SO SÁNH GIỮA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH CHÙM TIA HÌNH NÓN ...

Phần 1. Chất lượng hình ảnh chủ quan

     TÓM TẮT

     Mục tiêu: Nhằm so sánh chất lượng hình ảnh và khả năng hiển thị các cấu trúc giải phẫu ở hàm dưới giữa năm loại máy chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón (CBCT) và một hệ thống chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt (MSCT).

    Tài liệu và phương pháp: Một xương hàm dưới khô được chụp bởi năm loại CBCT (Accuitomo 3D, i-CAT, NewTom 3G, Galileos, Scanora 3D) và một hệ thống MSCT (Somatom Sensation 16) sử dụng 13 tiêu chuẩn cắt khác nhau. Khả năng hiển thị 11 cấu trúc giải phẫu và độ nhiễu hình ảnh tổng thể được so sánh giữa CBCT và MSCT. Năm quan sát viên độc lập xem hình ảnh CBCT và MSCT trong ba mặt phẳng hình học (đứng dọc, đứng ngang và ngang) và đánh giá chất lượng hình ảnh theo năm thang điểm.

     Kết quả: Có những sự khác biệt đáng kể giữa khả năng hiển thị hình ảnh các cấu trúc giải phẫu và độ nhiễu hình ảnh giữa MSCT và CBCT và giữa năm loại hệ thống CBCT (p=0.0001). Mức độ tinh tế của các cấu trúc như xương xốp và dây chằng nha chu hiển thị kém hơn và có sự khác biệt giữa các hệ thống khi so sánh với những cấu trúc giải phẫu khác (p=0.0001). Sự hiển thị hình ảnh các cấu trúc tương đối lớn như ống thần kinh răng dưới và lỗ cằm ở tất các các thiết bị đều tốt. Hệ thống Accuitomo tốt hơn MSCT và tất cả các hệ thống CBCT khác trong việc hiển thị các cấu trúc giải phẫu trong khi đó MSCT tốt hơn tất các các hệ thống CBCT trong việc giảm độ nhiễu hình ảnh.

     Kết luận: Chất lượng hình ảnh CBCT ngang ngửa hoặc thậm chí là tốt hơn MSCT mặc dù vẫn có một số khác biệt còn tồn tại giữa các hệ thống CBCT khác nhau trong việc hiển thị các cấu trúc tinh tế. Khi xem xét đến liều lượng phóng xạ thấp và hình ảnh có độ phân giải cao thì CBCT tốt hơn so với X quang nha khoa.

  1. Giới thiệu

X quang kỹ thuật số hai chiều trong miệng và phim panorex được các nha sĩ sử dụng rộng rãi trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, hình ảnh X quang hai chiều thường khó phân tích vì các cấu trúc xương phức tạp bị chồng lên nhau. Những cấu trúc giải phẫu như lỗ lưỡi và lỗ răng cửa, vốn là nơi chứa mạch máu – thần kinh thường khó xác định được. Ngoài ra, xương vỏ mặt trong hàm dưới và độ rộng mào xương ổ răng không thể đánh giá chính xác được. Sự phát triển của chụp cắt lớp vi tính (CT) cho phép đánh giá theo ba chiều không gian (3D) các cấu trúc sọ mặt. CT ngày càng trở thành một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán đầu – mặt – cổ và trong những thủ thuật phẫu thuật miệng khác.

Tuy nhiên, CT vẫn không phải là công cụ lý tưởng để tiến hành những chẩn đoán cụ thể trong thực hành nha khoa, chẳng hạn như răng ngầm hoặc những tổn thương quanh chóp. Việc phơi nhiễm với phóng xạ quá nhiều, giá thành cao và không phải phòng nha nào cũng có thiết bị máy móc làm cản trở việc sử dụng thường quy công nghệ này trong thực hành nha khoa. Cone Beam CT (CBCT) là cách tiếp cận thay thế đầy hứa hẹn nhờ việc cung cấp hình ảnh có chất lượng chẩn đoán cao với độ phân giải dưới milimet, thời gian quét ngắn và giảm liệu lượng phóng xạ thấp hơn 15 lần so với CT đa lát cắt (MSCT). CBCT được sử dụng trong một số ứng dụng phẫu thuật quan trọng trong miệng và hàm mặt bao gồm cắm implant, gãy xương và răng, kiểm tra khớp thái dương hàm, những trường hợp chỉnh hình (khe hở môi – vòm miệng, răng ngầm, vị trí vít cắm trong xương), nhổ răng khôn và những trường hợp nội nha (đánh giá ống tuỷ, tổn thương vùng chóp và tiêu chân răng). Những báo cáo trước đây cho thấy thiết bị CBCT cho chất lượng hình ảnh tốt và cung cấp đầy đủ thông tin của những cấu trúc giải phẫu khác nhau.

