SỜ NẮN NGOÀI XÁC ĐỊNH TƯ THẾ THAI NHI ĐO CHIỀU CAO TỬ ...

SỜ NẮN NGOÀI XÁC ĐỊNH TƯ THẾ THAI NHI ĐO CHIỀU CAO TỬ CUNG, VÒNG BỤNG

MỤC TIÊU 1. Thực hành được kỹ thuật sờ nắn ngoài để xác định các cực, ngôi và thế thai nhi. 2. Thực hiện được kỹ thuật đo chiều cao TC và vòng bụng trong khám thai. 3. Nhận thức được tầm quan trọng của việc sờ nắn ngoài xác định tư thế thai nhi, đo chiều cao TC, vòng bụng. NỘI DUNG Sờ nắn ngoài, đo chiều cao TC và vòng bụng là những kỹ năng thực hành quan trọng trong khám thai, chẩn đoán thai nghén, theo dõi và tiên lượng cuộc đẻ. 1. Chuẩn bị Chuẩn bị các dụng cụ khám thai hay theo dõi trong chuyển dạ phù hợp với thủ thuật; thước dây có chia vạch centimet. 2. Thực hiện kỹ thuật sờ nắn bụng xác định tư thế thai nhi - Chào hỏi thai phụ, giải thích mục đích của việc sờ nắn xác định tư thế thai nhi; - Hướng dẫn thai phụ nằm ngửa, hai chân chống để đùi tạo với mặt giường một góc 450, bộc lộ rõ toàn bộ vùng bụng; - Hỏi về ngày kinh cuối cùng, vị trí thai đạp để sơ lược xác định ngôi thai; - Người khám ngồi bên trái hoặc bên phải thai phụ, nắn theo thứ tự: cực dưới, cực trên và hai bên TC. Nắn cực dưới: người khám ngồi quay mặt xuống phía chân sản phụ. Đặt hai bàn tay hai bên cực dưới TC. Sờ nắn để xác định ngôi đầu hay ngôi mông. Nếu là đầu giữa hai bàn tay sẽ thấy một khối tròn rắn. Khi thai chưa đủ tháng, khối này còn cao so với khớp vệ và khi hai tay đẩy lên thì nó di động dễ dàng trong buồng ối, tạo nên dấu hiệu lúc lắc của đầu thai nhi. Nếu là mông sẽ thấy một khối mềm và thường ít di động hơn, không có hình tròn rõ như ngôi đầu. Ngôi ngang thì không nắn thấy khối nào trên khớp vệ (dấu hiệu tiểu khung rỗng); Nắn cực trên: người khám quay mặt lên phía đầu thai phụ, dùng hai tay nắn hai bên dần lên đáy TC. Nếu là ngôi đầu, sờ cực trên sẽ thấy mông và hai chi hợp thành một khối to, chỗ rắn chỗ mềm, không tròn, di động ít. Nếu là ngôi mông, sờ sẽ thấy một khối tròn đều, rắn và di động dễ, chính là đầu thai nhi; Nắn hai bên TC: dùng lòng cả bàn tay sờ áp lên TC để xác định lưng và chân tay thai nhi. Lưng là một diện phẳng, rắn, nối liền cực dưới và cực trên. Đối diện với lưng nắn thấy lổn nhổn những khối to nhỏ khác nhau, di động dễ, có khi nắn mạnh thấy mất đi, rồi lại hiện ra, đó là chân tay thai nhi.

Hình 6. Sờ nắn ngoài xác định tư thế thai nhi trong tử cung

3. Đo chiều cao tử cung - vòng bụng - Đo chiều cao TC: thai phụ nằm ngửa, thầy thuốc một tay giữ đầu thước dây và đặt ở bờ trên khớp vệ. Tay kia xác định đáy TC và đặt bàn tay thẳng góc với thành bụng, kẹp thước dây giữa ngón trỏ và ngón giữa sao cho thước dây thẳng căng. Nhìn vào mức của thước dây để xác định chiều cao TC. Trong trường hợp TC lệch trục, đẩy TC nhẹ nhàng về trung gian rồi đo hoặc có thể đo chiều cao TC theo hướng của TC. - Đo vòng bụng: thai phụ nằm ngửa, thầy thuốc luồn thước dây qua lưng thai phụ và đo ở chỗ TC cao nhất (thường đo qua rốn).

