So Sánh ảnh Chụp Thực Tế Của Sony A7R III Với Nikon D850 - ZShop
Có thể bạn quan tâm
Mời các bạn cùng xem bộ ảnh chụp thực tế so sánh camera của 02 chiếc máy ảnh đang được quan tâm rất nhiều hiện nay, một chiếc là dòng Semi-pro DSLR Nikon D850 và chiếc còn lại là dòng Semi-pro Mirrorless Sony A7R III, cả hai chiếc đều sở hữu cảm biến với độ phân giải cao nhất hiện nay cùng các công nghệ mới nhất của từng hãng. Mặc dù hai chiếc máy này có giá hơi chênh nhau một ít nhưng nếu xét về mọi thứ từ các tính năng, công nghệ về hình ảnh, giá trị và độ phổ thông thì đây là hai chiếc gần như tương đương nhau, nhưng những cái đề cập trên chỉ là những thông số mà mọi người hay so sánh với nhau thôi. Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một số hình ảnh chụp được thực tế của hai chiếc máy này để các bạn tham khảo, mình cố gắng dùng hai ống kính ngang nhau, có cùng dãi tiêu cự và khẩu độ với nhau và nhất là có giá trị tương đương nhau để đảm bảo tính công bằng cho cả hai.
Chúng ta sẽ thấy mỗi chiếc sẽ có số điểm vượt trội riêng hoặc về phần cứng hoặc về phần mềm. Rất nhiều tiêu chí khác nhau đối với một chiếc camera và tổng hợp tất cả chúng lại xem thế nào.
- Album ảnh gốc so sánh camera: (cập nhật)
- Ảnh trong bài resize cho phù hợp cấu trúc site.
Đầu tiên ta xem lại một số thông số chính khác nhau giữa hai máy:
So sánh ảnh chụp thực tế của Nikon D850 với Sony A7R III: kẻ tám lạng người nửa cân
- Nikon D850 là chiếc máy ảnh DSLR được coi như là một phiên bản tổng hợp về thiết kế của ba dòng máy Nikon D5, Nikon D810 và Nikon D750, về phần cứng thì nó được thừa hưởng khá nhiều sức mạnh từ người đàn anh chuyên nghiệp của mình, Nikon D5. Nikon D850 là sử dụng cảm biến hình ảnh thế hệ mới với bộ xử lý hình ảnh EXPEED 5, hệ thống lấy nét với mô-đun cảm biến lấy nét tự động Multi-CAM 20K của Nikon với 153 điểm lấy nét, trong đó có 99 điểm lấy nét cross-type, 15 điểm nét hỗ trợ ở khẩu f/8. Khả năng lấy nét trong điều kiện ánh sáng yếu tới −4 EV cho phép lấy nét tự động ngay cả trong điều kiện ánh sáng lờ mờ và với những bối cảnh đối tượng có độ tương phản rất thấp.
- Sony A7R III là chiếc chiếc máy ảnh mirrorless bán chuyên nghiệp ra đời thay thế cho chiếc A7R II đã ra mắt cách đây 2 năm. Đây là dòng máy được đánh giá cao nhờ cảm biến Exmor R 42.4 MP được Sony cải tiến về khả năng xử lý ảnh với chip BIONZ X thế hệ mới, hệ thống lấy nét lai, quay phim 4K hỗ trợ HDR chuẩn Hybird Log-Gamma cùng nhiều cải tiến khác. Điểm khác biệt quan trọng nhất của A7R III so với thế hệ cũ là tốc độ chụp và tốc độ xử lý ảnh. Chip BionzX của A7R III có khả năng xử lý nhanh hơn thế hệ cũ 1.8 lần nhờ bổ sung chip ngoại vi front-end LSI tăng khả năng đọc/ghi dữ liệu lớn. Từ đó ISO hữu dụng tối đa cũng tăng lên 32000 và mở rộng đến 102400, dải dynamic range tăng lên 15-stop. Ngoài ra, Sony cũng nâng cấp hệ thống chống rung cảm biến. Trên bản A7R II, mức độ hiệu quả chống rung là 4.5 stop và trên A7R III, mức độ hiệu quả lên đến 5.5 Stop.