Những nghiên cứu trước đây so sánh giữa MSCT và CBCT cho thấy sự khác biệt đáng kể về chất lượng hình ảnh thể hiện qua khả năng mô tả cấu trúc giải phẫu xương hàm trên. Hầu hết những báo cáo trước đây về chất lượng CBCT đều có những hạn chế, tuy nhiên, chỉ một hoặc một vài hệ thống như vậy. Trong khi đó, những máy CBCT khác được giới thiệu sau này hoặc được nâng cấp đã làm thay đổi chuẩn so sánh của những máy CBCT so với máy MSCT. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm so sánh giữa chất lượng hình ảnh chủ quan và khả năng hiển thị những cấu trúc giải phẫu ở xương hàm dưới giữa năm loại CBCT và một máy MSCT.

  1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Một xương hàm dưới khô được lấy từ Viện Nghiên Cứu Y Sinh Học (Đại học BIOMED Hasselt, Bỉ). Xương hàm dưới được đặt trong một hộp nhựa và ngâm trong nước để mô phỏng mô mềm và sau đó được chụp bởi năm máy Cone Beam CT: NewTom 3G® (Quantitative Radiology, Verona, Ý), Accuitomo® 3D (Morita, Kyoto, Nhật Bản), i-CAT® (Imaging Sciences International, Hatfield, Pennsylvania, Mỹ) và Galileos® (Sirona, Bensheim, Đức), Scanora® 3D (Soredex, Tuusula, Phần Lan) và  một máy MSCT-scanner Somatom Sensation® (Siemens, Erlangen, Đức).

Mười ba tiêu chuẩn quét và những vùng quan sát khác nhau được lựa chọn cho 6 thiết bị. Đặc điểm máy quét và tiêu chuẩn quét cho mỗi máy được trình bày trong bảng 1. Tất cả các hình quét được đưa về định dạng tập tin DICOM 3. Mười một cấu trúc giải phẫu bao gồm trong phân tích (Bảng 2). Năm thang điểm được dùng để đánh giá khả năng hiển thị 11 cấu trúc giải phẫu và độ nhiễu hình ảnh (1 = xuất sắc, 2 = tốt, 3 = chấp nhận được, 4 = kém, 5 = rất kém). Năm quan sát viên đánh giá tất cả các hình ảnh hai lần độc lập nhau trong hai lần khảo sát, trong đó hai lần khảo sát cách nhau ít nhất một tuần. Những quan sát viên là các nha sĩ đã được theo học chương trình thạc sĩ nâng cao về X quang trong nha khoa. Họ không được thấy loại máy CT và những tiêu chuẩn quét đã được chọn.

     Bảng 1

Tổng quan về thiết bị CT và tiêu chuẩn quét.

 

Thiết bị CT

 

Tuỳ chọn

 

kV

 

mA

 

Thời gian quét (giây)

 

FOVa

(cm)

 

Độ phân giải Pixel (mm)

 

Độ dày lát

cắt (mm)

Accuitomo 3D

0.5mm STb

80

4

17.5

4×3

0.125/0.125

0.5

1mmSTb 17.5 4×3 0.125/0.125 1
Scanora 3D MSRc 85 10 20 10×7.5 0.3/0.3 0.3
MHRd 20 10×7.5 0.2/0.2 0.2
SHRe 20 6×6 0.15/0.15 0.15
NewTom 3G h-HRf 110 3 36 10×10 0.18/0.18 0.1
HRg 36 15×15 0.18/0.18 0.4
SRh 36 20×20 0.4/0.4 0.6
i-CAT Full 120 5.5 20 16×13 0.4/0.4 0.4
MaxResi 40 16×6 0.2/0.2 0.2
Galileos HCMj 85 5 14 15×15 0.3/0.3 0.3
Somatom Sensation 16 H70h 120 90 20 25×9 0.28/0.28 0.3
  H60s 120 80 20 25×7.6 0.48/0.48 0.5

a FOV: Trường quan sát ảnh (đường kính ×chiều cao).

b ST: Độ dày lát cắt.                

c MSR: (Scanora) Trường trung bình độ phân giải tiêu chuẩn.

d MHR: (Scanora) Trường trung bình độ phân giải cao.

e SHR: (Scanora) Trường nhỏ độ phân giải cao.

f h-HR: (NewTom) Độ phân giải rất cao.

g HR: (NewTom) Độ phân giải cao.

h SR: (NewTom) Độ phân giải tiêu chuẩn.

i MaxRes: (ICT) Độ phân giải tối đa.

j HCM: (Galileos) Chế độ tương phản cao.

