Số Phận Long đong Của Khẩu Súng Từng được Ca Ngợi 'tốt Nhất Thế Giới'
Có thể bạn quan tâm
Sau Thế chiến II, súng trường M1 Garand của Mỹ nhanh chóng trở nên lạc hậu trước sự xuất hiện của súng AK Liên Xô. Washington muốn phát triển mẫu súng trường có tốc độ bắn cao, khối lượng nhẹ và dễ sử dụng hơn. Kết quả là sự ra đời của dòng AR-10, khẩu súng trường được Mỹ ca ngợi là "tốt nhất thế giới" nhưng lại không được chính nước này tin dùng, theo War History.
Đầu thập niên 1950, quân đội Mỹ tổ chức đấu thầu để tìm loại súng trường thay thế M1 Garand. Hàng loạt nhà sản xuất vũ khí lớn góp mặt, nhưng các thiết kế được đưa ra đều gây thất vọng vì na ná mẫu M1 Garand và không thể hiện điểm ưu việt nào, cho đến khi ArmaLite xuất hiện với mẫu AR-10.
AR-10 được nhà thiết kế Eugene Stoner ra mắt năm 1955. Nguyên mẫu AR-10 dùng đạn 7,62x51 mm của NATO với thiết kế hiện đại, trong đó nòng, khóa nòng và báng súng nằm thẳng hàng để tăng khả năng kiểm soát. Súng được chế tạo từ vật liệu nhôm và sợi thủy tinh để giảm khối lượng, sử dụng tay cầm kiểu súng ngắm và thước ngắm nhô cao, giúp xạ thủ thoải mái tì má vào báng súng mà vẫn có thể duy trì đường ngắm. AR-10 ứng dụng nguyên lý trích khí trực tiếp, giảm độ giật so với các mẫu súng thời đó như FN FAL và M1 Garand.
Trong những thử nghiệm sơ bộ, AR-10 thể hiện tốt về hỏa lực trong khi trọng lượng nhẹ hơn hẳn so với các đối thủ, khiến nhiều sĩ quan Mỹ đánh giá đây là khẩu súng trường tự động hạng nhẹ tốt nhất trong cuộc đấu thầu.
Tự tin với đánh giá này, Chủ tịch công ty ArmaLite George Sullivan yêu cầu đưa phiên bản AR-10 nâng cấp với nòng súng làm từ hợp kim nhôm - thép tham gia đợt thử nghiệm độ tin cậy của quân đội Mỹ. Ý tưởng này lập tức bị nhà thiết kế Stoner phản đối bởi đây là nguyên mẫu mà ArmaLite chưa thử nghiệm xong, nhưng ban lãnh đạo công ty quyết không thay đổi quyết định.
Nhưng khi tham gia các cuộc thử nghiệm khắc nghiệt của quân đội Mỹ, khẩu AR-10 gây thất vọng vì nòng súng dạng ống thép mỏng bọc vỏ nhôm thường bị vỡ khi bắn. ArmaLite chuyển sang dùng nòng thép có độ tin cậy cao hơn cho AR-10, nhưng Ủy ban Quân khí Mỹ đã loại bỏ khẩu súng này khỏi cuộc đấu thầu. Mất đi hợp đồng lớn với quân đội Mỹ, công ty ArmaLite nhanh chóng tìm hướng đi khác cho dòng súng trường của mình.
Tập đoàn Mỹ thuê Samuel Cummings, tay môi giới vũ khí nổi tiếng, để chào bán AR-10 cho nước ngoài. Cummings thành công trong việc ký hợp đồng cung cấp 7.500 khẩu AR-10 cho quân đội Nicaragua. Tuy nhiên, hợp đồng này lại gây khó cho ArmaLite khi họ chỉ có sẵn 50 khẩu trong kho.