4. Thông báo kết quả cho thai phụ và giải thích những vấn đề cần thiết. 5. Ghi kết quả vào phiếu khám thai hoặc hồ sơ bệnh án. Cần chỉ ra ngôi thai, tư thế thai nhi trong buồng TC. Dựa vào kết quả đo chiều cao TC vòng bụng dự tính tuổi thai (theo tháng) và trọng lượng thai.

Chiều cao tử cung đo từ bờ trên xương mu đến đáy TC tương ứng với tuổi thaiChiều cao tử cung đo từ bờ trên xương mu đến đáy TC tương ứng với tuổi thai

Hình 8. Chiều cao tử cung đo từ bờ trên xương mu đến đáy TC tương ứng với tuổi thai

BẢNG KIỂM DẠY/HỌC KỸ THUẬT SỜ NẮN NGOÀI XÁC ĐỊNH Tư THẾ THAI NHI, ĐO CHIỀU CAO TỬ CUNG, VÕNG BỤNG (Áp dụng khi khám thai hoặc khi chuyển dạ)

TT

Các bước thực hiện

Ý nghĩa

Yêu cầu phải đạt

CHUẨN BỊ

1

  1. Dụng cụ: ống nghe tim thai bằng gỗ hoặc nhựa;
  2. Đồng hồ có kim giây.

Để thực hiện kỹ năng nghe tim thai.

Đầy đủ, chính xác.

2

Thai phụ nằm ngửa trên bàn khám hoặc trên giường và được giải thích đầy đủ.

An tâm và hợp tác.

Vùng bụng được bộc lộ rõ, thai phụ yên tâm hợp tác.

THỰC HIỆN

3

Sờ nắn để xác định các cực của thai, thế của thai, mỏm vai (vị trí nghe tim thai rõ nhất).

Nghe được tim thai.

Xác định được vị trí nghe tim thai rõ nhất.

4

Đặt đầu ống nghe vào vị trí xác định là ổ tim thai.

Để nghe tim thai rõ nhất.

ồng nghe vuông góc với thành bụng, tránh kênh.

5

Một tay giữ ống nghe đúng tư thế, ghé tai nghe đầu trên ống nghe, một tay bắt mạch quay. Nếu tiếng tim thai trùng mạch mẹ cần xác định lại vị trí ổ tim thai.

Nghe tim thai.

Nghe được nhịp đập tim thai, phân biệt với tiếng:

  1. Tiếng thổi của động mạch TC;
  2. Tiếng đập của động mạch chủ bụng của mẹ.

6

Đếm nhịp tim thai trong 1 phút và nhận định nhịp tim thai (trong khi đếm tim thai không giữ ống nghe và không bắt mạch).

Biết tần số tim thai.

Đánh giá được tần số tim thai.

7

Đánh giá kết quả.

Liên quan đến tình trạng thai.

Nhận định đúng tình trạng tim thai.

8

Thông báo và trao đổi với thai phụ về tình trạng tim thai.

Rõ ràng, đầy đủ.

9

Sờ hai bên: Dùng lòng cả bàn tay áp lên TC để xác định lưng và chân tav thai nhi.

Giúp xác định diện phẳng là lưng thai nhi.

Xác định được lưng thai nhi.

10

Đo chiều cao TC: đặt đầu thước dây điểm giữa bờ trêu khớp vệ, một tay cố định đầu dây, tav kia kẹp thước dây vào giữa trò và giữa vuốt thẳng dày đến đáy TC.

Đẻ đánh giá tuổi thai và mức độ phát triển của thai.

Xác định đúng điểm mốc, thước dây căng, tiếp tuyến với thành bụng.

11

Đo vòng bụng.

Đẻ đánh giá tuổi thai và mức độ phát triển của thai.

Thước dây vòng qua chỗ cao nhất của bung.

12

Báo kết quả thăm khám cho thai phụ và giải thích những điều cần thiết (nếu có).

Thai phụ yên tâm tin tường.

Rò ràng, chính xác.

13

Nhận định kết quả, ghi vào hồ sơ

Giúp ĩlieo dõi quản lý thai nghén, theo dòi chuyển dạ.

Rò ràng, đầy đủ, đúng cách.

Từ khóa » Cách Xác định Khớp Vệ