So Sánh Hdd 5400rpm Và 7200rpm - Blog Của Thư
Có thể bạn quan tâm
So sánh ổ cứng SSD và HDD là cách lựa chọn ổ cứng phù hợp và tốt nhất cho máy tính. HDD là ổ cứng truyền thống, SSD là ổ cứng mới dạng thể rắn có khả năng lưu trữ dữ liệu lớn. Tuy nhiên, mỗi loại có giá thành và nguyên lý hoạt động khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa hai loại ổ cứng và địa chỉ mua uy tín, đáng tin cậy.
Nội dung chính Show- So sánh ổ cứng SSD và HDD
- So sánh ưu và nhược điểm của ổ cứng SSD và HDD
- Bảng so sánh so sánh ổ cứng SSD và HDD
- Ổ cứng SSD và HDD loại nào tốt hơn?
So sánh ổ cứng SSD và HDD
Ổ cứng HDD được đa số các dòng máy tính sử dụng lưu trữ dữ liệu với tốc độ quay 5400 RPM và 7200 RPM (vòng/phút). Ổ cứng bán dẫn SSD có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh, điện năng tiêu thụ thấp và mức độ an toàn cao. Cùng so sánh ổ cứng SSD và HDD từ đó lựa chọn sản phẩm phù hợp cho máy.
So sánh ưu và nhược điểm của ổ cứng SSD và HDD
Hai ổ cứng SSD và HDD đều có công dụng lưu trữ dữ liệu máy tính, hệ điều hành và các phần mềm. Đây là các ưu điểm nổi bật của SSD và HDD gồm:
- Tốc độ: Chip nhớ SSD làm việc ngay khi khởi động nên có tốc độ đọc ghi dữ liệu nhanh hơn dòng HDD.
- Độ bền: Dòng SSD được trang bị chức năng chống sốc, không bị ảnh hưởng khi va chạm. Còn dòng HDD bị ảnh hưởng bởi ngoại lực bên ngoài dẫn đến máy tính ngưng hoạt động.
- Tiếng ồn: SSD hoạt động khá êm không gây ra tiếng động, còn HDD phát ra tiếng ồn khi động cơ quay và di chuyển đầu đọc.
- Công nghệ: Chip nhớ ổ cứng SSD có khả năng lưu trữ dữ liệu lâu dài mà không bị mất khi tắt nguồn điện. Ổ cứng HDD hoạt động nhờ đĩa từ tính, lưu trữ dữ liệu khi động cơ quay.
Bên cạnh ưu điểm nổi bật, hai dòng ổ cứng còn có các điểm hạn chế sau:
- Giá thành: Mức chi phí lưu trữ dữ liệu của ổ cứng SSD khá lớn gấp nhiều lần so với dòng HDD.
- Dung lượng: Ổ cứng SSD chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trữ với dung lượng 128GB hoặc 256GB, còn dung lượng lớn hơn chi phí rất cao.
Bảng so sánh so sánh ổ cứng SSD và HDD
Người tiêu dùng đang băn khoăn lựa chọn giữa một ổ cứng có tốc độ lưu trữ nhanh hay một ổ cứng bền có khả năng lưu trữ lớn. Phân tích và so sánh ổ cứng SSD và HDD qua các yếu tố trong bảng sau:
Yếu tố
Ổ cứng HDD
Ổ cứng SSD
Dung lượng lưu trữ
Dung lượng vài Terabyte nhưng giá thành không tăng nhiều
Dung lượng nhỏ hơn nhiều và giá thành đắt đỏ
Tốc độ ghi/đọc dữ liệu
Tốc độ quay 5400 RPM, 7200 RPM và khả năng đọc/ghi dữ liệu ở mức SATA hơn 200 MB/s.
Cách thức hoạt động của chip nhớ nhanh hơn nên tốc độ đọc/ghi dữ liệu vượt trội hơn HDD đạt gần 500 MB/s.
Kích cỡ
Ổ cứng HDD được sản xuất theo kích thước tiêu chuẩn 2.5 inch và 3.5 inch.
Ổ cứng SSD có nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau và được xây dựng dựa trên các yếu tố M.2, PCIe.
