So Sánh Các Dòng Trụ Implant - Nên Chọn Trụ Implant Loại Nào?
Có thể bạn quan tâm
Việc lựa chọn loại trụ răng implant được nhiều bác sĩ ví như lựa chọn vật liệu dựng lên 1 ngôi nhà. Phải có trụ răng vững chắc thì chiếc răng implant mới chắc chắn, đem lại hiệu quả bền vững. Để giúp bạn dễ dàng tìm được vật liệu phù hợp nhất bài viết dưới đây sẽ so sánh các dòng trụ implant phổ biến hiện nay đồng thời đưa ra dạng trụ tốt nhất. Cùng theo dõi ngay nhé!
Mục lục
- Trụ implant là gì?
- Đặc điểm cấu tạo trụ răng implant
- Vai trò của trụ implant
- Điểm khác nhau giữa các trụ implant
- Công nghệ xử lý bề mặt
- Công nghệ xử lý vùng đỉnh trụ
- So sánh các loại trụ implant
- Dentium implant
- Osstem
- Tekka
- Straumann
- Loại trụ răng implant nào tốt nhất hiện nay?
Trụ implant là gì?
Trụ răng implant là một bộ phận quan trọng giúp phục hồi các răng đã mất. Vật liệu này đã được cấp phép sử dụng trong nha khoa, thường được chế tác từ titanium chống gỉ, chống mòn. Trụ implant làm từ titanium có khả năng tương thích sinh học tuyệt vời với xương hàm, liên kết với mô, máu. Đặc biệt nó vô cùng an toàn, không gây kích ứng với các cơ quan trong khoang miệng, không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chức năng của trụ răng implant tương tự như 1 chiếc răng thật, có thể liên kết trực tiếp với cấu trúc hàm và đảm bảo quá trình ăn nhai diễn ra thuận lợi.
Đặc điểm cấu tạo trụ răng implant
Thông thường, trụ implant bao gồm 2 bộ phận là trụ răng (thay thế chân răng) và khớp nối Abutment (gắn kết trụ răng và mão răng sứ).
(1) Trụ implant được thiết kế và chế tác hình trụ tròn, có các vòng xoáy ốc xung quanh. Với cấu tạo đặc biệt, thân trụ được phủ các lớp phân tử giúp máu, mô mềm và xương hàm nhanh chóng bám chặt vào. Từ đó giúp xương hàm hoạt động bình thường trong quá trình ăn nhai, hạn chế tối đa tình trạng tiêu xương. Chiều dài tối thiểu của trụ implant là 3mm, kích thước của mỗi dòng là khác nhau.
(2) Khớp nối Abutment giữ vai trò liên kết trụ răng và mão răng sứ để tạo thành chiếc răng hoàn chỉnh. Bộ phận này giúp bạn có thể dễ dàng thay thế mão răng sứ bên trên mà không làm ảnh hưởng hay tác động lớn đến trụ răng phía dưới. (Do trụ răng implant có thể tồn tại vĩnh viễn trong xương hàm còn một số mão răng sứ chỉ có thể sử dụng trong khoảng thời gian nhất định. Khi mão răng sứ hư hỏng, bạn cần thay thế chúng.)
Vai trò của trụ implant
Điểm đầu tiên mà chúng ta cần nhắc tới trong vai trò của trụ implant đó là thay thế chân răng thật, nâng đỡ mão răng sứ ở phía trên và đảm bảo chức năng của răng thật. Từ đó trồng răng implant giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương, bởi khả năng liên kết sinh học tuyệt vời với xương hàm và hoạt động bình thường trong quá trình ăn nhai.