Phương pháp do sánh:
- Cả hai máy đều sử dụng các ống kính ngang đời, có tính năng, tiêu cự và khẩu độ tương đương nhau, giá bên dưới là giá của hàng chính hãng, tham khảo tùy cửa hàng và vào thời điểm viết bài:
- Nikon AF-S 24-70mm f/2.8E ED VR: giá bán 44.900.000đ chính hãng (zshop.vn)
- Sony FE 24-70mm f/2.8 GM: giá bán 44.990.000đ chính hãng (sonycenter)
- Nikon AF-S 70-200mm f/2.8E FL ED VR: giá bán 51.590.000đ chính hãng (anhducdigital.vn)
- Sony FE 70-200mm f/2.8 GM OSS: giá bán 60.990.000đ chính hãng (sonycenter)
- Nikon AF-S 85mm f/1.4G: giá bán 36.899.000đ chính hãng (zshop.vn)
- Sony FE 85mm f/1.4 GM: giá bán 36.390.900đ chính hãng (sonycenter)
- So sánh cùng chụp tại chế độ Auto(A), Program(P) hoặc Manual(M) của cả hai máy, bật cùng lúc chụp JPG và RAW, sử dụng file JPG so sánh.
- Lấy nét tự động, khoá đo sáng và khoá nét tại cùng một điểm giống nhau trên khung hình.
- Các thông số tiêu cự, tốc độ, ISO, cân bằng trắng được chỉnh giống nhau khi chụp ở chế độ M, khi chụp A thì để cân bằng trắng tự động, khẩu độ, EV và ISO set giống nhau.
- So sánh khả năng khử noise khi chụp đêm và phơi sáng: để hai máy cùng một khẩu độ cố định giống nhau, chụp ở chế độ A, so sánh theo từng mức ISO giống nhau trên cả hai máy: 50, 100, 200, 400, 800, 1600, 3200, 6400, 12800, 25600 mở rộng 32, 50, 64, 80, 32000, 40000, 51200 và 104800.
- Do khác công nghệ về cảm biến và ống kính và khả năng xử lý hình ảnh trên hai máy khác nhau nên hình ảnh cuối cùng sẽ cho ra tương quan sáng tối và góc nhìn hơi khác nhau một ít.
- Do độ phân giải khác nhau trên hai máy nên ta chỉ xem xét về tương quan tổng thể màu sắc và khả năng xử lý của máy như cân bằng trắng, khử noise,…
- Tất cả hình ảnh so sánh đều chưa qua xử lý, chỉ dùng Lighroom và Photoshop resize nhỏ lại để post lên diễn đàn, các bạn có thể xem file gốc của cả hai máy qua link phía trên.
Đầu tiên mình sẽ nói sơ về hai chiếc máy này sau vài ngày sử dụng thử như: cảm giác cầm, ngoại hình, độ thuận tiện khi thao tác trên 02 máy:
Sự khác biệt rỏ ràng nhất khi lần đầu cầm, thao tác chụp trên hai máy đó là kích thước và thiết kế của hai máy. Nikon D850 có kích thước lớn hơn, nặng hơn nhiều so với A7R III (gần 1kg so với 673g). Trong khi đó Sony A7R III được kế thừa những thiết kế từ các đời trước với những đường nét cắt gọn, nhẹ và cảm giác cứng cáp hơn. Cả 2 chiếc máy đều được hoàn thiện với bộ khung vỏ bằng hợp kim magiê chắc chắn cùng khả năng chống chịu thời tiết tốt.
Tuy nhiên, đó chỉ là so sánh về body, khi ta gắn các ống kính tương ứng lên thì có vẻ không còn sự khác nhau quá nhiều về kích thước và khối lượng nữa vì đa số các ống kính cao cấp của Sony đa số được thiết kế lớn, nặng, thậm chí còn nặng và lớn hơn của Nikon. Về sự thuận tiện khi thao tác chụp ảnh: Nikon đã thắng thế khi được trang bị với rất nhiều nút chức năng cứng cũng như các vòng xoay chức xung quanh thân máy gíup bạn dễ dàng hơn trong việc gọi các chức năng cần thiết trong quá trình chụp, được tích hợp sẵn hệ thống đèn chiếu nền dưới các nút bấm và màn hình phụ đơn sắc bên trên giúp thao tác chụp trong bóng đêm hoàn toàn thuận tiện. Sony thì được tích hợp thêm các nút chức năng có thể gán được và My Menu giúp ta dễ dàng hơn trong việc gọi các chức năng để sử dụng.
