So Sánh Giữa Chụp MRI Và Chụp CT Scan | PK BV Đại Học Y Dược 1
Có thể bạn quan tâm
1. Chụp MRI và chụp CT Scan là gì?
Chụp MRI (Chụp cộng hưởng từ) và chụp CT Scan (Chụp cắt lớp vi tính) là hai kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không đau, không xâm lấn; tạo ra hình ảnh cấu trúc trong cơ thể con người, bao gồm các cơ quan, xương, cơ và mạch máu; hỗ trợ hiệu quả cho bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
MRI là viết tắt của “Magnetic Resonance Imaging”, trong tiếng Việt là “chụp cộng hưởng từ”. MRI sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để gửi tín hiệu đến máy tính, chuyển đổi thành hình ảnh 3D các bộ phận trong cơ thể.
CT là viết tắt của “Computed Tomography”, còn gọi là CT Scan hoặc CAT Scan, trong tiếng Việt gọi là “chụp cắt lớp vi tính”. CT sử dụng tia X và công nghệ máy tính để tạo ra nhiều hình ảnh lát cắt ngang, sau đó tái tạo đa mặt phẳng và tái tạo thành hình ảnh 3D. Hình ảnh CT cung cấp chi tiết hơn nhiều so với X-Quang tiêu chuẩn.
Máy CT Scan 128 lát cắt
2. So sánh chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT)
Kỹ thuật chụp: CT sử dụng bức xạ tia X với liều thấp. MRI sử dụng sóng vô tuyến và từ trường.
Hiệu quả chẩn đoán hình ảnh: MRI cung cấp hình ảnh có chất lượng cao, sắc nét và chi tiết hơn so với CT. MRI tạo ra hình ảnh các mô mềm, các vị trí khuất tốt hơn nhiều so với CT, trong khi CT scan thích hợp để chụp hình ảnh xương và mạch máu hơn MRI.
Tốc độ chụp: Quá trình chụp CT nhanh hơn MRI. Trung bình thời gian chụp CT khoảng 5-15 phút, thời gian chụp MRI trung bình khoảng 10-30 phút. Do đó, CT thích hợp hơn trong những trường hợp y tế khẩn cấp.
Tiếng ồn: Máy MRI tạo ra tiếng ồn lớn (tạch tạch, bíp bíp), vì vậy cần sử dụng tai nghe hoặc nút tai để tránh ảnh hưởng thính lực. Máy CT tạo ra âm thành nhẹ nhàng hơn (vù vù), không cần dùng thiết bị bảo vệ tai.
Không gian máy: Bên trong máy MRI giống như ở trong một ống lớn, do đó những người bị hội chứng sợ không gian kín có thể sẽ bị lo lắng căng thẳng khi nằm trong máy lâu. Máy CT có không gian rộng rãi và mở hơn.
Chi phí: Máy CT được sử dụng phổ biến và ít tốn kém hơn. Chi phí chụp MRI khá cao.
Thuốc tương phản: Cả hai phương pháp chụp này đều có thể dùng chất tương phản để nâng cao chất lượng hình ảnh.
Vai trò trong ung thư: Cả hai kỹ thuật hình ảnh này đều được sử dụng để xác định và theo dõi ung thư, tùy thuộc vào vị trí ung thư.
3. Nên chụp MRI hay CT?
Máy MRI 1.5 Tesla
Quyết định chụp MRI hay CT sẽ được cân nhắc dựa trên từng bộ phận cơ thể hoặc trường hợp cụ thể. Nhiều người nghĩ rằng MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại hơn CT. Nhưng thực tế, có những tổn thương chỉ chụp CT mới quan sát được và ngược lại. Trong chẩn đoán và điều trị bệnh, MRI và CT có thể sử dụng độc lập hoặc sử dụng cùng nhau vì mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng.
a. Chụp CT
So với MRI thì CT phù hợp hơn để chẩn đoán hình ảnh liên quan đến phần cứng như hộp sọ, hệ xương, các tạng. CT thường được sử dụng để chẩn đoán:
- Tim mạch: Bệnh tim, tắc nghẽn mạch máu, phình động mạch chủ.
- Phổi: Dấu hiệu xơ phổi, khí phế thũng, tràn dịch màng phổi, phổi xẹp hoặc các vấn đề khác.
- Ổ bụng: chấn thương, tổn thương nội tạng (gan, thận, lách, tụy,…)
- Hệ thống xương: Vết gãy xương, chấn thương tủy sống, tổn thương loãng xương, khối u xương.
- Não: Xuất huyết não, vôi hóa não, khối u, tình trạng tuần hoàn máu lên não.
- Khối u: Xác định vị trí khối u, theo dõi giai đoạn ung thư.
b. Chụp MRI
MRI được ưu tiên lựa chọn khi cần chụp thường xuyên để theo dõi điều trị bệnh vì tính an toàn của nó. MRI an toàn cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Từ tháng thứ 4 trở đi, phụ nữ mang thai có thể chụp MRI để tầm soát nguy cơ dị tật thai nhi.
MRI là lựa chọn tốt hơn so với CT hay X-quang khi cần kiểm tra hình ảnh mô mềm, ví dụ như dây chằng bị rách hay thoát vị đĩa đệm.