Điểm khác nhau giữa các trụ implant
Đối với những người bình thường rất khó phân biệt điểm khác nhau giữa các dòng trụ implant. Bởi vì chúng thường có hình dáng và cấu tạo tương tự như nhau. Các chuyên gia hàng đầu đã chỉ ra rằng điểm khác biệt giữa những dòng trụ răng implant nằm ở công nghệ xử lý bề mặt trụ, đường kính và độ lõm của nhịp ren xoắn trên trụ cùng công nghệ xử lý đỉnh trụ. Cụ thể:
Công nghệ xử lý bề mặt
Yếu tố quan trọng nhất khi trồng răng implant là trụ răng tích hợp sinh học với xương hàm và ngăn chặn tình trạng tiêu xương. Do đó để gia tăng tối đa khả năng tích hợp của trụ răng với xương hàm, bề mặt trụ cần được xử lý tinh tế, tỉ mỉ. Trụ implant sau khi xử lý có cấu trúc thích hợp và giống với chân răng thật nhất. Công nghệ xử lý bề mặt chính là bí quyết, bí mật kinh doanh và điểm khác biệt của các thương hiệu sản xuất trụ răng implant. Hiện nay có 3 công nghệ xử lý bề mặt trụ răng chính là:
- Công nghệ thổi cát
- Công nghệ thủy phân axit
- Công nghệ Active
Công nghệ xử lý vùng đỉnh trụ
Theo thống kê có một số trường hợp bệnh nhân trồng răng implant, sau 2 năm xuất hiện tình trạng tiêu xương ở vị trí tiếp giáp giữa trụ và nướu răng. Lý do chính gây nên hiện tượng này là do khu vực này chịu nhiều áp lực trong quá trình ăn nhai. Ngoài ra, khe hở giữa đỉnh trụ implant và nướu răng tạo thành nơi trú ngụ lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Vì vậy mà trong quá trình chế tác, việc xử lý đỉnh trụ implant là mục tiêu mà rất nhiều thương hiệu sản xuất vật liệu nha khoa tập trung cải thiện. Hiện nay, các hãng sản xuất vật liệu nha khoa nổi tiếng đã có thể phần nào khắc phục được hạn chế này nhờ sử dụng công nghệ Platform Switching, công nghệ Laser hoặc công nghệ vi ren….
Hỏi đáp: Có nên sử dụng Mini implant khi trồng răng không?
So sánh các loại trụ implant
Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng trụ implant phổ biến trong đó có 4 loại chính là trụ Osstem, Tekka, Dentium implant và trụ Straumann. Để có thể lựa chọn được loại trụ implant tốt nhất và hợp nhất với bạn, hãy theo dõi ngay những thông tin phân tích sau đây:
Dentium implant
Dòng trụ Dentium implant là sản phẩm trụ răng được sử dụng phổ biến, với doanh thu chóng mặt mỗi năm. Dòng trụ răng này có xuất xứ từ Hàn Quốc, hãng được thành lập từ những năm 2000. Mục tiêu của công ty là sản xuất các loại trụ răng implant giá cả hợp lý, chất lượng đi đôi với giá cả, phù hợp với đại đa số khách hàng.
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay Dentium đã trở thành dòng trụ răng nổi tiếng nhất thế giới. Sản phẩm được khách hàng tin tưởng sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
So sánh với các dòng trụ implant khác, Dentium có giá thấp nhất. Bên cạnh đó dòng sản phẩm này còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội khác như:
- Bề mặt xử lý sinh học S.L.A (Sandblasting with Large grit và Acid etching). Nhờ đó mà trụ Dentium implant có khả năng kết nối sinh học nhanh với xương hàm, trong khoảng thời gian ngắn sau khi cấy ghép. Vì vậy đảm bảo được tính ổn định ban đầu cho chân răng giả, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi phục vết thương.
- Với thiết kế bề mặt lớn, các vòng xoáy có khoảng cách vừa phải, hình thành khoảng trống diện tích phù hợp để xương, mô, máu bám vào trụ răng.
- Khớp nối Abutment được xoáy sâu xuống đáy trụ giúp mão răng sứ gắn kết chắc chắn, ngăn ngừa tình trạng hư hỏng, lệch lạc.
