Số Người Tử Vong Do Ung Thư ở Việt Nam Cao Thứ 50 Thế Giới
Có thể bạn quan tâm
Với các chủ đề “Tiêu hóa - Phổi - Vú - Phụ khoa – Tiết niệu – Huyết học, Xạ trị, Y học hạt nhân, Giải phẫu bệnh, sinh học phân tử, điều dưỡng, Chăm sóc giảm nhẹ”. Hội nghị nhằm phản ánh bức tranh phòng, chống ung thư hiện nay không những ở Việt Nam mà còn ở những nước đã phát triển như Mỹ, Đài loan, Hàn quốc…
Tại Hội nghị, đã có gần 80 báo cáo khoa học trong nước và quốc tế với chất lượng cao về mặt chuyên môn cũng như những bước phát triển vượt bậc trong việc ứng dụng và phát huy về mặt khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng điều trị ung thư.
Toàn cảnh Hội nghị
Trong đó, có những báo cáo của các chuyên gia nước ngoài chia sẻ nhiều kinh nghiệm và ứng dụng khoa học trong điều trị ung thư như Bác sĩ Seock-Ah Im - Bệnh viện quốc gia Seoul, Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) đã trình bày báo cáo về “Kinh nghiệm điều trị Fulvestral trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn tiến xa có hormone nội tiết dương tính, thất bại với điều trị nội tiết bổ trợ trước đó”; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Yu-Yun Shao từ Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan trình bày về “Kéo dài thời gian sống còn với điều trị chuỗi trong Ung thư gan quá chỉ định phẫu thuật”; 2 chuyên gia Mỹ đến từ tổ chức ung thư phụ khoa quốc tế đã trình bày “Kiến thức mới trong phẫu thuật nội soi ung thư buồng trứng và ứng dụng thuốc mới trong điều trị ung thư buồng trứng”. Đặc biệt, Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam đã trình bày “Bức tranh phòng trị ung thư hiện nay”.
Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam trình bày “Bức tranh phòng trị ung thư hiện nay”
Bác sĩ Trần Tứ Quý, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu thành phố cho biết, trong những năm qua, Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng không ngừng chú trọng, đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng các gói khám, tầm soát phát hiện sớm bệnh lý ung thư khoa học và tiết kiệm chi phí cho người dân. Với quy mô 650 giường bệnh, Đơn vị luôn đảm bảo là bệnh viện hạng I trong việc tầm soát phát hiện sớm và điều trị ung thư khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
“Mặc dù chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc chữa trị ung thư, nhưng vì nhiều lí do khác nhau, số ca ung thư tại Việt Nam và trên thế giới vẫn đang tiếp tục gia tăng. Thực trạng này cho thấy cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư vẫn còn dài và đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn xã hội”, bác sĩ Trần Tứ Quý chia sẻ.
Bác sĩ Trần Tứ Quý, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu thành phố phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc Sở Y tế thành phố Ngô Thị Kim Yến đánh giá cao những thành tựu đạt được của Bệnh viện Ung bướu trong công tác khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. Sau 3 lần tổ chức Hội nghị phòng chống ung thư thành phố Đà Nẵng vào các năm 2015, 2017, 2019, Hội nghị lần thứ IV năm 2021 đã chứng tỏ sự phát triển về năng lực khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học của ngành y tế địa phương. Hội nghị lần này tiếp tục hướng đến mục tiêu thông báo, tổng kết, đánh giá các kết quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, những thành tựu mới trong công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, khám chữa bệnh và phòng, chống ung thư.
“Qua hội nghị này, các đại biểu sẽ có được những định hướng điều trị mới, những hướng nghiên cứu phù hợp, thông tin, hợp tác mới trong khám chữa bệnh ung thư. Góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ung thư lên một tầm cao mới, phục vụ tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư – một bệnh có tỉ lệ mắc và tử vong cao”, Giám đốc Sở Y tế thành phố nhấn mạnh.
Theo Bộ Y tế, mỗi năm tại Việt Nam có hơn 120.000 ca ung thư mới được phát hiện và hơn 75.000 bệnh nhân qua đời vì căn bệnh này. Do đó, ung thư đang là một căn bệnh nguy hiểm tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư. Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185. Như vậy, có thể thấy là tình hình mắc mới và tử vong do ung thư ở Việt Nam đều đang tăng nhanh. Tình hình này cũng tương tự với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các quốc gia phát triển như Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ.Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do ung thư tại các quốc gia này lại giảm. Như vậy, chỉ trong vòng 2 năm, số bệnh nhân ung thư phát hiện mới tăng thêm 11% và số bệnh nhân tử vong do ung thư tăng thêm 7% so với năm 2018. Theo số liệu từ điều tra toàn quốc về gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam cho thấy 74,3% gánh nặng bệnh tật là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó ung thư là một trong 10 nguyên nhân bệnh tật hàng đầu. Những con số này làm cho ung thư trở nên là căn bệnh nguy hiểm và là nguyên nhân gây chết hàng đầu ở những nước đã phát triển và nguyên nhân đứng hàng thứ hai ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. |
THỦY THANH
Từ khóa » Thống Kê Bệnh Ung Thư Tại Việt Nam 2019
-
Tình Hình Ung Thư Tại Việt Nam - Hoạt động Của địa Phương - Bộ Y Tế
-
Tình Hình Ung Thư Tại Việt Nam
-
Cập Nhật Những Bệnh Ung Thư Người Việt Nam Thường Mắc Phải Có ...
-
Thực Trạng Và Cập Nhật Ung Thư Tại Việt Nam
-
Sơ Lược Tổng Quan Tình Hình Ung Thư Tại Việt Nam | Vinmec
-
Báo động Tình Trạng Gần 165 Nghìn Ca Mắc Ung Thư Mỗi Năm Tại Việt ...
-
Tỷ Lệ Mắc Bệnh Ung Thư ở Việt Nam đứng Thứ 2 Thế Giới
-
Báo động Tỷ Lệ Mắc Ung Thư Của Việt Nam Tăng 9 Bậc So Với Thế Giới
-
Tỉ Lệ Mắc Và Tử Vong Do Ung Thư ở Việt Nam Tăng, Làm Gì để Hạn Chế?
-
Các Con Số Thống Kê Về Bệnh Ung Thư Gan Có Thể Khiến Bạn Giật Mình
-
Năm 2020, Việt Nam Tăng 9 Bậc Trên Bản đồ Ung Thư Thế Giới
-
Số Người Mắc Mới Và Tử Vong Do Ung Thư ở Việt Nam đang Tăng Nhanh
-
GIÁ TRỊ CỦA TẦM SOÁT UNG THƯ SỚM - Bệnh Viện Đà Nẵng