Số Lượng Bạch Cầu Trong Máu ở Người Bình Thường

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – TCI Hospital gb

Trang chủ » Sống khỏe » Tin tức y khoa

Số lượng bạch cầu trong máu ở người bình thường 20/01/2021 - 10:54 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTheo dõi Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc trên Google NewsTham vấn bác sĩ Tạ Quang Mậu Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa1900 55 88 92Đặt lịch khámBạch cầu trong máu là thành phần không thể thiếu, giúp phát hiện và tiêu diệt các vật lạ xâm nhập, gây bệnh trong máu. Xét nghiệm công thức máu sẽ cho biết tình trạng, số lượng bạch cầu trong cơ thể từ đó phát hiện những bất thường. Vậy số lượng bạch cầu trong máu ở một người bình thường là bao nhiêu?

1. Bạch cầu là gì?

Bạch cầu trong máu còn được gọi là bạch huyết cầu, dân gian thường gọi là “tế bào máu trắng”. Đây là một tế bào miễn dịch và là một thành phần quan trọng của máu, chúng giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu.

Bạch cầu trong máu là một tế bào miễn dịch giúp phát hiện và tiêu diệt các vật lạ xâm nhập, gây bệnh trong máu

Bạch cầu trong máu là một tế bào miễn dịch giúp phát hiện và tiêu diệt các vật lạ xâm nhập, gây bệnh trong máu

2. Phân loại bạch cầu trong máu

Bạch cầu gồm 3 loại chính là: bạch cầu hạt, tế bào lympho và bạch cầu đơn nhân.

2.1. Bạch cầu hạt

Bạch cầu hạt được đặc trưng bởi các hạt nhuộm màu khác nhau trong tế bào chất. Có ba loại bạch cầu hạt: bạch cầu trung tính (neutrophil), bạch cầu ái kiềm (basophil) và bạch cầu ái toan (eosinophil), được đặt tên theo các thuộc tính nhuộm màu của chúng. Ngoài ra chúng ta cũng có thể gọi những bạch cầu có hạt là bạch cầu đa nhân (vì nhân của nó thường được phân thành nhiều múi khác nhau và thường có từ 1 – 5 múi).

2.2. Tế bào Lympho

Là các tế bào chuyên biệt của hệ miễn dịch, các tế bào lympho (lymphocyte) rất phổ biến trong hệ bạch huyết. Trong máu có ba loại lympho là tế bào B, tế bào T và các tế bào giết tự nhiên.

2.3. Bạch cầu đơn nhân

Bạch cầu đơn nhân có chức năng “dọn dẹp chân không” của bạch cầu trung tính, nhưng chúng có đời sống dài hơn bởi chúng còn có vai trò bổ sung khác. Bạch cầu đơn nhân đưa các kháng nguyên của tác nhân gây bệnh tới cho tế bào T. Bạch cầu đơn nhân có thể biệt hóa thành đại thực bào tại các mô khác nhau của cơ thể.

3. Số lượng bạch cầu trong máu ở người bình thường là bao nhiêu?

Ở một người bình thường, số lượng bạch cầu trong máu rơi vào khoảng từ 4.0 đến 10.0G/L. Và chỉ số dùng để đo số lượng bạch cầu là chỉ số WBC, chỉ số này có trong xét nghiệm tổng phân tích máu thường quy.

– Nếu chỉ số WBC tăng cao hơn so với mức bình thường, thì rất có thể bạn đang mắc phải các bệnh viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu,..

– Nếu chỉ số WBC giảm hơn so với mức bình thường, cảnh báo bạn đang thiếu hụt vitamin B12, giảm trong bệnh suy tủy hoặc nhiễm khuẩn,…

Bạch cầu trong máu cao hay thấp đều cảnh báo những nguy hiểm đến sức khỏe, bạn cần chú ý

Bạch cầu trong máu cao hay thấp đều cảnh báo những nguy hiểm đến sức khỏe, bạn cần chú ý

4. Các chỉ số xét nghiệm khác đánh giá bệnh bạch cầu

Chỉ số WBC phản ánh số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Tuy nhiên để có căn cứ chính xác đánh giá các bệnh lý về bạch cầu thì ngoài chỉ số WBC, bác sĩ còn phải căn cứ vào các chỉ số xét nghiệm máu khác liên quan để đánh giá như: chỉ số NEUT, LYM, MONO, EOS, BASO,…

4.1. NEUT (Neutrophil – Bạch cầu trung tính)

– Giá trị tăng cao trong nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp, stress, ung thư, bệnh bạch cầu dòng tủy,… – Giảm: nhiễm virus, giảm sản hoặc suy tủy, các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị,…

4.2. LYM (Lymphocyte – Bạch cầu Lympho)

– Giá trị bình thường: 19- 48% (0.9 – 5.2 G/L). – Tăng: nhiễm khuẩn mạn, lao, nhiễm một số virus khác, bệnh CLL, bệnh Hogdkin,… – Giảm: giảm miễn nhiễm, nhiễm HIV/AIDS, ức chế tủy xương do các hóa chất trị liệu, các ung thư, tăng chức năng vỏ thượng thận, sử dụng glucocorticoid…

4.3. MONO (Monocyte – Bạch cầu Mono)

– Giá trị bình thường: 3.4 – 9% (0.16 -1 G/L). – Tăng: chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn của nhiễm virus khác, bệnh bạch cầu dòng mono, trong rối loạn sinh tủy,… – Giảm trong các trường hợp thiếu máu do suy tủy, các ung thư, sử dụng glucocorticoid…

4.4. EOS (Eosinophil – Bạch cầu đa múi ưa axit)

– Giá trị bình thường: 0- 7% (0- 0.8 G/L). – Tăng: nhiễm ký sinh trùng, dị ứng,…

4.5. BASO (Basophil – Bạch cầu đa múi ưa kiềm)

– Giá trị bình thường: 0 – 1.5% ( 0 – 0.2G/L) – Tăng: một số trường hợp dị ứng, bệnh bạch cầu, suy giáp.

