So Sánh Cổ Phiếu Và Trái Phiếu - Thịnh Vượng Tài Chính

7 mn read

Cổ phiếu và trái phiếu là hai loại hình đầu tư chứng khoán được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Vậy cổ phiếu là gì? Trái phiếu là gì? So sánh cổ phiếu và trái phiếu dựa vào các tiêu chí nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là loại hình chứng khoán được xác định dưới dạng văn bản hoặc bút toán ghi sổ. Hiểu đơn giản cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành. Với tác dụng xác nhận quyền sở hữu của 1 hoặc 1 số cổ phần trong công ty. Người sở hữu cổ phiếu có quyền được hưởng cổ tức chia không cố định phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả kinh doanh của công ty.

Theo khoản 2 Điều 6 Luật chứng khoán 2006: Cổ phiếu được định nghĩa là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu; đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”.

Luật doanh nghiệp 2014 cũng có định nghĩa về cổ phiếu tại khoản 1 Điều 120 như sau: “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành; bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó”. Theo các quy định này thì cổ phiếu được xem là một loại chứng khoán mang tính chất vốn; và chỉ công ty cổ phần mới có thể phát hành. Tuy nhiên không giống với cổ phiếu, cổ phần không phải là một loại chứng khoán. Cổ phiếu là loại tài sản mà quyền và lợi ích của người sở hữu được thể hiện thông qua cổ phiếu.

Còn theo quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật doanh nghiệp 2020: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành; bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.

Bài viết tham khảo: CÁCH CHƠI CỔ PHIẾU CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của một hay một số cổ phần trong công ty
Cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của một hay một số cổ phần trong công ty

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là loại chứng khoán được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hay bút toán ghi sổ. Với công dụng xác nhận nghĩa vụ trả nợ gồm lãi và vốn gốc của công ty phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu. Người sở hữu trái phiếu sẽ được trả một tỷ lệ lãi suất nhất định. Và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

Trái phiếu được định nghĩa theo khoản 3 Luật chứng khoán 2006;: “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành”. Như vậy trái phiếu có thể được hiểu là loại chứng khoán mang tính chất nợ do công ty trách nhiệm hữu hạn; hoặc công ty cổ phần phát hành.

Đọc thêm: TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP IBOND LÀ GÌ?

Có 3 loại trái phiếu hiện đang hiện hành:

  • Trái phiếu chính phủ
  • Trái phiếu doanh nghiệp
  • Trái phiếu chính quyền địa phương
Trái phiếu là chứng chỉ xác nhận nghĩa vụ trả nợ gồm lãi và vốn gốc của công ty phát hành
Trái phiếu là chứng chỉ xác nhận nghĩa vụ trả nợ gồm lãi và vốn gốc của công ty phát hành

So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Điểm giống nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu

  • Trái phiếu và cổ phiếu đều là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản. Hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.
  • Đều được gọi là chứng khoán.
  • Đều được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
  • Đều có thể trao đổi mua bán, chuyển nhượng cầm cố, thế chấp, thừa kế.
  • Đều được nhận lãi (cổ tức đối với cổ phiếu, trái tức đối với trái phiếu).
  • Trái phiếu và cổ phiếu đều là phương tiện thu hút vốn của nhà phát hành.
  • Đều có 2 loại: Ghi tên và không ghi tên.
  • Trong nội dung của cổ phiếu và trái phiếu đều có ghi:

Tên, trụ sở chính của công ty phát hành

Số và ngày cấp giấy chứng nhận ĐKKD

Ngày phát hành

Tên của người sở hữu (cổ đông).