Bác sĩ có thể sử dụng MRI để chẩn đoán một số tình trạng bao gồm:
- Khớp: MRI có thể ghi lại rõ ràng các bất thường về dây chằng, khớp và gân.
- Xương: MRI cung cấp hình ảnh mô mềm bao quanh xương rất tốt. Kiểm tra cả xương và mô mềm xung quanh giúp bác sĩ có thể đánh giá đầy đủ các vấn đề về xương như nhiễm trùng xương, khối u, ung thư xương.
- Mạch máu: chứng phình động mạch, tổn thương gây đau tim và bệnh tim, tắc nghẽn động mạch, các vấn về tim mạch khác. Đặc biệt chụp mạch máu không cần sử dụng thuốc tương phản rất phù hợp đối với các trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định sử dụng thuốc tương phản như suy thận….
- Não: MRI thường được dùng để chẩn đoán bệnh đa xơ cứng, đột quỵ, phình động mạch, các bệnh lý bắt nguồn hoặc ảnh hưởng đến não và tủy sống.
- Ung thư vú: MRI là phương pháp tầm soát ung thư vú rất hiệu quả, được sử dụng cho người có nguy cơ cao, người đang điều trị ung thư và kiểm tra ung thư vú tái phát.
- Khối u: MRI giúp phát hiện khối u ở các vị trí khác nhau trong cơ thể.
4. Ai không nên chụp MRI?
Chụp MRI an toàn, mức độ rủi ro rất thấp, nhưng để phòng ngừa phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên chụp MRI.
Bên cạnh đó, MRI chống chỉ định với những người có cấy ghép kim loại trong cơ thể như:
- Máy tạo nhịp tim nhân tạo
- Máy kích thích thần kinh phế vị
- Máy bơm thuốc
- Cấy ghép ốc tai điện tử
- Dị vật kim loại nội sọ, hốc mắt
Các thiết bị trên thường chứa kim loại gốc sắt nhiễm từ, có thể bị tác động bởi từ trường trong máy MRI, gây nguy hiểm. Nếu bộ phận cấy ghép được làm từ titan thì sẽ không bị ảnh hưởng, có thể chụp MRI được.
Các bộ phận kim loại như khớp giả, răng giả, nẹp xương, đinh nội tủy, van tim nhân tạo, stent mạch máu có thể vào phòng chụp MRI để khảo sát MRI các bộ phận khác trên cơ thể được, tuy nhiên vùng có dị vật dễ bị xảo ảnh kim loại.
Người có tiền sử dị ứng, bệnh nhân bệnh thận nặng, phụ nữ mang thai và cho con bú nên thông báo cho bác sĩ nếu chụp MRI có sử dụng thuốc tương phản từ.
5. Ai không nên chụp CT?
Mặc dù lượng bức xạ từ một lần chụp CT là rất thấp không được xem là nguy cơ, nhưng phơi nhiễm bức xạ tăng lên trong suốt cuộc đời. Vì vậy CT Scan không khuyến khích chụp cho trẻ em hoặc những người phải chụp liên tục trừ khi thực sự cần thiết.
Phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ có thai không nên chụp CT trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ và cần được bác sĩ chỉ định.
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng chất cản quang trong chụp CT là: buồn nôn, nôn, đau tay, dị ứng, giảm chức năng thận thoáng qua. Nhưng tất cả những triệu chứng này là rất hiếm. Những người có tiền sử dị ứng, bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, ghép tạng… nên thông báo cho bác sĩ nếu chụp CT có sử dụng chất cản quang.
Từ khóa » Chi Phí Chụp Mri Gan
-
Giá Chụp MRI Là Bao Nhiêu Và Thường được Thực Hiện ở Bộ Phận Nào?
-
Chụp Cộng Hưởng Từ MRI Tại TP.HCM Bao Nhiêu Tiền - Giá Và Chi Phí
-
Bảng Giá Chụp Cộng Hưởng Từ ở Bệnh Viện Trung Bình Bao Nhiêu?
-
Chụp MRI Bao Nhiêu Tiền - Bảng Giá Chụp Cộng Hưởng Từ
-
Chi Phí Chụp MRI Bao Nhiêu Tiền ? Chụp ở đâu Uy Tín ? - 2Doctor
-
Chụp Cộng Hưởng Từ Gan Có Giá Trị Như Thế Nào? - Vinmec
-
Chi Phí Chụp Mri Cột Sống Thắt Lưng - Vinmec
-
Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI): Quy Trình, Giá, ưu Nhược điểm
-
Top 15 Chi Phí Chụp Mri Gan
-
Tổng Hợp Những địa Chỉ Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI) ở Hà Nội
-
Tầm Soát Ung Thư Gan – Phương Pháp Và Quy Trình
-
Chụp Cộng Hưởng Từ Gan Có Giá Trị Như Thế Nào?
-
Biểu Giá Dịch Vụ Chẩn đoán Hình ảnh
-
[PDF] DANH MỤC DỊCH VỤ ĐƠN GIÁ KHÁM CHỮA BỆNH