn và nhai ở mỗi dạng thức ăn khác nhau của bé. Mẹ cần phong phú các loại thực phẩm, cách thức chế biến món ăn phải đa dạng hơn để nuôi dưỡng và hướng dẫn bé ăn.
Khi bé trên một tuổi lượng sữa mỗi ngày nên giảm xuống còn khoảng 400ml/ngày. Nếu bé ăn đầy đủ hết một suất cơm hoặc ăn tương đối thì không cần thiết phải bù sữa cho bé.
Lượng sữa trong ngày khoảng 300 – 400 ml bao gồm cả các sản phẩm từ sữa như sữa chua hay phô mai. Mẹ vẫn phải duy trì chế độ cho bé ăn nhạt, không nên nêm đậm cho bé vì sẽ tạo làm cho bé có thói quen ăn mặn và như thế bé sẽ không chịu ăn nhạt nữa. Bên cạnh đó việc ăn nhạt sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bé sau này vì thế mẹ càng nên duy trì thói quen ăn nhạt cho trẻ.
Giai đoạn này bé có những biểu hiện mới như: ăn uống thất thường, hay bỏ dở bữa, chỉ ăn những thức ăn mình thích…tuy nhiên biểu hiện nay chỉ là nhất thời không kéo dài. Mẹ vẫn cho bé ăn theo đúng giờ và đảm bảo đủ bữa với 3 nhóm tinh bột, đạm và rau, nhưng tuyệt đối mẹ không nên ép buộc trẻ hay can thiệp gì.
Ở giai đoạn này kích thước củ quả không nên thái to hơn, khoảng bằng hạt lạc hoặc cứng hơn giai đoạn trước một chút để bé tập cắn và nhai, miễn sao nếu dùng thìa ấn nhẹ mà miếng thức ăn nát ra là được. Ngoài ra với những đồ ăn thuộc nhóm đạm mẹ có thể tẩm bột chiên hoặc kho nhừ.
Bé ăn mỗi ngày 3 bữa chính cùng thời gian với bữa ăn của người lớn. Giai đoạn này bé có thể ăn được thức ăn to và cứng hơn giai đoạn trước. Có thể cho bé ăn cơm nát rồi sau đó ăn cơm như mọi người trong nhà. Cũng nên tập cho bé ăn bằng thìa, dĩa.
*** Để xem thêm chi tiết những món bé có thể ăn từ 12 đến 18 tháng, mời bạn vào links sau : Bé từ 1 tuổi cần ăn dặm và uống bao nhiêu sữa ?
Sau đây Mira gửi đến các mẹ mô hình minh họa độ thô của một số thức ăn dặm cho bé:
Từ khóa » đồ Lược Thức ăn
-
đồ Lược Thức ăn Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Rổ Lọc Vớt Thức ăn Giá Tốt Tháng 7, 2022 | Mua Ngay | Shopee Việt Nam
-
Rổ Lược Dừa Loại Dày | Shopee Việt Nam
-
Các Chiến Lược ăn Uống Tốt Phù Hợp Với Ngân Sách Của Bạn | Vinmec
-
Hướng Dẫn Bố Mẹ Cách Xay đồ ăn Dặm đúng Cách Cho Bé
-
Giải Mã Chiến Lược Marketing Chuỗi Cửa Hàng Thức ăn Nhanh - IPOS
-
Chiến Lược Marketing Cho đồ ăn Nhanh - Nâng Tầm Doanh Nghiệp
-
Lược đồ Là Gì? Phân Loại Và Ví Dụ Về Các Loại Lược đồ Tâm Lý Học?
-
Thức ăn Nhanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thực Phẩm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thực Hành Tiêu Thụ Thức ăn Nhanh, Thực Phẩm Chế Biến Sẵn Và đồ ...
-
Thức ăn Nhanh | ThinkUSAdairy By The U.S. Dairy Export Council