#So Sánh Chứng Chỉ MBA Và CFA | Nên Học Chứng Chỉ Nào?

Chứng chỉ MBA và CFA chắc hẳn không còn xa lạ đối với những người đang làm việc hoặc có ý định phát triển lâu dài trong lĩnh vực Tài Chính. Để trở thành chuyên viên tài chính cấp cao, bên cạnh việc tích lũy nhiều kinh nghiệm làm việc, nhân sự cũng cần “bỏ túi” một vài chứng chỉ chuyên môn về Tài Chính để khẳng định năng lực và tăng giá trị bản thân. MBA và CFA chính là hai trong số rất nhiều văn bằng cung cấp kiến thức Tài Chính được nhân sự so sánh và cân nhắc khá nhiều. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu chi tiết và phân biệt hai chứng chỉ này để tìm ra sự lựa chọn phù hợp nhất với mình nhé!

1. MBA là chứng chỉ gì?

MBA là viết tắt của Master of Business Administration hay còn được biết đến với tên gọi Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Đây là một chương trình học có nguồn gốc từ Mỹ và được toàn thế giới công nhận trong việc đào tạo những kỹ năng quản lý và kinh doanh cần thiết. 

Việc sở hữu tấm bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh không chỉ giúp bạn khẳng định năng lực trong việc kinh doanh mà còn rất hữu ích đối với tất cả những ai có ý định phát triển sự nghiệp lãnh đạo ở trong mọi lĩnh vực và ngành nghề thậm chí là lĩnh vực chính trị.

Chứng chỉ MBA sẽ tập trung đào tạo các kỹ năng quản lý kinh doanh một cách tổng thể như: hoạt động tổ chức, Marketing, nhân sự, tài chính,...

chứng chỉ mba

=> Xem Thêm: #Tổng Hợp Các Môn Học Trong Khóa Học CFA Online Tại SAPP Academy

2. Sơ lược về CFA

CFA là gì? CFA có tên gọi đầy đủ là Chartered Financial Analyst, đây là một chứng chỉ về Tài chính được cấp bởi viện CFA (CFA Institute). Thành lập từ năm 1962, trải qua 60 năm phát triển, chứng chỉ CFA ngày càng được nhiều nhân sự trong lĩnh vực Tài Chính chọn lựa làm mục tiêu chinh phục để khẳng định năng lực và giá trị bản thân trong nghề. 

CFA được ưu ái gọi là “bảo chứng vàng” để minh chứng cho những kiến thức, kỹ năng và chuyên môn làm nghề của một nhân sự Tài Chính. Hiện nay, chứng chỉ đã có được sự công nhận rộng rãi của 162 quốc gia trên toàn thế giới với 25000 các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng CFA Charterholder để nâng tiêu chuẩn nhân sự công ty cũng như chất lượng công việc. Bên cạnh đo, theo thống kê, hơn 31000 doanh nghiệp cũng lấy chứng chỉ CFA làm tiêu chí ưu tiên để đưa ra quyết định thăng chức hay tuyển dụng một người.

Chứng chỉ CFA sẽ chủ yếu tập trung vào đào tạo các kỹ năng liên quan đến Phân tích Tài Chính, phân bổ tài sản, quản lý danh mục đầu tư,...

chứng chỉ cfa

3. Bảng so sánh chứng chỉ CFA và chứng chỉ MBA

 

Chứng chỉ CFA

Chứng chỉ MBA

Nội dung chương trình đào tạo

Chương trình CFA được phân thành 3 Level: Level 1, Level 2, Level 3. Xuyên suốt chương trình 10 môn học chính, ở mỗi Level, các bạn vẫn sẽ được tiếp cận với 10 môn đó, tuy nhiên, độ khó từng môn sẽ tăng dần theo mỗi cấp độ:

  • CFA Level 1: cung cấp những khái niệm, kiến thức nền tảng cơ bản về lĩnh vực Tài Chính;

  • CFA Level 2: mức độ kiến thức sẽ nâng cao và chuyên sâu hơn về phân tích tài chính;

  • CFA Level 3: kết hợp những kiến thức và kỹ năng về quản lý các danh mục đầu tư và lên kế hoạch hiệu quả.