     Bảng 2

Các mô hình hỗn hợp tuyến tính (GLMs) ước lượng khả năng hiển thị các cấu trúc giải phẫu của sáu máy CT trong hai thí nghiệm (1 và 2) ở lát cắt đứng ngang.

Cấu trúc giải phẫu Ước lượng Giá trị p
Lỗ cằm −0.1027 0.8218
Ống thần kinh răng dưới −0.3482 0.4447
Xương vỏ −0.6598 0.1482
Tuỷ răng −0.7941 0.1686
Ngà răng −1.5715 0.9513
Ống răng cửa −1.7078 0.4625
Men răng −1.8258 0.1291
Ống lưỡi −1.9394 0.3614
Dây chằng nha chu −2.5574 0.0001
Xương xốp −2.7193 0.0001
Lamina dura −4.04 0.0001

     * Ước lượng càng cao thì khả năng hiển thị cấu trúc giải phẫu càng tốt hơn. Lưu ý rằng xương xốp, dây chằng nha chu và lamina dura hiển thị kém hơn các cấu trúc giải phẫu khác và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0.0001)

    Hai cuộc thí nghiệm được thực hiện:

    Thí nghiệm 1: 13 bộ dữ liệu DICOM từ sáu hệ thống được đưa lên quan sát bằng phần mềm Volview (v.2.0, Kitware Inc., Clifton Park, New York) trong màn hình phẳng điều chỉnh  (1280×1024, Philips Brilliance 200WP, Brussels, Bỉ). Những quan sát viên được yêu cầu xác định các cấu trúc giải phẫu và đánh giá độ nhiễu hình ảnh qua bộ dữ liệu được tái tạo lại theo ba chiều không gian (đứng dọc, đứng ngang và ngang). Những quan sát viên được phép điều chỉnh độ sáng tối và tương phản để hình ảnh có thể được hiển thị một cách tốt nhất. Thiết kế này được lựa chọn giống như cách chẩn đoán thường ngày vẫn làm trên lâm sàng, cho phép bác sĩ điều chỉnh cách hiển thị hình ảnh.

     Thí nghiệm 2: Một điều tra viên không tham gia vào việc đo đạt chọn lựa 13 hình ảnh trong mỗi cấu trúc giải phẫu (một cái với mỗi tiêu chuẩn quét) trong mỗi mặt phẳng tái cấu trúc (đứng dọc, đứng ngang, và ngang). Tổng cộng có 429 lát cắt được lựa chọn (11 cấu trúc giải phẫu × 13 sự lựa chọn FOV × 3 mặt phẳng). Lát cắt được tiêu chuẩn hóa dựa trên việc xác định mốc giải phẫu theo những cấu trúc giải phẫu đồng nhất tương ứng với vị trí của những đầu quét khác nhau (hình 1 và 2). Để tiêu chuẩn hóa điều kiện hiển thị, độ sáng của hình ảnh và độ tương phản được hiệu chuẩn bởi một đồng hồ đo sáng (PeakTech® 5025, Durr Dental, Đức). Các quan sát viên được phép điều chỉnh độ sáng và độ tương phản hoặc cách tái lập hình ảnh để đảm bảo có thể chuẩn hóa so sánh.

Picture18

Hình 1. Một trong những lát cắt được tiêu chuẩn hoá ở vị trị ống lưỡi cho thấy hình ảnh ống lưỡi, xương vỏ và xương xốp tương ứng với những máy quét khác nhau.(1 = NewTom3G Độ phân giải rất cao; 2 = Galileos Chế độ tương phản cao; 3 = SomatomSensation 16 H60s; 4 = Accuitomo3D/ độ dày 1mm;5 = Somatom Sensation 16 H70h; 6 = i-CAT Toàn cảnh; 7 = i-CAT Độ phân giải tối đa; 8 = Scanora 3D Trường trung bình độ phân giải cao; 9 = NewTom 3G Độ phân giải cao; 10 = Scanora 3D Trường trung bình độ phân giải cao; 11 = Accuitomo 3D/ Độ dày 0.5mm; 12 = NewTom 3G Độ phân giải tiêu chuẩn; 13 = Scanora 3D Trường nhỏ độ phân giải cao).

