So Sánh Chiến Tranh đặc Biệt Và Chiến Tranh Cục Bộ - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Chiến tranh đặc biệt là gì?
  • Chiến tranh cục bộ là gì?
  • So sánh chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ

Chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ là những hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ. Hai loại chiến lược chiến tranh này có nhiều điểm giống và khác nhau.

Chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc những nội dung liên quan đến vấn đề này thông qua bài viết So sánh chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ.

Chiến tranh đặc biệt là gì?

Cuối 1960, sau phong trào hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị thất bại, Mỹ thực hiện “Chiến tranh đặc biệt”(1960 – 1965).

Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang thiết bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta, âm mưu cơ bản của chiến lược chiến tranh đặc biệt là “dùng người Việt đanh người Việt”

Mỹ đề ra kế hoạch Staley – Taylor, bình định miền Nam trong 18 tháng.Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.

Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. “Ấp chiến lược”được Mĩ và Ngụy coi như“xương sống”của “chiến tranh đặc biệt”,Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam (MACV).

“Ấp chiến lược” (sau đó gọi là ấp tân sinh) được Mỹ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và nâng lên thành quốc sách. Chúng tôi việc lập ấp chiến lược như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, xã, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân thực hiện chương trình bình định miền Nam. Chúng dự định dồn 10 triệu nông dân vào 16 000 ấp trong tổng số 17 000 ấp toàn miền Nam.

Chúng mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã kiên cường đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Chiến thắng này có những ý nghĩa như sau:

+ Cách mạng miền Nam tiếp tục giữ vững thế chủ động tiến công.

+ Mỹ đã thất bại trong việc sử dụng miền Nam Việt Nam làm thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới.

+ Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”(tức thừa nhận sự thất bại của chiến tranh đặc biệt).

+ Chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và sự trưởng thành nhanh chóng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Chiến tranh cục bộ là gì?

Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, Mỹ phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.

Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân Mỹ, đồng minh và quân đội Sài Gòn với phương tiện chiến tranh hiện đại. Quân số lúc cao nhất (1969) lên đến 1,5 triệu tên (Mỹ hơn 0,5 triệu)

Thủ đoạn:

Mỹ nhanh chóng tạo ra ƣu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực ta bằng chiến lược: “tìm diệt”, giành thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ…làm cho chiến tranh tàn lụi dần.

Với ưu thế về quân sự, Mỹ cho mở cuộc hành quân “tìm, diệt”vào Vạn Tường và 2 cuộc phản công 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 nhằm “tìm diệt”và “bình định”vào vùng căn cứ kháng chiến.

So sánh chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ

– Sự giống nhau:

+ Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

+ Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mỹ.

+ Đều bị thất bại.

– Sự khác nhau:

+ Lực lượng

Chiến tranh cục bộ: Quân Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.

Chiến tranh đặc biệt: Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mỹ.

+ Phạm vi thực hiện

Chiến tranh cục bộ: Toàn Việt Nam

Chiến tranh đặc biệt: Miền Nam.

+ Âm mưu:

Chiến tranh đặc biệt: âm mưu cơ bản của chiến lược chiến tranh đặc biệt là “dùng người Việt đanh người Việt”

Chiến tranh cục bộ: Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt.

+ Thủ đoạn:

Chiến tranh đặc biệt: Mỹ đề ra kế hoạch Staley – Taylor, bình định miền Nam trong 18 tháng. Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn; Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. “Ấp chiến lược” được Mĩ và Ngụy coi như “xương sống” của “chiến tranh đặc biệt”, Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam (MACV); Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam

Chiến tranh cục bộ: Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam; Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt cộng”; Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

Trên đây là nội dung bài viết về So sánh chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

Từ khóa » Chiến Lược Ct đặc Biệt