Khả năng tiêu thụ điện năng
Tiêu tốn nhiều điện năng.
Tiêu thụ ít điện năng.
Sự phân mảnh dữ liệu
Cấu trúc mặt đĩa hình tròn nên dữ liệu lớn tập trung dễ lưu và truy cập trên HDD. Ngược lại, dữ liệu nhỏ lẻ dễ bị phân mảnh.
Cấu trúc các chip nhớ rời và dữ liệu được phân vùng nên không có sự phân mảnh dữ liệu.
Môi trường làm việc
Môi trường làm việc không quá khắc nghiệt vì khả năng chịu nhiệt kém, dễ bị tác nhân vật lý làm hư hỏng. Do đó, việc sửa chữa yêu cầu về độ chính xác cao.
Ổ cứng SSD đảm bảo dữ liệu trong môi trường khắc nghiệt và giảm nỗi lo hư hỏng do tác nhân vật lý. Đặc biệt, việc sửa chữa đơn giản hơn nhiều.
Ổ cứng SSD và HDD loại nào tốt hơn?
Dựa vào nhu cầu và mục đích sử dụng để lựa chọn ổ cứng HDD hoặc SSD phù hợp. Mỗi dòng sản phẩm sẽ được đánh giá là tốt hơn nếu như nó đáp ứng được nhu cầu người dùng.
Nếu khách hàng sử dụng máy tính cho công việc văn phòng, lướt web, xem phim thì nên chọn ổ cứng HDD. Ngược lại, người dùng làm công việc liên quan về dựng phim, đồ hoạ nên sử dụng ổ cứng chuyên dụng SSD để dữ liệu được bảo mật an toàn và tăng hiệu suất làm việc.
Vi tính Hoàng Long là đơn vị chuyên cung cấp linh kiện máy tính chính hãng trên toàn quốc, đặc biệt ổ cứng SSD và HDD. Đây là địa chỉ uy tín, đáng tin cậy mang đến những sản phẩm công nghệ tiên tiến được đông đảo khách hàng tin tưởng. Đồng thời, đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình kèm theo nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn.
Việc so sánh ổ cứng SSD và HDD giúp người tiêu dùng hiểu và phân biệt được sự khác nhau về khả năng lưu trữ và truy xuất dữ liệu. Từ đó, giúp người dùng lựa chọn ổ cứng phù hợp với dòng máy đáp ứng nhu cầu bảo mật dữ liệu, hoạt động trơn tru và độ bền lâu.
Mặc dù ổ SSD đã rất phổ biến nhưng khi ra mua laptop, anh em vẫn dễ dàng nhìn ra những cấu hình dùng ổ cứng cơ HDD. Vậy tại sao các nhà sản xuất laptop vẫn dùng ổ HDD trong khi họ biết thừa rằng hiệu năng của chiếc laptop sẽ cao hơn rất nhiều nếu dùng ổ SSD? Khi mua máy thì chúng ta nên chọn ổ cứng cơ HDD hay ổ thể rắn SSD, cần lưu ý những gì trước khi đưa ra quyết định?
Ổ cứng cơ HDD hay ổ thể rắn SSD hẳn anh em đã không còn lạ gì nữa. Tuy nhiên với các chị em khi ra mua laptop mà không có sự hỗ trợ của bạn trai hay người có kinh nghiệm thì thường chỉ nhìn vào con số và quyết định. Con số ở đây chính là “số GB” theo cách gọi dân dã mà mình nghe nhiều chị em chia sẻ. Thậm chí nhiều chị em còn ngô nghê dễ thương rằng càng nhiều GB càng mạnh, nếu chị em biết tuốt thì cần gì đến anh em chúng ta nhỉ 😁.
Ổ cơ WD Blue 1 TB 5400 rpm 2,5″ có tốc độ đọc/ghi tuần tự chỉ trên 100 MB/s, truy xuất ngẫu nhiên chỉ hơn 1 MB/s.