1. So sánh khả năng chụp thực tế tại các điều kiện ánh sáng, tiêu cự và ISO khác nhau: A | Về hình ảnh và khác nhau về độ phân giải 46MP và 42MP: do hai máy có độ phân giải khác nhau không quá nhiều 46MP và 42MP nên khi ta so sánh chi tiết khi crop 100% thì hình ảnh sau khi crop của Nikon D850 sẽ lớn hơn một ít so với ảnh của Sony A7R III nhưng không quá nhiều lắm. Ta sẽ xem qua ảnh khi chụp tại tiêu cự khoản 70mm và 200mm trên cả hai ống kính.
Ảnh cận cảnh xem chi tiết: Crop 100% xem chi tiết
Crop 100% xem chi tiết B | Một số trường hợp bối cảnh lớn hơn, đối tượng ở xa, nhiều chi tiết: Crop 100% xem chi tiết
Crop 100% xem chi tiết
Crop 100% xem chi tiết
Crop 100% xem chi tiết
- Về màu sắc của các trường hợp trên: Nikon D850 cho ra màu sắc ổn hơn so với ảnh của Sony 7R III, A7R III có vẻ bị tối hơn khi đo sáng cùng thông số so với D850
- Về màu sắc thể hiện D850 cho màu bắt mắt hơn so với A7R III, nhất là những màu xanh, vàng thế mạnh của tone màu Nikon xưa giờ.
- Về chi tiết và độ sắc nét: lần này nếu mới nhìn qua ảnh của 2 chiếc máy ta dễ thấy về tổng thể ảnh của D850 có chi tiết, độ contrast cao hơn so với A7R III, nhưng khi zoom lớn lên 100% chi tiết tại các vùng trên ảnh, thì có vẻ ảnh của D850 được nâng độ sắc nét và contrast hơn nên cho ra ảnh gắt hơn, không thật so với ảnh của A7R III. Nếu qua vài bước xử lý bằng các phần mềm thì khó có thể phân biệt được độ chi tiết khác biệt giữa hai máy.
C | Thử khả năng cân bằng trắng và độ sâu màu của hai máy:
Crop 100% xem chi tiết Khi so sánh ảnh thực tế giữa Nikon D850 và Sony A7R III, nhất là trường hợp chụp hoa màu hồng tím phía trên và ảnh chụp ban đêm, ta thấy ảnh của chiếc D850 có độ sâu màu cao hơn, khả năng cân bằng trắng khá hơn so với ảnh của A7R III:
- Về chi tiết thể hiện ở tấm phơi sáng thì mặc dù về tổng thể ta thấy file D850 hơn nhưng khi crop 100% chi tiết lên ta thấy ảnh của A7R III thể hiện chi tiết nhiều hơn, các chi tiết nhỏ như lá cây vẫn tách bạch hẳn ra chứ không bị dính, bệt lại như D850.
- Ảnh của A7R III có xu hướng ngả vàng hơi nhiều hơn so với D850
- Trường hợp hoa hồng tím, màu của D850 chính xác hơn so với màu hoa thực tế, ảnh của A7R III cho ra tone tím, khác hơn so với thực tế.
E | Thử Dynamic range:
Nhờ vào các công nghệ mới đến từ bộ xử lý ảnh mới trên cả hai máy nên việc hai máy có dải dynamic range rộng hơn rất nhiều so với các thế hệ trước là điều cũng không quá ngạc nhiên. Điều này cho thấy 2 máy có thể ghi nhận các dải màu tốt hơn và đặc biệt giá trị trong nhiếp ảnh phong cảnh. Với 100 điểm DxOMark, bằng nhau cho cả 2 chiếc máy này cho thấy đây là 2 đại diện máy ảnh có cảm biến Full Frame tốt nhất hiện tại, thực tế ta sẽ cùng tham khảo các hình chụp thực tế so sánh bên dưới để cùng soi thử:- Thử chụp trong bối cảnh sáng tối chênh nhau nhiều, có nhiều vùng sáng chói và tối nhất chênh nhau tại khu vực ánh sáng tại vùng tường và bóng râm tại vùng bóng mái nhà cũng như vùng tối nhất trong nhà.
- Cả 2 trường hợp chụp ở chế độ Manual với tốc độ, khẩu độ, ISO và WB như nhau.
- Phương pháp thử sẽ dùng Lightroom mở 2 file RAW tương ứng của 2 máy, tăng và giảm EV theo từng nấc +1 đến +5EV cũng như giảm -1 xuống -5EV.