Picture19

Hình 2. Một lát cắt theo mặt phẳng đứng dọc ở ống thần kinh hàm dưới cho thấy chất lượng hình ảnh của các cấu trúc ống hàm dưới, xương xốp, khoảng dây chằng nha chu và lamina dura. Hình số 4 và hình số 11 có chất lượng hình ảnh cao hơn so với những hình khác. Hai bức hình này là từ Accuitomo 3D.

     Phân tích thống kê

Sự đồng thuận của mỗi quan sát viên trong hai lần khảo sát và giữa các quan sát viên được đánh giá bằng số liệu thống kê Kappa của phân mềm MedCalc (Phiên bản MedCalc® 9.3.9.0, Mariakerke, Bỉ). Các mẫu hình hỗn hợp tuyến tính tổng quát (GLMs) (PROC NLMIXED, SAS® Institute Inc., Cary, New Caledo-nia) được ứng dụng để phân tích (1) sự khác biệt tổng thể về khả năng hiển thị các cấu trúc giải phẫu (trên mỗi cấu trúc) giữa sáu hệ thống CT, (2) sự khác biệt về chất lượng hình ảnh tổng thể (bao gồm tất cả các cấu trúc giải phẫu) giữa các hệ thống, (3) ảnh hưởng của hướng lát cắt hình ảnh (đứng dọc, đứng ngang, hoặc ngang) và (4) sự  khác biệt giữa các quan sát viên và trong mỗi quan sát viên giữa hai lần xem hình. Sử dụng thử nghiệm Kruskal – Wallis để đánh giá sự khác biệt quan trọng giữa sáu hệ thống trong việc mô tả các cấu trúc giải phẫu giống hệt nhau.

  1. Kết quả

Sự thống nhất giữa các quan sát viên và của mỗi quan sát viên có số liệu thống kê Kappa trung bình trong cả hai thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 với kết quả lần lượt là k = 0.48 và k = 0.51. Không có sự khác biệt quan trọng giữa các kết quả đo giữa thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2. GLMs ước tính kết quả về chất lượng hình ảnh tổng thể của sáu hệ thống và khả năng hiển thị những cấu trúc giải phẫu khác nhau được tổng hợp ở bảng 2 và 3. Xương xốp, dây chằng nha chu và lamina dura có khả năng hiển thị thấp hơn so với những cấu trúc khác (p = 0.0001). Khả năng hiển hị của những cấu trúc giải phẫu khác không có sự khác biệt đáng kể (Bảng 3). Không có sự ảnh hưởng quan trọng mang tính thống kê về hướng của các lát cắt đến sự hiện thị những điểm mốc giữa sáu hệ thống (p = 0.6931).

     Bảng 3

Hệ thống CT Ước lượng Giá trị p
Accuitomo 3D 1mm ST 3.5606 0.0001
Accuitomo 3D 1mm ST 2.6436 0.0001
Somatom Sensation 16 H70h 1.5866 0.0001
i-CAT MaxRes 0.77 0.0161
NewTom 3G HR 0.367 0.2469
Scanora 3D MH 0.2901 0.37
Somatom Sensation H60s 0.2405 0.4467
Scanora 3D SH 0.1363 0.0001
i-CAT full −0.3215 0.3043
Scanora 3D MSR −0.8898 0.0052
NewTom 3G H-HR −1.0106 0.0015
NewTom 3G SR −1.7451 0.0001
Galileos HCM −2.9497 0.0001

Khi xếp hạng khả năng hiển thị xương xốp, dây chằng nha chu và lamina dura của mỗi hệ thống và mỗi tiêu chuẩn quét, hệ thống Accuitomo cho kết quả tốt nhất (bảng 4 và hình 2). MSCT xếp thứ hai sau Accuitomo về khả năng hiển thị những cấu trúc này. Tuy nhiên, MSCT vượt trội hơn các hệ thống CBCT khác khi xét về mức độ nhiễu hình ảnh (bảng 4).

     Bảng 4

Kết quả của thử nghiệm Kruskal – Wallis xếp hạng sự khác biệt giữa các thiết bị CT về khả năng hiển thị xương xốp, dây chằng nha chu và lamina dura. PN là số giá trị p đáng kể.