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm và được nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng nhưng dòng trụ răng implant cũng tồn tại một số nhược điểm như:
- Trường hợp bệnh nhân có kết cấu xương hàm yếu thì không thể sử dụng dòng trụ Dentium implant.
- Người bị máu đông chậm, bệnh nhân không thường xuyên vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách cũng không được khuyến khích sử dụng loại trụ này.
Osstem
Osstem là loại trụ có cùng nguồn gốc, xuất xứ với dòng trụ Dentium implant, đều có xuất xứ từ Hàn Quốc. Tuy nhiên mức độ phổ biến của dạng này thấp hơn, do đây là thương hiệu mới ra đời, còn non trẻ. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng bình dân, Osstem cũng có mức giá tương đương như dòng trụ Dentium và sở hữu 1 số ưu điểm sau đây:
- Phương pháp xử lý S.A (thổi alumina và khắc acid bề mặt) giúp bề mặt trụ răng có đặc điểm nhám phun tối ưu. Do đó trụ răng implant Osstem ổn định trong giai đoạn đầu và gia tăng khả năng tích hợp sinh học với xương hàm trong giai đoạn tiếp theo.
- Trụ răng Osstem được bảo quản trong dung dịch Calcium nhằm tăng tính háo nước của trụ. Nhờ vậy sau khi được cấy vào xương hàm, máu được hút nhanh về bề mặt trụ và tạo môi trường thuận lợi cho xương phát triển.
- Thiết kế trụ chắc chắn, có thể khoan và cấy trực tiếp vào xương hàm mà không cần sử dụng tới mũi khoan. Từ đó giúp bảo vệ liên kết xương một cách tốt nhất
Cũng giống như dòng trụ răng Dentium, Osstem có nhược điểm không sử dụng cho bệnh nhân có kết cấu xương hàm yếu, người bị máu đông chậm,…
Tekka
Pháp là quốc gia có ngành nha khoa phát triển, hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay. Đây cũng chính là quốc gia sản xuất dòng trụ răng Tekka. Sản phẩm được sản xuất phù hợp với khách hàng có thu nhập trung bình, cao. Chi phí sử dụng của trụ răng Tekka nhỉnh hơn một chút so với 2 dòng Dentium và Osstem khoảng vài triệu đồng. Nó cũng khắc phục được những nhược điểm của 2 dòng trụ răng này.
Chất liệu để chế tác trụ răng Tekka cũng là titanium nhưng loại trụ này có độ tinh khiết cao hơn. Nhờ đó trụ Tekka có khả năng thích nghi với tình trạng của nhiều bệnh nhân, kể cả những người có kết cấu xương hàm yếu.
- Răng giả cấy phép từ trụ Tekka có tỷ lệ thành công lên đến 95% (gần như cao nhất trong các dòng trụ răng implant trên thế giới).
- Dòng sản phẩm này thường được khuyến khích sử dụng cho vị trí răng cửa (do các răng này có phần xương hàm yếu và mỏng hơn các răng hàm bên trong).
- Thời gian lành vết thương nhanh hơn (trong vòng 1 tháng sau khi cấy ghép là bạn có thể gắn mão răng sứ lên phía trên và ăn nhai bình thường).
Trong trường hợp bạn mong muốn có 1 loại trụ implant tích hợp sinh học với xương hàm nhanh và chức năng ăn nhai được đảm bảo sau thời gian ngắn hãy tham khảo ngay dòng trụ Straumann – đẳng cấp số 1 thế giới.
Straumann
Thụy Sĩ là cái nôi của ngành trồng răng với nhiều phát minh và thiết bị hiện đại, hiệu quả cao. Một trong những thành tựu quan trọng phải nhắc tới đó là trụ răng Straumann – dòng trụ răng tốt nhất thế giới. Đây là dòng sản phẩm cao cấp, chi phí cao với kỹ thuật, công nghệ cấy ghép tiên phong. Straumann sở hữu những thông số hoàn hảo sau:
- Tỷ lệ trồng răng thành công đạt tới 97%. Đây là tỷ lệ thành công cao nhất trong tất cả các loại trụ răng implant hiện nay. Sản phẩm phù hợp với tất cả các trường hợp bệnh nhân bị mất răng, đặc biệt là những người có xương hàm yếu, ngay cả trường hợp khó trồng răng. Đặc biệt trụ răng Straumann có thể sử dụng cho người cao tuổi, người bị loãng xương, người có sức đề kháng kém.