- Máy nào thể hiện chi tiết nhiều nhất ở vùng sáng và vùng tối là máy thắng ở trường hợp này.
Crop 100% xem chi tiết Khả năng thể hiện chi tiết trong vùng sáng:
Khả năng thể hiện chi tiết trong vùng tối:
- Trường hợp thứ 2 thử bối cảnh trong rừng, nhiều vùng sáng và vùng tối chênh nhau nhiều trên cùng khung ảnh, nếu lấy nét và đo sáng vào vùng sáng nhất sẽ dễ làm mất hết chi tiết trên vùng tối nhất và ngược lại.
- Cả 2 trường hợp chụp ở chế độ Auto với khẩu độ, ISO và WB như nhau, tốc độ khác nhau do khả năng đo sáng trung bình của 2 máy khi cùng 1 điều kiện ánh sáng.
- Phương pháp thử sẽ dùng Lightroom mở 2 file RAW tương ứng của 2 máy, tăng và giảm EV theo từng nấc +1 đến +5EV cũng như giảm -1 xuống -5EV.
- Máy nào thể hiện chi tiết nhiều nhất ở vùng sáng và vùng tối là máy thắng ở trường hợp này.
Crop 100% xem chi tiết Khả năng thể hiện chi tiết trong vùng sáng nhất:
Khả năng thể hiện chi tiết trong vùng tối nhất:
- Nói chung về chất lượng hình ảnh của 2 máy trên 2 trường hợp trên cho thấy dãi dynamic range xấp xỉ nhau, Nikon D850 có vẻ tốt hơn trong việc giữ chi tiết vùng sáng và Sony A7R III tốt hơn trong việc giữ chi tiết vùng tối trong những điều kiện ISO bình thuường.
- Nếu xét về khả năng linh hoạt khi xử lý, hậu kỳ file sau này thì cả 2 file của 2 máy cho dãi dynamic range cực tốt, bạn có thể yên tâm trong việc chụp, mọi thứ cứ để cảm biến lo!
F | Thử ISO:
- Bối cảnh chụp thử là trường hợp chụp xa bàn ở điều kiện ánh sáng yếu, cả 2 máy đều chụp ở chế độ tự động, tăng giảm theo từng mức ISO khác nhau trên 2 máy, cả 2 máy gắn cố định trên một miếng plate gắn chung 2 máy, sử dụng ống kính tiêu cự 85mm với độ mở lớn nhất f/1.4, tuy nhiên do tiêu cự tele và góc nhìn hơi khác nhau giữa 2 ống kính nên góc nhìn sẽ bị thay đổi một ít.
- Cả hai máy đều tắt hết các chế độ khử noise, giảm nhiễu khi phơi sáng lâu, các chế độ Picture Control, profile màu tương đương nhau Standard, tắt chế độ DRO/Auto HDR trên Sony cũng như Active D-Lighting trên Nikon.
Crop 100% xem chi tiết
- Trong tất cả các mức ISO, chiếc Sony A7R III đều cho ra ảnh với tương quan hơn Nikon D850 và đặc biệt vượt trội hơn với các mức ISO từ 25600 trở đi.
- Trong thử nghiệm này, khả năng xuất hiện noise trên A7R III vẫn ở mức cao khoản ISO 800, trong khi đó D850 chỉ ở mức ISO 500.
- Nikon D850 có ưu điểm hơn do có mức ISO mặc định lớn, nhất là có dãi ISO giảm xuống thấp đến ISO 64 tương đương với các máy Medium Format thuường thấy. Trong khi đó A7R III chỉ có thể kéo xuống thấp nhất là ISO 100.
- Ở dãi ISO mở rộng, một lần nữa D850 hơn do có khả năng giảm xuống với mức ISO 32, mức ISO lý tưởng đói với dân phong cảnh khi họ cố tìm cách giảm mức ISO xuống càng thấp càng tốt.
- Ở các mức ISO cao, ảnh A7R III cho ra tương quan tốt hơn về màu sắc và chi tiết, khả năng khử noise và kiểm soát noise của A7R III vượt trội hoàn toàn.
- Tóm lại ở trường hợp này, do có lợi thế xuống mức ISO 32 của Nikon giúp D850 tạo ra khoảng cách so với Sony khi thể hiện dải Dynamic Range rộng hơn. Tuy nhiên ở mức ISO 800 trở đi thì chiếc Sony lại thể hiện dải dynamic range tốt hơn, đặc biệt tại các mức ISO cao lớn hơn 51200 cho đến 104800.
