So Sánh Công Ty Cổ Phần Và Công Ty Hợp Danh - Luật Phamlaw
Có thể bạn quan tâm
So sánh công ty cổ phần và công ty hợp danh
Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp ở Việt Nam khá đa dạng. Chính vì vậy, để có thể chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tại và định hướng phát triển, người chủ doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Dưới đây là nội dung chi tiết của Luật Phamlaw khi so sánh công ty cổ phần và công ty hợp danh để quý khách hàng có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
1. Công ty cổ phần là gì?
Theo quy định tại Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là doanh nghiệp:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật doanh nghiệp 2020.
– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
2. Công ty hợp danh là gì?
Theo quy định tại Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó:
– Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Sự tương đồng của công ty cổ phần và công ty hợp danh
– Đều là những loại hình doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
– Đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
4. Điểm khác biệt giữa công ty cổ phần và công ty hợp danh
Bên cạnh những điểm tương đồng, công ty cổ phần và công ty hợp danh còn có điểm khác biệt thể hiện qua các khía cạnh sau:
4.1 Về thành viên, cổ đông công ty
Đối với công ty hợp danh: Có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu, ngoài ra công ty hợp danh còn có thêm thành viên góp vốn.
Đối với công ty cổ phần: Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
4.2. Trách nhiệm của thành viên/cổ đông
Đối với công ty hợp danh:
Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Đối với công ty cổ phần: Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
4.3 Về vốn của doanh nghiệp
Đối với công ty hợp danh:
– Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.
– Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty
Đối với công ty cổ phần:
– Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại.
– Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
4.4 Về huy động vốn
Đối với công ty hợp danh: Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để có thể huy động vốn.
Đối với công ty cổ phần: Được quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Các loại cổ phần:
– Cổ phần phổ thông
– Cổ phần ưu đãi cổ tức
– Cổ phần ưu đãi hoàn lại
– Cổ phần ưu đãi biểu quyết
– Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định
4.5 Cơ cấu tổ chức
Công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên của công ty. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác
Đối với công ty cổ phần: Có hai mô hình về cơ cấu tổ chức quản lý:
– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát
– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị.
4.6 Về người đại diện theo pháp luật
Đối với công ty hợp danh:
– Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty
– Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty
Đối với công ty cổ phần:
– Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty
– Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
5. Ưu và nhược điểm của công ty hợp danh:
Ưu điểm:
– Công ty hợp danh yêu cầu phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng kinh doanh dưới một tên chung gọi là thành viên hợp danh. Bởi vậy, công ty hợp danh sẽ kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người, dễ dàng tạo được sự tin cậy với đối tác kinh doanh.
– Do số lượng thành viên ít, là những người có mối quan hệ thân thiết với nhau trước đó nên việc quản lý công ty không quá phức tạp.
– Cơ cấu tổ chức gọn nhẹn, dễ quản lý. Thích hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhược điểm:
– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. Trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.
– Dù có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế, các thành viên chỉ có thể góp thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thành viên mới.
6. Ưu và nhược điểm của công ty cổ phần:
Ưu điểm:
– Ít rủi ro cho cổ đông trong công ty khi hoạt động vì cổ đông chỉ chịu trách nhiệm khi có phát sinh trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên hạn chế mức độ rủi ro vào công ty
– Công ty có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty và đưa lên Sàn giao dịch chứng khoán, có thể chuyển nhượng vốn cho cổ đông trong và ngoài công ty, số lượng cổ đông trong công ty là không giới hạn, chính vì vậy có thể xem công ty cổ phần là loại hình có khả năng huy động vốn cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp.
– Việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông trong công ty được tiến hành tương đối dễ dàng sau khi công ty hoạt động trên 03 năm.
Nhược điểm:
– Ít niềm tin với đối tác khi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp.
– Phải có từ 03 cổ đông mới được thành lập công ty.
– Trong trường hợp công ty có quá nhiều cổ đông thì việc quản lý, điều hành công ty rất phức tạp, rất dễ xảy ra trường hợp không đồng nhất ý kiến của các cổ đông trong bộ máy quản lý.
– Do tính chất công khai, bất cứ đối tượng nào đều có thể trở thành cổ đông nên vấn đề bảo mật sẽ khó khăn hơn.
Trên đây là tư vấn của Phamlaw về So sánh công ty cổ phần và công ty hợp danh. Nếu như doanh nghiệp của bạn cần tư vấn pháp luật doanh nghiệp hoặc thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Luật Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được hỗ trợ nhanh nhất.
5/5 - (1 bình chọn)Có thể bạn quan tâm- Kinh nghiệm vàng mua nhà đất không thể bỏ qua (bài 1)
- Ngân hàng khởi kiện khách hàng là cá nhân vay tiền, yêu cầu trả nợ vốn vay và thanh toán lãi còn thiếu (Phúc thẩm)
- Thông tư số 57/2009/TT-BTC ngày 24 tháng 3 năm 2004
- Hồ sơ mẫu: Vụ án kiện đòi tài sản
- Những lưu ý trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Tình huống hay theo Luật Doanh nghiệp 2014
- Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola khởi kiện đại lý Trần Văn Dũng (phúc thẩm)
- Thông tư số 08/2006/TT-BTM ngày 17 tháng 4 năm 2006
- Vận chuyển trái phép chất ma túy sẽ bị xử lý như thế nào ?
- Giải quyết tranh chấp quyền cấp thoát nước qua bất động sản liền kề
Bài viết cùng chủ đề
- Chính phủ điện tử
- Chấm dứt hợp đồng lao động vì không hoàn thành công việc
- Làm lại giấy khai sinh trong trường hợp mất hết giấy tờ tùy thân
- Thủ tục đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản gắn liền với đất lần đầu
- Ảnh hưởng của thỏa thuận thành viên hoặc cổ đông đến việc quản lý doanh nghiệp
- Xử lý lấn chiếm đất đai khi đã xây dựng nhà cửa kiên cố
- Điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ theo quy định hiện hành
- Địa chỉ thường trú
Từ khóa » Phần Sỏ
-
Hiển Thị Số Dưới Dạng Phân Số - Microsoft Support
-
Các Dạng Toán Tìm Phần Thực Và Phần Ảo Của Số Phức - Marathon
-
CƠ SỞ DỮ LIỆU NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-
Tổng Hợp Các Vị Trí Xỏ Khuyên Tai đẹp Cho Nam, Nữ Phổ Biến Nhất
-
Trang Chủ - Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Trung An
-
BẢO MINH - Tổng Công Ty Cổ Phần Bảo Minh
-
Khai Trương Phần Mềm Sổ Tay đảng Viên điện Tử Tỉnh Thanh Hóa.
-
Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Phú Hoà Tân
-
Hồ Sơ Thủ Tục Thành Lập Công Ty Cổ Phần Theo Quy định - Luật LawKey