Cấu trúc giải phẫu Độ nhiễu hình ảnh
Xương xốp PN* Dây chằng nha chu PN Lamina dura PN Độ nhiễu PN
Accuitomo 3D 0.5mm ST 5 Accuitomo 3D 1mm ST 6 Accuitomo 3D 1mm ST 7 Somatom Sensation 16 H70h 8
Accuitomo 3D 1mm ST 5 Accuitomo 3D 0.5mm ST 5 Accuitomo 3D 0.5mm ST 5 Somatom Sensation H60s 0
Somatom Sensation 16 H70h 3 Somatom Sensation 16 H70h 5 Somatom Sensation 16 H70h 4 Accuitomo 3D 1mm ST 0
i-CAT MaxRes 3 Scanora 3D SH 5 Scanora 3D MH 4 i-CAT full 0
NewTom 3G HR 3 NewTom 3G HR 2 Scanora 3D SH 3 i-CAT MaxRes 0
Scanora 3D MH 3 i-CAT MaxRes 0 NewTom 3G HR -1 NewTom3GSR -1
Scanora 3D SH 3 Scanora 3D MH 0 i-CAT MaxRes -1 Galileos HCM -1
Scanora 3D MSR 1 Scanora 3D MSR -1 Scanora 3D MSR -1 Scanora 3D MSR -1
Somatom Sensation H60s -2 NewTom 3G h-HR -4 i-CAT full -2 NewTom3GHR -1
i-CAT full -2 Somatom Sensation H60s -4 NewTom3GSR -4 Scanora 3D MH -1
NewTom 3G h-HR -7 NewTom3GSR -4 NewTom 3G h-HR -5 Accuitomo 3D 0.5mm ST -1
Galileos HCM -7 Galileos HCM -5 Galileos HCM -5 NewTom 3G h-HR -1
NewTom 3G SR -8 i-CAT full -5 Somatom Sensation H60s -5 Scanora 3D SH -1

     PN* thể hiện mức độ khác biết giữa các thiết bị CT. Giá trị dương nghĩa là thiết bị CT này có chất lượng hình ảnh tốt hơn so với những thiết bị khác (chẳng hạn xương xốp, Accuitomo 0.5mm ST, PN= 5 nghĩa là quét Accuitomo 0.5mm ST hiển thị xương xốp tốt hơn nhiều so với năm thiết bị còn lại). Giá trị âm nghĩa là thiết bị CT cho chất lượng hình ảnh kém hơn so với những thiết bị khác.

  1. Thảo luận

Một vài hình thức quét và cách tái cấu trúc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh thu được, do đó ảnh hưởng đến khả năng hiển thị hình ảnh X quang của cấu trúc giải phẫu và độ nhiễu hình ảnh. Những kết quả từ những nghiên cứu trước so sánh hai hệ thống CBCT hoặc giữa CBCT và MSCT cho thấy rằng chất lượng hình ảnh CBCT có thể tương đương được với MSCT. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm so sánh chất lượng hình ảnh chủ quan và khả năng hiển thị các cấu trúc mô cứng của năm hệ thống CBCT và hệ thống MSCT sử dụng các cài đặt quét FOV với những hướng tái cấu trúc khác nhau (đứng dọc, đứng ngang và ngang).

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng chất lượng hình ảnh của năm hệ thống CBCT tương đương với MSCT và trong một hệ thống (Accuitomo 3D), chất lượng hình ảnh cao hơn vượt trội. Điều này quan trọng trên lâm sàng do CBCT giảm liều lượng phóng xạ lên bệnh nhân khi so sánh với MSCT và giá thành của nó cũng không đắt bằng nên sử dụng được rộng rãi hơn. Tuy nhiên, những kết quả này chỉ giới hạn ở những cấu trúc mô cứng.

Do sự khác biệt trong thiết kế và chỉ định lâm sàng, tất cả các hệ thống CBCT không nên được xem là giống nhau và không có máy nào là tối ưu nhất cho tất cả các thủ thuật chẩn đoán. Tuy nhiên, những kết quả từ cả hai cuộc thí nghiệm cho thấy rằng tất cả các hệ thống có thể hiển thị lỗ cằm, ống thần kinh răng dưới, ống răng cửa và buồng tuỷ rõ ràng dù cho dùng máy quét hay cài đặt cách tái cấu trúc hình ảnh nào. Đối với ống lưỡi thì cần cài đặt chế độ phân giải cao cho tất cả các máy để tăng khả năng hiển thị.