G | Thử các điều kiện khác: Thử khả năng chống rung của hai chiếc máy:
- Sony A7R III được trang bị khả năng chống rung trên thân máy với khả năng chống rung được khoảng 5.5 stops, còn Nikon D850 thì không, tuy nhiên trường hợp này mình thử trên chiếc ống kính 24-70mm của cả hai hãng và chiếc 24-70mm của Nikon là chiếc ống đời 2, được tích hợp khả năng chống rung với mức hiệu dụng khoảng 5 stops.
- Qua các bài test khác mình thấy khả năng chống rung trên hai máy khi gắn ống kính có hỗ trợ gần như tương đương nhau ở các điều kiện bình thường.
- Ở trường hợp sau, mình thử ở điều kiện khó hơn một chút, cả hai máy được cầm tay, chụp cùng 1 thời điểm ánh sáng, cố gắng canh gần đúng khung nhất có thể trên hai máy, bối cảnh chụp ở trong rừng, ánh sáng phức tạp, tối sáng lẫn lộn, tăng ISO và đóng khẩu nhỏ lại để có tốc độ chậm nhất có thể.
Crop 100% xem chi tiết Thử khả năng thể hiện khi chụp ở điều kiện ánh sáng phức tạp, ngược sáng:
Crop 100% xem chi tiết
Crop 100% xem chi tiết
- Ở trường hợp này, với ánh sáng ngược rất mạnh, lúc mặt trời đang lên, ánh sáng chiếu trực tiếp vào ống kính, mình đang sử dụng chế độ lấy nét AFS lấy nét theo điểm và mình sử dụng các tiêu cự từ 24mm đến 70mm và đến 200mm nên việc lấy nét chủ thể ở xa rất khó, chưa nói là sẽ bị mất nét nếu máy khoá nét xong và bấm chụp.
- Cả 2 máy đều chụp bằng chế độ Live View và chọn điểm nét chạm chụp trực tiếp bằng cảm ứng trên màn hình nên hơi khó trong khả năng bắt nét và chụp nhanh được. Ở trường hợp này Nikon D850 có lợi thế hơn khi có thể lấy nét bằng khung ngắm quang học nên tỷ lệ lấy nét chính xác cao hơn trong các trường hợp.
- Về chi tiết ở các trường hợp trên, ảnh của Nikon D850 cho ra chi tiết cao hơn, các chi tiết các nhà bên dưới thung lũng dưới làn sương mờ lên chi tiết cao hơn cũng như chi tiết cửa sổ và mái nhà thờ bên dưới, nhưng cũng không loại trừ khả năng bắt nét chính xác và chất lượng ống kính ở các trường hợp khi ở điều kiện ánh sáng khó, sương mù nhiều như ở trên.
Thử phơi sáng: Crop 100% xem chi tiết
Crop 100% xem chi tiết
- Ở chế độ ISO thấp ở mức ISO 50 và ISO 100 như trên, ảnh của D850 cho dãi dynamic range cao hơn, chi tiết rỏ ràng hơn.
- Ở trường hợp bên dưới, điều kiện ánh sáng rất thấp, hầu như mắt người không thể thấy được bất cứ chi tiết gì ngoài ánh sáng từ bóng đèn xe và một ít từ ánh sáng hắt từ trong 2 chiếc lều, việc lấy nét bằng live view trở nên rất khó khăn, kể cả chạm điểm lấy nét vào vùng sáng nhất là bóng đèn xe, khi này D850 hầu như không thể lấy nét được, bắt buộc phải chuyển qua lấy nét bằng khung ngắm quang và khóa nét thủ công về MF trên ống kính, A7R III thì vẫn có thể lấy được nét bằng live view tuy nhiên cũng rất khó khăn. Cả 2 máy đều dùng app điều khiển bằng điện thoại để điều khiển chụp để tránh tình trạng rung lắc xuất hiện trên ảnh.
- D850 còn có 1 lợi điểm hơn ở trường hợp này là được tích hợp chế độ chụp Time (khi bạn bấm chụp và thả tay ra, máy sẽ phơi sáng đến khi bạn bấm nút chụp 1 lần nữa chứ không phải bấm và giữ như chế độ Bulb) ngoài chế độ chụp Bulb như trên A7R III.