- Bề mặt trụ được xử lý bằng công nghệ SLActive độc quyền với khả năng tích hợp với xương hàm cao và tốc độ nhanh.
- Ngay khi trụ răng được cấy ghép vào xương hàm các tế bào xương và phân tử hóa học lập tức hoạt động, thắt chặt liên kết với các tế bào xương, mô, máu. Nhờ vậy người bệnh giảm nhanh cơn đau khi trồng răng sau 1 đến 2 ngày. Bạn có thể dễ dàng ăn nhai bình thường chỉ sau vài ngày phẫu thuật.
Hiện tại trụ răng Straumann là dòng sản phẩm không có bất kỳ nhược điểm nào ngoại trừ giá thành cao. Chi phí trồng răng Straumann có thể cao gấp 2 đến 3 lần các loại trụ khác.
Có thể bạn quan tâm: 7 lưu ý nhất định phải biết trước khi quyết định trồng răng implant
Loại trụ răng implant nào tốt nhất hiện nay?
Sau khi so sánh các dòng trụ implant hiện nay chắc hẳn bạn cũng đã có sự lựa chọn cho bản thân. Hiện nay Straumann đang là loại trụ tốt nhất hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội hơn các dòng trụ khác. Nếu bạn có đủ điều kiện kinh tế và mong muốn sử dụng loại trụ an toàn với cơ thể, hiệu quả lâu dài và thời gian điều trị ngắn hãy lựa chọn trụ răng Straumann.
Tuy các loại trụ răng còn lại vẫn còn một số mặt hạn chế nhưng không có nghĩa là chúng kém chất lượng. Trong trường hợp bạn không có đủ điều kiện kinh tế có thể lựa chọn loại trụ răng Dentium implant phổ biến nhất hiện nay. Chỉ cần bạn có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao tỷ lệ thành công cũng gần như chắc chắn 100%.
Xem thêm: Địa chỉ trồng răng implant chất lượng – uy tín tại Hà Nội
So sánh các dòng trụ implant giúp bệnh nhân nắm được các ưu và nhược điểm của chúng, từ đó đưa ra được quyết định thông minh nhất. Để lựa chọn được loại trụ implant tốt nhất hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn miễn phí.
Từ khóa » Trụ Implant
-
Các Loại Trụ Implant Phổ Biến Nhất Hiện Nay Tại Nha Khoa I-Dent
-
Nên Trồng Răng Implant Loại Nào? Trụ Implant Tốt Nhất Hiện Nay
-
Top 10 Dòng Trụ Implant Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
CÓ PHẢI CÁC LOẠI TRỤ IMPLANT ĐỀU GIỐNG NHAU?
-
4 LOẠI TRỤ IMPLANT NHA KHOA HIỆN NAY
-
5 Loại Trụ Implant Tốt Nhất Trên Thị Trường ? Nên Cắm Trụ Implant Nào
-
Trụ Implant Là Gì? Có Những Loại Nào? Hãng Nào TỐT?
-
4 Loại Trụ Implant Thông Dụng Nhất Hiện Nay
-
CÁC LOẠI TRỤ IMPLANT PHỔ BIẾN HIỆN NAY
-
Trụ Implant Có Những Loại Nào? Phân Biệt Các Loại Trụ Implant
-
So Sánh Các Loại Trụ Implant Chính Hãng Tốt Nhất Hiện Nay
-
Cấy Bao Nhiêu Trụ Implant Cho 1 Hàm Thì Chắc Chắn
-
Cắm Implant Có đau Không? 5 điều Bạn Nên Biết Khi Cấy Ghép Implant