So Sánh Giải Thể Và Phá Sản Doanh Nghiệp. Giải Thể ... - Luật Hoàng Sa
Có thể bạn quan tâm
SO SÁNH GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP.
Giải thể và phá sản doanh nghiệp đều dẫn đến hậu quả chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014, Phá sản doanh nghiệp là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể Thế nào là giải thể doanh nghiệp mà chỉ đưa ra các trường hợp và trình tự, thủ tục về giải thể doanh nghiệp. Từ đó, ta có thể hiểu là Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền.
Công ty Luật Hoàng Sa chia sẻ về các quy định của Giải thể, Phá sản, các tiêu chí của sự khác nhau và giống nhau giữa Giải thể và Phá sản theo quy định pháp luật hiện hành.
Giải thể và phá sản doanh nghiệp có những điểm giống nhau, khác nhau cơ bản như sau:
1. ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP:
- Đều dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.
- Đều bị thu hồi con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản.
2. ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP:
Tiêu chí | Giải thể doanh nghiệp | Phá sản doanh nghiệp |
Căn cứ pháp lý | Luật Doanh nghiệp 2020 | Luật Phá sản 2014 |
Nguyên nhân | Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn. - Theo quyết định của những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp. - Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. - Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. | Theo Luật Phá sản 2014, doanh nghiệp được công nhận là phá sản khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện: - Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ, tức là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. - Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản. |
Người nộp đơn yêu cầu | Những người có quyền nộp đơn yêu cầu giải thể doanh nghiệp bao gồm: - Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân. - Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần. - Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH. - Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. | Những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bao gồm: - Chủ doanh nghiệp tư nhân - Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần - Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên - Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Thành viên hợp danh của công ty hợp danh. - Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần - Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở - Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp - Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng. |
Loại thủ tục | Giải thể doanh nghiệp là một loại thủ tục hành chính do người có thẩm quyền trong doanh nghiệp tiến hành làm việc với Cơ quan đăng ký kinh doanh. | Phá sản là một loại thủ tục tư pháp do Tòa án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ. |
Hậu quả pháp lý | Doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại. | Doanh nghiệp bị phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp (Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng bị xóa tên và chấm dứt sự tồn tại). |
Quyền của Chủ sở hữu, người bị quản lý điều hành | Quyền tự do kinh doanh của chủ sở hữu, người bị quản lý điều hành không bị hạn chế. | Nhà nước có thể hạn chế quyền tự do kinh doanh đối với chủ sở hữu hay người quản lý điều hành. |
Thứ tự thanh toán tài sản | Thứ tự thanh toán khi giải thể như sau: - Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết. - Nợ thuế. - Các khoản nợ khác. - Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí, phần tài sản còn lại sẽ chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần. | Thứ tự thanh toán khi phá sản như sau: - Chi phí phá sản. - Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết. - Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã. - Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ. - Sau khi đã thanh toán hết các khoản trên mà vẫn còn tài sản thì phần còn lại này thuộc về: chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần; thành viên của công ty hợp danh. - Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ. |
Trình tự, thủ tục | Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp (trừ trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) được tiến hành như sau: - Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. - Tiến hành tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp. - Thông báo công khai quyết định giải thể doanh nghiệp. - Doanh nghiệp tiến hành thanh toán các khoản nợ và phân chia phần tài sản còn lại theo quy định. - Nộp hồ sơ giải thể. - Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. | Trình tự, thủ tục phá sản của doanh nghiệp được tiến hành như sau: - Nộp đơn cho Tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản. - Tòa án xem xét và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. - Tòa án mở thủ tục phá sản đối với những trường hợp đã đáp ứng đủ điều kiện mở thủ tục phá sản. - Triệu tập hội nghị chủ nợ. - Phục hồi doanh nghiệp. - Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản. |
MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU CỦA CÔNG TY LUẬT HOÀNG SA
- Tập đoàn FPT (FPT Soft, FPT University, FPT shop, Fis ...).
- Công ty Bình Minh (Petro Bình Minh Quảng Ninh).
- Công ty TNHH Osco International (Nhật Bản).
- Tổng công ty Mỏ Việt Bắc - Tập đoàn TKV.
- Công ty CP Licogi13- CMC.
- Công ty CP đầu tư BizMan (Quảng Cáo ngoài trời).
- Công ty TNHH truyền thông Dolphin.
- Công ty Ô tô Hyundai Đông Nam.
- Công ty chứng khoán Vinashin.
- Công ty Dịch vụ bảo vệ Đông Nam Á - SeaBank AMC.
- Constrexim Holding.
- Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (MBBank).
- Ngân hàng ShinhanBank tại Việt Nam.
- Công ty giáo dục quốc tế Nhật Bản (tư vấn du học).
- Công ty VnTrip OTA (Du lịch lữ hành) ...
Từ khóa » Khác Nhau Giữa Phá Sản Và Giải Thể
-
PHÂN BIỆT PHÁ SẢN VỚI GIẢI THỂ
-
So Sánh Phá Sản Và Giải Thể Doanh Nghiệp - Luật LawKey
-
So Sánh Giữa Phá Sản Doanh Nghiệp Và Giải Thể Doanh Nghiệp
-
Phân Biệt Giải Thể Và Phá Sản Doanh Nghiệp - AZTAX
-
So Sánh Giải Thể Và Phá Sản Theo Quy định
-
6 điểm Khác Nhau Giữa Giải Thể Và Phá Sản Doanh Nghiệp
-
6 điểm Khác Nhau Giữa Giải Thể Và Phá Sản Doanh ... - LuatVietnam
-
So Sánh Giải Thể Và Phá Sản - Giấy Phép Kinh Doanh
-
So Sánh Sự Giống Và Khác Nhau Giữa Giải Thể Và Phá Sản Doanh ...
-
GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN CÓ GÌ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU???
-
Khác Nhau Giữa Giải Thể Và Phá Sản Doanh Nghiệp - Bách Khoa Luật
-
Giải Thể Doanh Nghiệp, Những điểm Phân Biệt Giữa Giải Thể Và Phá Sản
-
Phân Biệt Giải Thể Và Phá Sản - Luật Hồng Phúc
-
Đừng Nhầm Lẫn Giữa Phá Sản Và Giải Thể Doanh Nghiệp - TPI Việt Nam