Men và ngà răng chịu ảnh hưởng từ các loại máy quét và kiểu cài đặt FOV. Xương xốp, dây chằng nha chu và lamina dura tương đối nhỏ và thấy ít rõ nhất trong các cấu trúc giải phẫu với tất cả các máy và lựa chọn FOV. FOV nhỏ của Accuitomo 3D và MSCT hiển thị những cấu trúc đó tốt hơn. Điều này cũng khẳng định lại những phát hiện trước đây. Nhìn chung, có thể nói rằng FOV nhỏ và việc quét với độ phân giải cao là tối ưu cho những cấu trúc giải phẫu chi tiết (chẳng hạn như trong nội nha), trong khi những lát cắt dung lượng lớn sẽ có thể cho hình ảnh 3D tốt hơn. Về mặt đó, cần phải nói rằng CT xoắn ốc vẫn có độ phân khúc chính xác hơn.

Tuỳ chọn FOV cụ thể cho mỗi hệ thống. Trong một vài hệ thống, dung lượng quét có thể điều chỉnh tuỳ theo yêu cầu lâm sàng (chẳng hạn như Scanora, NewTom 3G và i-CAT). Đối với những trường hợp khác, chỉ có một tuỳ chọn FOV duy nhất (chẳng hạn như Galileos). Tuỳ chọn FOV quyết định kích thước voxel được sử dụng, mà có thể được xác định bởi độ phân giải pixel trong mặt phẳng ‘xy’ và độ dày lát cắt trong mặt phẳng ‘z’. Kích thước voxel hình ảnh có sự tương quan trong không gian cao đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng hình ảnh. Chẳng hạn Accuitomo 3D có kích thước voxel rất nhỏ (0.125mm).

Tuy nhiên, đáng lưu ý là độ phân giải trong không gian cũng cao tương ứng với độ nhiễu hình ảnh và tương phản với tỉ lệ nhiễu. NewTom 3G với độ phân giải cao (NewTomh – HR) tái thiết, chẳng hạn như có một lát cắt dày 0.1mm và nó cũng có mức nhiễu cao hơn đáng kễ so với tiêu chuẩn tái thiết (NewTom SR). Như vậy, một tuỳ chọn FOV với một lát cắt mỏng không nhất thiết truyền tải trực tiếp chất lượng hình ảnh tốt hơn hoặc độ phân giải trong không gian cao hơn bởi vì mức độ nhiễu cũng có thể tăng đáng kể. Mặc dù độ nhiễu hình ảnh của CBCT cao hơn so với MSCT nhưng mức độ ảnh hưởng của độ nhiễu hình ảnh từ các hệ thống CBCT được coi như là “chấp nhận được”, cũng như phát hiện trước đây của Mozzo et al.

  1. Kết luận

Chất lượng hình ảnh của các hệ thống CBCT trong nghiên cứu này phần lớn tương đương với MSCT ở những vị trí quét và cài đặt tái tạo hình ảnh khác nhau. Cùng với liều lượng bức xạ thấp và thời gian quét ngắn, hệ thống CBCT có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán các cấu trúc mô cứng vùng răng hàm mặt.

—-

Nguồn: Xin Lianga,b,∗, Reinhilde Jacobs a, Bassam Hassanc, Limin Li d, Ruben Pauwels a, Livia Corpas a, Paulo Couto Souzaa, Wendy Martens e, Maryam Shahbaziana, Arie Alonsof, Ivo Lambrichts e, “A comparative evaluation of Cone Beam Computed Tomography (CBCT) and Multi-Slice CT (MSCT)“, European Journal of Radiology (2009), EURR-4276.

Biên dịch: Lương Thị Quỳnh Tâm

Các bài viết về nội nha, chẩn đoán hình ảnh trong nha khoa và chỉnh nha được cập nhật hằng ngày tại:

  • Nhật ký niềng răng: https://www.facebook.com/my.braces.diary
  • Hỏi đáp chỉnh nha – niềng răng từ A đến Z: https://www.facebook.com/hoi.dap.nieng.rang.tu.a.den.z
  • Chuyên trang chỉnh nha: https://www.facebook.com/chuyen.trang.chinh.nha
  • Chỉnh nha căn bản:  https://www.facebook.com/chinhnhacanban
  • Chuyên trang nội nha:  https://www.facebook.com/endoforall
  • Chẩn đoán hình ảnh nha khoa – Chuyên trang:  https://www.facebook.com/docxquangnhakhoa
Bình luận

Từ khóa » Msct Và Ct