Sơ Lược Về Ngành Kiểm Sát
Có thể bạn quan tâm
- Trang nhất
- Giới thiệu
- Lời chào mừng của Viện trưởng VKSND tỉnh Hậu Giang
- Lãnh đạo VKS tỉnh qua các thời kỳ
- Sơ lược về Ngành Kiểm sát
- Giới thiệu về Viện Kiểm sát tỉnh Hậu Giang
- Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát tỉnh
- Cơ cấu tổ chức
- Sơ đồ tổ chức
- Các phòng nghiệp vụ
- Phòng THQCT, KSĐT, KSXX
- Phòng THQC, KSXX (Phúc thẩm án hình sự)
- Phòng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án
- Phòng kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính
- Phòng thanh tra - kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
- Phòng tổ chức cán bộ
- Văn phòng tổng hợp
- VKS các huyện, thị
- Viện kiểm sát Tp Vị Thanh
- Viện kiểm sát TX Ngã Bảy
- Viện kiểm sát Thị xã Long Mỹ
- Viện kiểm sát huyện Châu Thành
- Viện kiểm sát huyện Phụng Hiệp
- Viện kiểm sát huyện Châu Thành A
- Viện kiểm sát Vị Thủy
- Viện kiểm sát huyện Long Mỹ
- Đảng ủy Viện kiểm sát tỉnh
- Công đoàn Viện Kiểm sát tỉnh
- Chi đoàn Viện Kiểm sát tỉnh
- Tin Tức
- Học tập và làm theo Bác
- Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Ngành
- Hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp
- Hoạt động của Đảng - Đoàn thể
- Phòng nghiệp vụ, VKSND cấp huyện triển khai công tác
- Tin nghiệp vụ
- Kiểm sát viên viết
- Thống kê - Công nghệ thông tin
- Công tác tuyên truyền
- Nghiên cứu trao đổi
- Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật
- Trang nội bộ
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Thông báo, rút kinh nghiệm (tỉnh, tối cao)
- Hướng dẫn nghiệp vụ (tỉnh, tối cao)
- Báo cáo
- Các đạo Luật tư pháp
- Lịch làm việc
- Thống kê - Công nghệ thông tin
- Xây dựng Ngành, xây dựng Đảng
- Thư điện tử
- Tố giác tội phạm
Sơ lược về Ngành Kiểm sát
SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN PHẦN I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN Trụ sở viện kiểm sát nhân dân tối cao 1. Hoàn cảnh ra đời Viện kiểm sát nhân dân Tiền thân của ngành Kiểm sát nhân dân là cơ quan Công tố được thành lập từ năm 1946, nằm trong hệ thống Toà án, sau đó trực thuộc Bộ Tư pháp (từ năm 1945 đến năm 1958). Cơ quan Công tố được giao đồng thời thực hiện hai chức năng là: thực hành quyền công tố và giám sát các hoạt động tư pháp (chỉ đạo điều tra, trực tiếp điều tra một số loại tội phạm; quyết định việc truy tố; buộc tội trước tòa; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án và giám sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điều tra, xét xử, giam giữ, cải tạo và thi hành án; tham gia trong một số loại việc dân sự quan trọng để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích của xã hội. Đến năm 1959, cơ quan Công tố được tách ra khỏi hệ thống Tòa án, trở thành hệ thống cơ quan độc lập và trực thuộc Chính phủ, chịu sự lãnh đạo của Chính phủ. Hệ thống Viện Công tố ở các địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc, vừa chịu sự lãnh đạo của Viện Công tố cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời chịu sự lãnh đạo của Ủy ban hành chính cùng cấp. Hệ thống Viện Công tố được tổ chức thành 4 cấp phù hợp với hệ thống Tòa án, bao gồm: Viện Công tố Trung ương; Viện Công tố phúc thẩm được tổ chức ở các khu vực: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Khu tự trị Việt Bắc, Khu tự trị Thái Mèo; Viện Công tố cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện Công tố khu đặc biệt Hồng Quảng, Viện Công tố khu đặc biệt Vĩnh Linh; Viện Công tố cấp huyện (các huyện, thị trấn lớn và tương đương). Viện Công tố có chức năng, nhiệm vụ: Điều tra và truy tố trước Tòa án những kẻ phạm tội; giám sát việc chấp hành luật pháp trong công tác điều tra, xét xử, thi hành các bản án về hình sự, dân sự; giam giữ và cải tạo; khởi tố và tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân (Trích từ Nghị định số 256-TTg ngày 01/7/1959 của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ và tổ chức Viện Công tố Trung ương và hệ thống Viện Công tố). Vào những năm đầu 60 của thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới: Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhân sân ta ra sức củng cố, cải tạo xã hội chủ nghĩa và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở miền Nam tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước (Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960) đã đề ra hai nhiệm vụ chiến lược: "ra sức củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh thống nhất nước nhà, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước”). Trước yêu cầu mới của cuộc cách mạng xây dựng xã hội chủ nghĩa, cải cách bộ máy nhà nước ta, việc cải cách cơ quan Công tố và thành lập Viện kiểm sát nhân dân trở thành yêu cầu khách quan, tất yếu. Đồng thời, xuất phát từ tính chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân, từ nguyên tắc tổ chức Nhà nước ta là tập trung dân chủ, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; dựa trên quan điểm của Lênin về pháp chế thống nhất (Theo Lênin pháp chế là phải thống nhất và để đấu tranh có hiệu quả với chủ nghĩa cục bộ địa phương thì phải thành lập cơ quan Viện kiểm sát có quyền và phận sự làm một việc là “Bảo đảm cho pháp chế được hiểu biết thống nhất và thống suốt trong toàn nước cộng hòa, bất kể những đặc điểm của địa phương và sự can thiệp của nhà chức trách địa phương”), học tập kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm tổ chức hoạt động cơ quan Công tố trong những năm đầu của công cuộc kháng chiến, kiến quốc, Hiến pháp năm 1959 đã ghi nhận chế định Viện kiểm sát nhân dân, trong đó xác định vị trí, chức năng và các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam, cụ thể: Viện kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, cơ quan nhà nước địa phương, các nhân viên cơ quan nhà nước và công dân. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự có quyền trong phạm vi do luật định (Điều 105). Viện kiểm sát nhân dân các cấp chỉ chịu sự lãnh đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 107). Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Điều 108). Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, ngày 15 tháng 7 năm 1960, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20-LCT công bố Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Đây là đạo luật quan trọng đánh dấu sự ra đời của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước ta và kể từ đó, ngày 26/7 hàng năm trở thành ngày truyền thống của ngành Kiểm sát nhân dân. Có thể nói, việc xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy và nguyên tắc tổ chức theo hệ thống dọc của VKSND là một bước tiến mới bảo đảm cho việc thực hiện chế độ pháp chế thống nhất trong lịch sử nước ta. Cũng tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã được Quốc hội bầu làm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 đã quy định: Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố Nhà nước, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc chung của bộ máy Nhà nước ta, đồng thời có một nguyên tắc đặc thù là: Tập trung thống nhất, lãnh đạo trong ngành. Trải qua hơn sáu mươi năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát thường xuyên của Quốc hội, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nhà nước và các tổ chức ở Trung ương và địa phương, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, ngành Kiểm sát nhân dân đã không ngừng được củng cố, hoàn thiện và trưởng thành về mọi mặt; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; đã góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước cũng như góp phần vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo các quyền dân chủ của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.- Lời chào mừng của Viện trưởng VKSND tỉnh Hậu Giang
- Giới thiệu về Viện Kiểm sát tỉnh Hậu Giang
- Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát tỉnh
- Cơ cấu tổ chức
- Đảng bộ Viện kiểm sát tỉnh
- Công đoàn Viện Kiểm sát tỉnh
- Chi đoàn Viện Kiểm sát tỉnh
- Các phòng nghiệp vụ
- VKS các huyện, thị
- Phòng THQCT, KSĐT, KSXX sơ thẩm án hình sự
- Đang truy cập2
- Hôm nay883
- Tháng hiện tại11,231
- Tổng lượt truy cập9,866,435
Đăng nhập Đăng ký
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Đăng nhập Quên mật khẩu? Để đăng ký thành viên, bạn cần khai báo tất cả các ô trống dưới đây- Bạn thích môn thể thao nào nhất
- Món ăn mà bạn yêu thích
- Thần tượng điện ảnh của bạn
- Bạn thích nhạc sỹ nào nhất
- Quê ngoại của bạn ở đâu
- Tên cuốn sách "gối đầu giường"
- Ngày lễ mà bạn luôn mong đợi
Từ khóa » Chức Năng Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân
-
Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Viện Kiểm Sát
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Viện Kiểm Sát Nhân Dân
-
Chức Năng Của Viện Kiểm Sát Nhân Nhân Là Gì ? Chức Năng Công Tố ...
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Quảng Ninh.
-
Viện Kiểm Sát Nhân Dân (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt
-
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ, Quyền Hạn
-
Về Các Công Tác Thực Hiện Chức Năng, Nhiệm Vụ Của VKSND Theo ...
-
Trường Đại Học Kiểm Sát Hà Nội | Hanoi Procuratorate University
-
Hoàn Thiện Chức Năng Kiểm Sát Hoạt động Tư Pháp Của Viện Kiểm Sát ...
-
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
-
Giới Thiệu Về VKSND Tối Cao - Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Quảng Ngãi
-
Viện Kiểm Sát Nhân Dân - Cổng Thông Tin điện Tử Quận Thanh Xuân
-
Chức Năng Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Là Gì? - Luật Hoàng Phi