4.6. LUC (Large Unstained Cells)

– Có thể là các tế bào lympho lớn hoặc phản ứng, các monocyte hoặc các bạch cầu non. – Giá trị bình thường: 0- 4% (0- 0.4G/L). – Tăng: bệnh bạch cầu, suy thận mạn tính, phản ứng sau phẫu thuật và sốt rét, nhiễm một số loại virus (LUC bình thường ko loại trừ nhiễm virus vì không phải tất cả các virus có thể làm tăng số lượng LUC),…

5. Xét nghiệm số lượng bạch cầu trong máu ở đâu?

Xét nghiệm số lượng bạch cầu trong máu và các chỉ số liên quan giúp đánh giá các bệnh lý về bạch cầu. Từ đó bác sĩ sẽ có những căn cứ để chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Các chỉ số này sẽ được phản ánh trong kết quả xét nghiệm máu và bạn nên chọn một đơn vị uy tín để thực hiện dịch vụ này.

Chỉ số xét nghiệm máu cho biết lượng bạch cầu trong máu và phản ánh nhiều bệnh lý mà bạn có thể gặp phải

Chỉ số xét nghiệm máu giúp phản ánh nhiều bệnh lý mà bạn có thể gặp phải

Như vậy, số lượng bạch cầu ở người bình thường là từ 4.0 đến 10.0G/L. Hãy thực hiện xét nghiệm máu nói riêng cũng như việc thăm khám nói chung tại các cơ sở uy tín để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Nếu số lượng hoặc tình trạng bạch cầu bất thường, hãy tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong kiểm tra và điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ: Từ khóa: bạch cầu trong máuBài viết liên quan
  • Bà bầu bị bạch cầu trong máu cao cần phải làm gì?

    Bà bầu bị bạch cầu trong máu cao cần phải làm gì?

    Bà bầu bạch cầu trong máu cao là tình trạng không hiếm gặp. Khi hàm lượng bạch cầu...

  • 6 loại thực phẩm cần bổ sung để tăng bạch cầu trong máu

    6 loại thực phẩm cần bổ sung để tăng bạch cầu trong máu

    Bạch cầu là thành phần quan trọng trong máu, thiếu bạch cầu hệ miễn dịch của cơ thể...

Câu hỏi mới nhất
  • Nhồi máu cơ tim cần xử trí thế nào?

  • Làm sao để phân biệt bệnh viêm xoang với cảm lạnh?

  • Biến chứng viêm mũi xoang gồm những gì?

  • Thường xuyên ợ nóng là biểu hiệu của bệnh gì?

  • Nguyên nhân viêm khớp cổ chân là gì?

Tin tức mới
  • Xét nghiệm máu cho biết về những bệnh lý gì?

    Xét nghiệm máu cho biết về những bệnh lý gì?

    Việc làm các xét nghiệm máu đã rất quen thuộc với nhiều người. Nhưng bạn có thắc mắc,…
  • Giúp bạn tìm hiểu về chi phí xét nghiệm tổng thể

    Giúp bạn tìm hiểu về chi phí xét nghiệm tổng thể

    Thông qua việc thực hiện xét nghiệm máu tổng quát, nhiều trường hợp đã được phát hiện bệnh…
  • Tìm hiểu về chi phí thực hiện xét nghiệm tổng quát

    Tìm hiểu về chi phí thực hiện xét nghiệm tổng quát

    Xét nghiệm tổng quát bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều người dân dành sự quan tâm…
  • Quy trình thực hiện lấy mẫu xét nghiệm máu tại nhà

    Quy trình thực hiện lấy mẫu xét nghiệm máu tại nhà

    Nhiều người trong chúng ta hiện nay vẫn luôn suy nghĩ rằng hoạt động lấy mẫu xét nghiệm…
  • Xét nghiệm tổng quát máu cần lưu ý những gì?

    Xét nghiệm tổng quát máu cần lưu ý những gì?

    Xét nghiệm tổng quát máu cung cấp thông tin về các chỉ số phản ánh tình trạng sức…
  • Xét nghiệm tổng quát ở đâu chính xác? Cần lưu ý điều gì?

    Xét nghiệm tổng quát ở đâu chính xác? Cần lưu ý điều gì?

    Xét nghiệm tổng quát là một trong những xét nghiệm máu được chỉ định trong nhiều trường hợp…
Đăng ký nhận tư vấnVui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn Đăng ký ngay
  • 0936 388 288
  • 0936 388 288
  • Đặt lịch khám
Connect Zalo TCI Hospital

Từ khóa » Eo Tỷ Lệ Bc ưa Axit