Việc thiếu hàng có sẵn trong kho buộc Cummings phải gửi khẩu AR-10 hàng mẫu tới Nicaragua để quân đội nước này nghiệm thu. Tổng tư lệnh quân đội Nicaragua Anastasio Somoza đích thân bắn thử khẩu súng mới, nhưng một sự cố nghiêm trọng đã xảy ra. Một phần cụm khóa nòng tung ra khi Somoza khai hỏa, văng sượt qua đầu và suýt làm viên tướng này mất mạng. Tướng Somoza cực kỳ tức giận và gửi trả khẩu AR-10 cho Cummings, đồng thời huỷ hợp đồng với ArmaLite.
Việc để vuột mất hợp đồng béo bở này chỉ vì một sai sót ngớ ngẩn khiến ArmaLite tuyệt vọng, nhưng hy vọng của họ bất ngờ được thắp lên khi quân đội Sudan ngỏ ý muốn mua 2.500 khẩu AR-10. Sau một thời gian sử dụng, quân đội Sudan tỏ ra hài lòng với chất lượng vũ khí, thúc đẩy nhiều quốc gia khác cân nhắc dòng AR-10. Đức, Phần Lan, Guatemala, Myanmar, Italy, Cuba và Bồ Đào Nha quyết định đặt mua một số lượng nhỏ AR-10.
Nhiều quốc gia đã phát triển các biến thể AR-10 khác nhau, trong đó phiên bản của Bồ Đào Nha được dùng rộng rãi trong cuộc chiến chống phiến quân tại Angola và Mozambique. Lính dù Bồ Đào Nha đánh giá AR-10 là mẫu súng chính xác và có độ tin cậy cao, ngay cả trong môi trường rừng rậm và thảo nguyên châu Phi.
Stoner và công ty Armalite tiếp tục phát triển biến thể AR-15 dùng đạn 5,56x45 mm, nó được biên chế trong quân đội Mỹ với tên gọi M16 để thay thế dòng M14.
Trong thập niên 1990, Stoner áp dụng những cải tiến từ khẩu M16A2 để cho ra phiên bản AR-10 hiện đại hóa với tên gọi SR-25. Mẫu súng này được đặc nhiệm Mỹ ưa chuộng vì độ bền và chính xác cao, ít phải bảo dưỡng như biến thể M14 bắn tỉa. Mẫu SR-25 mới nhất đang được lục quân Mỹ sử dụng đại trà với tên gọi M110 SASS.
Lã Linh
- Hành trình chinh phục đặc nhiệm Mỹ của súng ngắn Glock
Từ khóa » Hình ảnh Khẩu Súng M16
-
M16 – Wikipedia Tiếng Việt
-
AK-47 Và M-16, Súng Nào Tốt Hơn? - Tiền Phong
-
Súng Trường Tấn Công M16 Của Mỹ - Vũ Khí Có độ Tin Cậy Cao
-
Khẩu M16 Quá Tệ ở Chiến Tranh Việt Nam: Nhiều Lính Mỹ Nhặt Súng ...
-
Nam Thanh Niên 1 Khẩu Súng Trường Tấn Công M16 Nhắm Vào Mục ...
-
Việt Nam Sẽ Dùng Lại Súng Trường M16 Trong Tương Lai? - Sputnik
-
Súng Tiểu Liên M16 Với AK-47, Loại Nào Tốt Hơn - Chiến Tranh Việt Nam
-
M16 - Khẩu Súng Vinh Quang Của Nước Mỹ Hay Vũ Khí Thảm Sát ...
-
6 Loại Súng Trường đáng Sợ Nhất Trong Kho Vũ Khí Của Mỹ - VOV
-
Súng Trường M16 - Wikimedia Tiếng Việt
-
M16: Loạt Súng Trường Hoa Kỳ - Du Học Trung Quốc
-
So Sánh Súng Trường AK-47 Và M16, AK-47 Vs M16, Loại Nào Tốt Hơn ...
-
Giải Mã Sự Nguy Hiểm Của M16 Trong Chiến Tranh Việt Nam