So Sánh Hiệu Quả Gây Tê đám Rối Thần Kinh Cánh Tay đường Trên đòn ...

So sánh hiệu quả gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn dưới hướng dẫn siêu âm

by admin · December 26, 2018

Luận văn thạc sĩ y học So sánh hiệu quả gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn dưới hướng dẫn siêu âm với máy kích thích thần kinh cơ cho phẫu thuật chi trên.Gây tê đám rối thần kinh cánh tay (ĐRTKCT) là phương pháp vố cảm chủ yếu dùng trong phẫu thuật chi trên. Dựa vào đường đi và liên quan giải phẫu người ta đưa ra bốn vị trí gây tê chính: gây tê liên cơ bậc thang, gây tê trên xương đòn, gây tê dưới xương đòn, gây tê đường nách [1]. Khi tiêm thuốc gây tê nếu càng ở phần trên xương đòn và gần cột sống thì khả năng làm tê toàn bộ các nhánh thần kinh càng dễ, vùng phẫu thuật càng rộng. Gây tê đường liên cơ bậc thang cho phong bế rộng rãi có thể áp dụng cho tất cả phẫu thuật từ bàn tay đến các phẫu thuật vùng vai, tuy nhiên tỉ lệ biến chứng nhiều hơn và mức độ gặp biến chứng cũng nặng nề hơn như: gây tê tủy sống toàn bộ, gây tê ngoài màng cứng vùng cổ, liệt dây thần kinh hoành, phong bế chuỗi hạch giao cảm cổ, chọc vào động mạch đốt sống và đối khi khống phong bế được dây thần kinh trụ [26], [8], [3], [50]. Gây tê đường nách tuy ít biến chứng nhưng vùng phong bế hạn chế do dây thần kinh mũ và cơ bì tách cao khó bị gây tê, nếu muốn thuốc tê lan lên cao thường phải sử dụng thể tích, liều lượng lớn hơn [2]. Gây tê dưới xương đòn ít được sử dụng vì mốc giải phẫu khó xác định nên dễ chọc vào động mạch dưới đòn và nguy cơ tràn máu, tràn khí màng phổi .

MÃ TÀI LIỆU

CAOHOC.2017.00256

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Gây tê trên xương đòn được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao với những phẫu thuật ở vùng này vì ít biến chứng hơn gây tê đường liên cơ bậc thang và phong bế rộng hơn gây tê đường nách. Hiện nay, có ba phương pháp gây tê ĐRTKCT đơn thuần: dựa vào mốc giải phẫu (mò), sử dụng máy kích thần kinh, sử dụng siêu âm. Gây tê dựa vào mốc giải phẫu và gây tê ĐRTKCT có sử dụng máy kích thích thần kinh thực chất mò do vậy vẫn có các nguy cơ: vẫn gặp các lỗi kỹ thuật (chọc vào mạch máu, màng phổi, tổn thương thần kinh…), hiệu quả thường không cao [52] đặc biệt ở những bệnh nhân khó xác định hay có mốc giải phẫu thay đổi, vẫn phải sử dụng thể tích thuốc cao [36]. Ngược lại, phương pháp dùng siêu âm giúp nhìn rõ các chi tiết giải phẫu (mạch máu, thần kinh, cột sống, xương, màng phổi…) đã giúp gây tê đạt hiệu quả cao và giảmđược đáng kể các biến chứng của phương pháp gây tê này [4], [21], [55]. Tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, chúng tôi đang sử dụng cả ba phương pháp trong thực hành lâm sàng hàng ngày. Chúng tôi nhận thấy phương pháp siêu âm tỏ ra vượt trội so với 2 phương pháp còn lại. Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả của gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn siêu âm [32], [4]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào so sánh hiệu quả vô cảm gây tê đám rối thần kinh cánh tay bằng máy kích thích thần kinh và bằng siêu âm. Ngộ độc thuốc tê là biến chứng nguy hiểm do tiêm nhầm hay hấp thu vào mạch máu và do tính chất dược lý của từng thuốc tê. Thuốc thường dùng là lidocain với ưu điểm là thời gian chờ tác dụng (onset) nhanh, ít độc. Tuy nhiên, thời gian tác dụng ngắn nên một số tác giả đã phối hợp với bupivacain để kéo dài thời gian tác dụng, nhưng bupivacain lại có nhiều độc tính đặc biệt là trên tim. Gần đây, ropicavacain được sử dụng do độc tính thấp hơn, ít ức chế vận động hơn bupivacain trong khi thời gian onset, thời gian tác dụng tương tự . Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “So sánh hiệu quả gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn dưới hướng dẫn siêu âm với máy kích thích thần kinh cơ cho phẫu thuật chi trên" với hai mục tiêu: 1. So sánh hiệu quả vô cảm gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn siêu âm với máy kích thích thần kinh cơ bằng hỗn hợp thuốc lidocainNvà ropivacain cho phâu thuật chi trên ở người lớn. 2. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn dưới hướng dân siêu âm và máy kích thích thần kinh cho phẫu thuật chi trên ở người lớn.  TÀI LIỆU THAM KHẢO So sánh hiệu quả gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn dưới hướng dẫn siêu âm với máy kích thích thần kinh cơ cho phẫu thuật chi trên 1. Công Quyết Thắng (2009), "Gây tê đám rối thần kinh cánh tay", trong Nguyễn Thụ, chủ biên, Bài giàng Gây Mê hồi Sức., Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, pp. 7- 15. 2. Hoàng Văn Chương (2000), Nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay với kỹ thuật quanh mạch theo hướng nách – mỏm quạ, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y. 3. Nguyễn Ngọc Bính , Chiên N. T. (2013), "Nghiên cứu gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường gian cơ bậc thang bằng hỗn hợp lidocain, bupivacain và dexamethason trong phẫu thuật chi trên", Tạp chí Y học Quân sự. 4. Nguyễn Viết Quang (2014), "Đánh giá kết quả bước đầu gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của siêu âm", Y học thực hành. 902 (1), pp. 21-25. 5. Phạm Tiến Quân , Nguyễn Hữu Tú (2006), "Nghiên cứu phối hợp gây tê thần kinh đùi 3 trong 1 và thần kinh hông to đường trước có sử dụng máy dò thần kinh cho phẫu thuật chi dưới", Tạp chí nghiên cứu Y học. 46 (6), pp. 153-158. 6. Trần Viết Vinh, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Văn Chừng et al. (2008), "Đánh giá hiệu quả gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới xương đòn bằng Lidocaine", Nghiên cứu Y học. 12 (1). 7. Trịnh Văn Minh (2010), "Giải phẫu người", Giải phẫu học đại cương, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, Bộ Y tế, pp. 546-549. 8. Nguyễn Ngọc Anh (2014), "Gây tê đám rối thần kinh cánh tay", Bộ môn Gây Mê Hồi Sức, Nhà xuất bản y học, Đại học Y Hà Nội, pp. 291-299. 9. Nguyễn Phước Bảo Quân , Lê Thị Thùy Trang (2015), "Bước đầu nghiên cứu đặc điểm giải phẫu siêu âm đám rối thần kinh cánh tay vùng cổ", Thầy thuốc Việt Nam. 32. Đỗ Thị Hải , Khâm V. V. (2013), "Bước đầu đánh giá hiệu quả của gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn dưới hướng dẫn siêu âm tại bệnh viện Saint Paul Hà Nội", Y học thực hành. 860 (3), pp. 10-12. 37. Giang T. N. (2014), "Thuốc tê", trong Nguyễn Hữu Tú, chủ biên, Gây mê hồi sức, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, pp. 79-90. 43. Nguyễn Đình Thắng "Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người", Giáo trình an toàn điện., Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 44. Phạm Minh Thông (2006), "Đại cương về chẩn đoán siêu âm", trong Phạm Minh Thông, chủ biên, Bài giảng siêu âm tổng quát, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, pp. 5-15. 45. Phí Đức Vượng (1999), Nghiên cứu kỹ thuật gây tê đám rối thần kinh cánh tay bằng đường nách có sử dụng máy dò thần kinh, Lận án Thạc sĩ Y học, Học viện Quân Y. 49. Trịnh Văn Minh (2010), "Giải phẫu người", Giải phẫu học đại cương, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, Bộ Y Tế, pp. 159-244.  50. Trương Vĩnh Tỵ (2012), "Đánh giá hiệu quả gây tê đám rối thần kinh cánh tay qua ngã gian cơ bậc thang trong phẫu thuật chi trên", YHọc Việt Nam. Số đặc biệt, pp. 119-124. MỤC LỤC So sánh hiệu quả gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn dưới hướng dẫn siêu âm với máy kích thích thần kinh cơ cho phẫu thuật chi trên