Chương trình đào tạo của chứng chỉ MBA sẽ chia ra làm hai nhóm: môn học bắt buộc và môn học tự chọn:

  • Nhóm môn bắt buộc: Kinh tế học, Kế toán, Tài chính, Marketing, Phân tích định lượng, Quản trị nhân lực, Kế hoạch chiến lược, Đạo đức kinh doanh, Quản lý hoạt động, Luật, Kết cấu công ty và quản lý tổ chức;

  • Nhóm các môn tự chọn: phụ thuộc vào nhu cầu học thực tế, người học sẽ được lựa chọn một số môn nhất định trong số những môn được tổ chức.  

Hệ thống môn học

CFA có 10 môn học như sau:

  • Ethical & Professional Standards;

  • Quantitative Methods;

  • Economics;

  • Financial Statement Analysis;

  • Corporate Issuers;

  • Portfolio Management & Wealth Planning;

  • Equity Investments;

  • Fixed Income;

  • Derivatives;

  • Alternative Investments

Các môn học trong chương trình MBA không tập trung vào một lĩnh vực duy nhất mà rất đa dạng:

  • Tài chính

  • Nhân lực

  • Marketing

  • Công nghệ thông tin

  • Quản lý hoạt động

  • Kinh doanh quốc tế

Thời gian hoàn thành mỗi chứng chỉ

Theo như nghiên cứu của viện CFA (CFA Institute), trung bình, một người sẽ phải dành ra 300 giờ để học xong 1 cấp độ của chứng chỉ CFA.

Như vậy, người học có thể mất khoảng 3 năm để hoàn thành việc học và thi chứng chỉ CFA.

Với chương trình MBA, một người sẽ phải dành ra khoảng 2 năm để hoàn thành toàn bộ chương trình học.

Chi phí học thi

Theo như quy định mới về phí dự thi CFA, một ứng viên sẽ phải chi trả những khoản sau kể từ kỳ thi T2/2023

  • Phí mở tài khoản: 350$, đóng duy nhất 1 lần khi đăng ký thi level 1

  • Phí thi mỗi level: 900$ - 1200$ tùy thời điểm đóng.

(Lưu ý: Trên đây là phí dự thi chưa kể phí học tại các trung tâm)

Học phí chương trình MBA tại các khu vực như sau:

  • Phổ thông ở Việt Nam: 50 - 70 triệu đồng;

  • Chuẩn quốc tế tại Việt Nam: 200 - 300 triệu đồng;

  • Tại nước ngoài: tùy từng quốc gia sẽ giao động trong khoảng 450 - 600 triệu đồng

Tỷ lệ đỗ 

Trung bình các năm gần đây tỷ lệ đỗ của các level như sau:

  • Level 1: 41%

  • Level 2: 44%

  • Level 3: 53%

  • MBA năm 1: 95%

  • MBA năm 2: 90%

Cơ hội việc làm 

Người sở hữu chứng chỉ CFA sẽ có cơ hội trải nghiệm các vị trí công việc như:

  • Tư vấn tài chính;

  • Quản trị rủi ro;

  • Nhà quản lý danh mục đầu tư;

  • Nhà phân tích tài chính doanh nghiệp;

  • Khối nguồn vốn;

  • Quản lý quỹ;

  • Quản lý tài sản

  • Nhà phân tích ngân hàng đầu tư;

  • ….

Sau khi hoàn thành chương trình MBA, một thạc sĩ quản trị kinh doanh có thể đảm nhiệm các vị trí quản lý như ở các lĩnh vực như:

  • Công nghệ;

  • Năng lượng;

  • Sản phẩm tiêu dùng; 

  • Dịch vụ tài chính;

  • Phương tiện truyền thông/thể thao/giải trí;

Mức lương trung bình

Theo Salary Expert, một người sở hữu chứng chỉ CFA sẽ có mức lương trung bình từ 366.357.299 VNĐ/năm - 644.429.240 VNĐ/năm tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm làm việc

Một Thạc sĩ quản trị kinh doanh có thể làm việc với mức lương trung bình vào khoảng 81.350$/ năm

Điều kiện để hoàn thành chứng chỉ

Để được cấp văn bằng CFA, bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Vượt qua kỳ thi CFA 3 Level;

  • Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại các vị trí có liên quan đến lĩnh vực Tài Chính;

  • Đáp ứng được những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và gửi giấy giới thiệu cũng như đơn đăng ký trở thành thành viên của hiệp hội CFA.

