Sơ Lược Về Bộ Chuyển Nguồn Tự động ATS - DIVICO

Nguyên lý: là thiết bị chuyển mạch tự động dùng ở những nơi cần cung cấp điện một cách liên tục cho tải, từ hai nguồn khác nhau. o ATS là hệ thống chuyển đổi phụ tải từ lưới điện chính (Main Utility) sang nguồn dự phòng dùng máy phát điện (Generator) khi mất điện trên lưới. o Khi lưới điện hoạt động ổn định bình thường trở lại, hệ thống ATS sẽ chuyển đổi phụ tải vận hành với lưới điện và sau đó cắt máy phát điện dự phòng. o Việc chuyển đổi có thể hoạt động theo chế độ tự động (Auto) hoặc điều khiển bằng tay ( Handy - Manual). Nhiệm Vụ Chính Của ATS: - Khi có sự cố xảy ra (mất pha, thấp áp, quá áp, mất nguồn) trên nguồn điện lưới chính, ATS có nhiệm vụ : + Ngưng cung cấp nguồn lưới chính vào phụ tải. + Khởi động động cơ sơ cấp (động cơ máy phát điện). + Đóng nguồn điện cung cấp từ máy phát vào phụ tải. - Khi nguồn điện lưới có lại trong tình trạng ổn định, nhiệm vụ của ATS lúc đó là: + Ngắt nguồn cung cấp từ máy phát khỏi phụ tải. + Đóng lại nguồn điện lưới vào tải. + Tạo tín hiệu dừng động cơ sơ cấp (động cơ máy phát điện) của máy phát, sau một thời gian tổ máy phát vận hành tại trạng thái không tải. Phân loại: - Theo nguồn chính và nguồn dự phòng: o ATS chuyển đổi hai nguồn: một nguồn chính và một nguồn dự phòng. o ATS chuyển đổi ba nguồn: hai nguồn chính và một nguồn dự phòng. - Theo khí cụ điện thì được phân loại như sau: o ATS dùng contactor. o ATS dùng ACB (air circuit breaker ) máy cắt không khí. o ATS dạng bộ.

Mô Hình Hoạt Động: - TSE, TSN: Transfer Switch Emergency ( Normal ) hai công tắc chuyển mạch cơ khí của nguồn cung cấp bình thường và nguồn dự phòng. - Khi xảy ra sự cố thì khoảng thời gian chuyển mạch giữu TSE, TSN là phải nhỏ nhất có thể, để đảm bảo cung cấp điện liên tục. - Khi sự cố được khắc phục thì ATS có nhiệm vụ ngắt tải khỏi nguồn dự phòng, đóng tải vào nguồn chính.

Để khi nguồn điện chính bị lỗi (ví dụ như mất điện, thấp áp……) thì hệ thống điều khiển ATS sẽ đưa ra các lệnh hoạt động tự động, sau đó sẽ tiến hành cung cấp điện và chuyển từ chế độ chờ sang chế độ chờ điện cung cấp. và sau khi nguồn điện chính được phục hồi thì hệ thống điều khiển này sẽ tự động chuyển tải sang hệ thống điện chính. Ta có thể coi cả ATS và máy phát điện đều là hệ thống cung cấp điện khẩn cấp tự động. Nó có thể chuyển tải điện trong giai đoạn đầu tiên ví dụ như việc chiếu sáng khẩn cấp, cung cấp điện khẩn cấp, thiết bị chữa cháy. Nó cũng là các thiết bị giúp cung cấp điện khẩn cấp cho nhưng nơi quan trọng như bệnh viện, ngân hàng, viễn thông, sân bay, đài truyền hình.....

Phân loại Khi muốn phân loại hệ thống ATS thì ta thường căn cứ vào các loại khí cụ điện động lực đóng ngắt. Ta sẽ phân ra làm 3 loại chính gồm: - Đầu tiên là ATS dùng contactor 3 cực hoặc 4 cực - Hai là ATS dùng Change over hay Motorized CB - Ba là ATS dùng máy cắt không khí ACB 4. Những ưu và nhược điểm của ATS - Đầu tiên là ATS dùng contactor Ưu điểm: giá thành thấp, có kết cấu gọn nhẹ, dễ điều khiển Nhược điểm: Hao tốn công suất và ta phải cấp điện để có thể duy trì được lực đóng tiếp điểm. - Hai là ATS dùng Change over hay Motorized CB Ưu điểm: Không giống như ATS dùng contactor thì ATS dùng CB không cần nguồn để có thể duy trì trạng thái đóng tiếp điểm, cùng với nó là động cơ chấp hành tieu thụ công suất nhỏ, khả năng đóng cắt tốt Nhược điểm: Đi kèm với những ưu điểm trên thì nó có bộ chuyển động cơ phức tạp, thời gian lâu hơn khi dùng ATS contactor.

Từ khóa » Thiết Bị Ats