Thử khả năng thể hiện khi xử lý trên file RAW của hai máy:
Crop 100% xem chi tiết
- Hai trường hợp chụp bên trên đều tắt các chế độ khử noise cũng như khử noise khi phơi sáng lâu.
- Khi dùng file RAW của cả 2 máy ở trường hợp trên, sử dụng Lightroom để chỉnh, bấm Auto cả hai file và kết quả thu được rất tốt, các chi tiết thể hiện tách bạch, về tổng thể chi tiết thì ảnh của A7R III cho chi tiết nhiều hơn, nhất là trong các vùng tối nhất trên ảnh như lá cây, tuy nhiên ảnh của A7R III xuất hiện hot pixel khá nhiều ở các trường hợp này.
Thử về khả năng quay video trên hai máy:
- Thực tế là mình đã có thử quay một số đoạn video nhắn thực tế trên cả hai chiếc máy này, nhưng đa số không trùng thời điểm cũng như các thông số setup nên cũng rất khó để đưa lên so sánh thực tế, nhưng qua một số kinh nghiệm khi quay video bằng máy ảnh, máy quay khác nhau, về khả năng bắt nét và cân bằng trắng, đo sáng… Thực tế cho thấy Sony A7R III có khả năng quay video tốt hơn so với Nikon D850, nhất là khả năng bắt nét đối tượng chuyển động khi quay, khả năng lấy nét tự động cũng như lợi thế được tích hợp chống rung trên cảm biến nên các video quay được chống rung tốt, không phải phụ thuộc vào việc bạn có gắn chiếc ống kính có khả năng chống rung hay không.
- Sony đã làm tốt khả năng quay của mình khi thừa hưởng nó từ các đàn anh đi trước của mình, tuy nhiên, video của D850 cũng không phải là thua hẳn, D850 không phải cho ra file chất lượng xấu mà ngược lại, chất lượng file rất tốt, nhất là những cảnh quay với độ phân giải 4K, nếu bạn có một ít kinh nghiệm và thủ thuật tốt khi quay video thì việc cho ra một thuước phim như ý không phải là quá khó khăn với D850.
- Về khả năng thể hiện màu sắc và dynamic range, A7R III được tích hợp với nhiều profile màu rất hữu ích với dân làm video như S-Log2, S-Log3 cũng như prodile mới HLG, trong khi Nikon D850 chỉ được tích hợp profile Flat giúp tăng dãi dynamic range lên một ít chứ không được như các profile Log mode thực sự.
Cám ơn Nikon_VIC Việt Nam, Sony Việt Nam và Kanu Hong Photography đã cho Camera Tinh Tế mượn máy và các ống kính để thực hiện bài này. Cám ơn các bạn đã theo dõi.
(Theo Tinh Tế)
A7R IIID850Post navigation
Previous ArticleTOP 5 máy ảnh bán chạy nhất tháng 12 tại zShop
Next ArticleTOP 5 chiếc ống kính bán chạy nhất tháng 12 tại zShop
Từ khóa » Nikon D850 đánh Giá
-
Đánh Giá Máy ảnh Nikon D850: Đỉnh Cao, Nhưng Giá đắt! - Websosanh
-
Đánh Giá Khả Năng Chụp đêm Của Nikon D850 So Với Những Thiết Bị ...
-
So Sánh Nikon Z7 Và Nikon D850 - Binh Minh Digital
-
Đánh Giá Máy Ảnh Nikon D850 Body (45.7 MP)
-
Nikon D850 đạt Máy ảnh DSLR Chất Lượng Tốt Nhất Tại DxOmark
-
Trên Tay Nikon D850 | - YouTube
-
Nikon D850 Là Chiếc Máy ảnh đầu Tiên đạt được 100 điểm DXOMark
-
Trên Tay Nikon D850: Cầm Chắc, Bỏ đèn Cóc, 46Mp, Chụp 7fps...
-
10 điểm Khác Biệt Không Thể Bỏ Qua Giữa Nikon D850 Và Sony A9
-
Máy ảnh Nikon D850 - Giang Duy Đạt
-
Nikon Z7 Và Nikon D850: So Sánh Hai Máy ảnh Full-frame 46 ...
-
Máy ảnh Nikon D850 Chính Hãng, Giá Tốt - VJShop
-
Bài Kiểm Tra độ Bền Cho Nikon D850 | 50mm Vietnam Official Site
-
Máy ảnh Nikon D850 | Giá Và Dịch Vụ Tốt Nhất Tại Mayanh24h