Bài viết tham khảo: CÁCH ĐẶT LỆNH MUA/BÁN CỔ PHIẾU TẠI TCBS

Điểm khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu

Cổ phiếu Trái phiếu
Tính chất Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn điều lệ. Trái phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn vay.
Bản chất Cổ phiếu là chứng khoán vốn (người nắm giữ cổ phiếu là một chủ sở hữu của công ty), làm tăng vốn của chủ sở hữu công ty. Trái phiếu là chứng khoán nợ (người nắm giữ trái phiếu là chủ nợ của công ty), không làm tăng vốn của chủ sở hữu công ty.
Về tư cách người sở hữu Người sở hữu cổ phiếu là cổ đông, thành viên của công ty, và được sở hữu một phần lợi nhuận của công ty dưới hình thức lãi cổ phiếu. Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của công ty vì trái phiếu là một loại giấy ghi nhận nợ.
Về vấn đề hưởng lợi nhuận – Cổ phiếu có độ rủi ro cao. – Cổ tức thay đổi tùy thuộc vào khả năng sản xuất kinh doanh của công ty. Khi công ty làm ăn có lãi mới được chia lợi tức, khi công ty làm ăn thua lỗ thì không được chi trả cổ tức. – Trái phiếu có độ rủi ro thấp hơn. – Lợi tức thường không thay đổi, không phụ thuộc vào việc sản xuất kinh doanh của công ty có lãi hay không có lãi.
Về vấn đề trách nhiệm – Người sở hữu cổ phiếu chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào công ty. – Khi công ty bị giải thể hay phá sản thì cổ đông chỉ được trả lại phần vốn góp sau khi đã thanh toán hết mọi nghĩa vụ, mọi khoản nợ của công ty. – Người sở hữu trái phiếu không phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. – Khi công ty bị giải thể hay phá sản thì chủ sở hữu trái phiếu được ưu tiên thanh toán gốc và lãi trái phiếu trước (cổ phiếu) chủ sở hữu cổ phần.
Việc tham gia vào các hoạt động của công ty Người có cổ phiếu có quyền tham gia vào Đại hội đồng cổ đông của công ty, vào các cơ quan quản lý điều hành của công ty. Người có trái phiếu không có quyền tham gia vào các cơ quan quản lý của công ty, không được quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
Thời gian đáo hạn Cổ phiếu không có thời hạn xác định, không có tính hoàn trả trực tiếp. Trái phiếu được hoàn vốn và có thời hạn xác định. Thời hạn của trái phiếu có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn.
Hậu quả pháp lí của việc phát hành đối với công ty Kết quả của việc phát hành cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần và làm thay đổi quyền quản trị của các cổ đông. Kết quả của việc phát hành trái phiếu sẽ làm tăng vốn vay của công ty cổ phần và không ảnh hưởng gì đến quyền quản trị của các cổ đông.
Điểm khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu

Bài viết tham khảo: CHỨNG KHOÁN VÀ CỔ PHIẾU KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Nên đầu tư trái phiếu hay cổ phiếu?

Nên đầu tư trái phiếu hay cổ phiếu?
Nên đầu tư trái phiếu hay cổ phiếu?
  • Cổ phiếu và trái phiếu đều được mua bán trên thị trường chứng khoán. Giá thị trường của cổ phiếu và trái phiếu do cung cầu quyết định. Cổ phiếu và trái phiếu đều có rủi ro về giá.
  • Bản chất của cổ phiếu đầu tư thường là công cụ giao dịch trên thị trường; trong khi trái phiếu tự nhiên thuộc loại “mua và giữ”. Cổ phiếu thường được nắm giữ trong thời gian ngắn hơn. Chủ yếu là một tháng hoặc lâu hơn để tận dụng các lợi ích thu được từ các cổ phiếu cơ bản. Trong khi trái phiếu được nắm giữ trong thời gian lâu hơn lên đến 30 năm.
  • Lợi nhuận là một trong những điều mà hầu hết các nhà đầu tư tập trung vào. Tất nhiên tất cả các nhà đầu tư muốn có một số lợi nhuận tích cực. Trái phiếu có mức độ rủi ro thấp hơn. Vì lãi suất cố định và họ thường có lợi nhuận thấp hơn.
Năm vừa qua là năm đầy lợi nhuận của đầu tư trái phiếu tại TBCS- Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam- TECHCOMBANK.
Năm vừa qua là năm đầy lợi nhuận của đầu tư trái phiếu tại TBCS- Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam- TECHCOMBANK.

Từ những nhận định trên, có thể thấy việc đầu tư trái phiếu hay cổ phiếu phụ thuộc vào mỗi nhà đầu tư. Phụ thuộc vào khả năng tài chính, thời gian cần thu hồi vốn; và mức độ chấp nhận rủi ro như thế nào. Mỗi kênh đầu tư đều mang lại lợi ích nếu nhà đầu tư lựa chọn thời điểm; và đầu tư một cách thông minh.

Bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan khi So sánh cổ phiếu và trái phiếu. Mong rằng kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình đầu tư. Chúc các bạn thành công!

Bài viết tham khảo:

  • TRÁI PHIẾU KHÁC CỔ PHIẾU NHƯ THẾ NÀO?
  • ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU TECHCOMBANK
  • CÁCH MUA CỔ PHIẾU ONLINE NHANH CHÓNG
4.9/5 - (11 bình chọn)

Từ khóa » Hãy So Sánh Cổ Phiếu Và Trái Phiếu