Sau khi được chấp thuận, bạn sẽ chính thức mang danh hiệu CFA Charterholder.

Để được công nhận trở thành thạc sĩ quản trị kinh doanh, bạn cần đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Đã có bằng cử nhân của ngành theo học trước đó;

  • Có trường đào tạo MBA yêu cầu phải tích lũy được ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bất kỳ trước khi tham gia học MBA;

  • Đã có chứng chỉ TOEFL hoặc IELTS;

  • Một số trường đào tạo có yêu cầu phải tham dự kỳ thi GMAT;

  • Học đủ tổng số tín là 48, trong đó phải có 18 tín chuyên ngành.

Phạm vi công nhận

CFA được công nhận trên toàn thế giới, tại tất cả các quốc gia thành viên

MBA còn phụ thuộc vào danh tiếng  trường đại học đã đào tạo để đánh giá.

4. Liệu chứng chỉ CFA có thể thay thế MBA không?

Từ những thông tin đã đề cập bên trên, có thể thấy, nếu như chứng chỉ CFA hoàn toàn cung cấp kiến thức chuyên môn về lĩnh vực Tài Chính thì MBA lại thiên về đào tạo kỹ năng quản lý trên nhiều lĩnh vực, không chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể.

CFA được công nhận giá trị trên toàn thế giới. Trong khi đó, mức độ công nhận của chứng chỉ MBA còn phụ thuộc vào danh tiếng của trường đào tạo.

Mặc dù so với MBA, tỷ lệ đỗ của CFA thấp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chính bởi khả năng đỗ của CFA thấp nên người sở hữu văn bằng CFA sẽ được đánh giá rất cao về nỗ lực cũng như kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được. 

Theo như thống kê của trường đại học Lancaster, CFA sẽ có tầm ảnh hưởng lớn hơn MBA trong lĩnh vực Tài Chính. Do đó, để trả lời cho câu hỏi liệu chứng chỉ CFA có thể thay thế cho MBA không thì câu trả lời chính là không. Bởi, chứng chỉ CFA và MBA có hai định hướng hoàn toàn khác nhau. 

MBA sẽ phù hợp hơn đối với những bạn có ý định phát triển theo hướng quản lý, kiến thức được cung cấp cũng sẽ đa dạng lĩnh vực hơn, không chỉ riêng Tài Chính. Còn chứng chỉ CFA sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất đối với những bạn đặt mục tiêu phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực Tài Chính.

Tạm kết

Chứng chỉ MBA hay CFA đều sẽ đem lại những lợi ích riêng nếu như bạn lựa chọn đúng với định hướng của mình. Hy vọng từ những thông tin SAPP Academy chia sẻ trên đây, các bạn đã nắm được bản chất của hai chứng chỉ MBA, CFA và xác định được sự lựa chọn phù hợp với mình. 

Nếu như bạn có ý định theo học chứng chỉ CFA và cần một địa chỉ đào tạo uy tín đảm bảo chất lượng để giúp bạn xây dựng định hướng học tập đúng đắn, bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP Academy. Với kinh nghiệm tư vấn và đào tạo hàng ngàn thí sinh CFA, SAPP Academy đã thấu hiểu được những băn khoăn mà ứng viên thường gặp phải khi ra quyết định học CFA trực tiếp tại trung tâm. Do đó, khóa học CFA Online “Trọn gói - Tiết kiệm - Cá nhân hóa” chắc chắn sẽ là giải pháp phù hợp để giải quyết những rào cản khiến bạn dù muốn nhưng vẫn chưa theo học CFA.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

đăng ký khóa học cfa online

Từ khóa » Chưng Chỉ Cfa