Ổ cứng cơ dùng phiến đĩa từ và đầu ghi từ để đọc/ghi dữ liệu, tốc độ của ổ cứng cơ phụ thuộc vào tốc độ vòng quay của các phiến đĩa, thường gọi là RPM (viết tắt của Revolution Per Minute) và có 2 mức phổ biến là 5400 rpm hoặc 7200 rpm. Nếu bạn muốn ổ cứng cơ có tốc độ tốt nhất thì nên chọn loại 7200 rpm nhưng đáng tiếc không nhiều hãng sản xuất laptop hiện nay cung cấp loại ổ này. Tốc độ đọc/ghi tuần tự của một chiếc ổ 1 TB 5400 rpm thường chỉ vào khoảng trên dưới 100 MB/s và tốc độ truy xuất ngẫu nhiên thường rất thấp do đó khi khởi động Windows hay khởi chạy các ứng dụng thì chúng ta thường phải đợi khá lâu để quá trình khởi chạy hoàn tất. Đó là chưa kể ổ cứng cơ qua thời gian sử dụng sẽ bị phân mảnh dữ liệu do cơ chế quay của phiến đĩa và chuyển động của đầu từ và để đảm bảo hiệu năng tốt nhất thì chúng ta phải chống phân mảnh để tái sắp xếp dữ liệu. Do có thành phần cơ học thành ra ổ cứng cơ cần phải được bảo quản tốt hơn trước các chấn động như rơi rớt.
Với những máy được trang bị combo 2 ổ, điển hình như dòng giải trí hay chơi game thì chúng ta nên chọn ra sao? Thường thì những chiếc máy này chúng ta không phải lăn tăn nhiều về việc có phải nâng cấp thêm hay không nhưng theo mình thì anh em đừng ngại chi thêm để lấy ổ SSD 256 GB bên cạnh ổ HDD 1 TB. Như đã nói ở trên, 256 GB vẫn là mức dung lượng chuẩn để mang lại sử thoải mái khi sử dụng với Windows.
Còn với những chiếc máy có nhiều tùy chọn kiểu như RAID, ổ SSD SATA hay PCIe thì mình sẽ dành riêng một bài khác chia sẻ với mọi người. Chúc anh chị em mua được chiếc máy như ý.
Từ khóa » Tốc độ đọc Ghi Hdd 5400
-
[Chia Sẻ] Tại Sao Các Hãng Làm Laptop Vẫn Dùng ổ Cơ 5400 Rpm, Lưu ...
-
Thông Tin Không Phải Ai Cũng Biết Về ổ Cứng 5400 Vs 7200 RPM
-
Nên Chọn ổ Cứng Laptop 5400 Vòng/p Hay 7200 Vòng/p?
-
Sự Khác Biệt Giữa ổ Cứng 5400 Và 7200 RPM Là Gì?
-
Thắc Mắc - [2020] So Sánh HDD 7200rpm Và 5400rpm - Voz
-
Nên Mua Ổ Cứng 7200 Rpm Hay Ổ Cứng 5400 Rpm - HNCOM
-
Ổ Cứng Là Gì? Có Mấy Loại?
-
Ổ Cứng HDD Là Gì? Dùng ổ Cứng HDD Có Tốt Không? - FPT Shop
-
Sự Khác Biệt Giữa 5400 Và 7200 Ổ Cứng - Sawakinome
-
So Sánh Tốc Độ Ổ Cứng 5400Rpm 2
-
Tại Sao Các Hãng Làm Laptop Vẫn Dùng ổ Cơ 5400 Rpm, Lưu ý Gì Về ổ ...
-
Ổ Cứng HDD 5400 RPM 64 MB
-
Tốc độ đọc Ghi Của ổ Cứng 7200 - Xechaydiendkbike
-
Tốc độ đọc Ghi Của ổ Cứng HDD? | Vatgia Hỏi & Đáp
-
5 điều Bạn Nên Cân Nhắc Trước Khi Lựa Chọn Mua ổ Cứng
-
So Sánh ổ Cứng 7200 Và 5400 - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Tốc Độ Đọc Ghi Của Ổ Cứng 7200 Rpm, Có Mấy Loại
-
Tại Sao Các Nhà Sản Xuất Laptop Vẫn Trang Bị ổ Cứng Cơ Và Thường Là ...
-
Tốc Độ Đọc Ghi Của Ổ Cứng 7200