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3 1.1. Thuốc tê 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Phân loại 3 1.1.3. Cơ chế tác dụng của thuốc tê 3 1.1.4. Phối hợp thuốc để gây tê 6 1.1.5. Độc tính toàn thân của thuốc tê 9 1.2. Giải phẫu đám rối thần kinh cánh tay 11 1.2.1. Cấu tạo đám rối thần kinh cánh tay 12 1.2.2. Các ngành bên 12 1.2.3. Các ngành cùng 13 1.2.4. Chi phối của các dây thần kinh chi trên 14 1.2.5. Liên quan và ứng dụng vào gây tê ĐRTKCT 16 1.3. Gây tê đám rối thần kinh cánh tay 19 1.3.1. Ứng dụng kỹ thuật vào gây tê ĐRTKCT 19 1.3.2. Gây tê ĐRTKCT đường trên đòn 20 1.3.3. Ưu nhược điểm các phương pháp gây tê 23  1.4. Dòng điện và máy kích thích thần kinh cơ 25 1.4.1. Khái niệm dòng điện 25 1.4.2. Tác động của dòng điện trên cơ thể sống 25 1.4.3. Máy kích thích thần kinh cơ và kim gây tê 27 1.4.4. Nguyên lý máy kích thích thần kinh 28 1.4.5. Cơ co khi gây tê ĐRTKCT 29 1.5. Siêu âm 30 1.5.1. Đại cương về siêu âm 30 1.5.2. Tác động sinh học của siêu âm 31 1.5.3. Hình ảnh siêu âm ĐRTKCT và cấu trúc liên quan 32 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1. Đối tượng nghiên cứu 34 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 34 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 34 2.1.3. Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu 34 2.2. Phương pháp nghiên cứu 35 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 35 2.2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 35 2.2.3. Cỡ mẫu 35 2.2.4. Chọn mẫu 36 2.2.5. Phương tiện nghiên cứu 36 2.2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu: 39  2.2.7. Tiêu chí đánh giá chủ yếu 46 2.2.8. Một số tiêu chuẩn và định nghĩa dùng trong nghiên cứu 48 2.2.9. Các thời điểm nghiên cứu 52 2.2.10. Xử lý số liệu 53 2.2.11. Sơ đồ nghiên cứu 54 2.2.12. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu 55 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56 3.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu 56 3.1.1. Tuổi, chiều cao, cân nặng 56 3.1.2. Giới tính, ASA bệnh nhân 57 3.1.3. Vị trí phẫu thuật 58 3.1.4. Thời gian phẫu thuật 59 3.2. Đánh giá hiệu quả vô cảm 60 3.2.1. Tỉ lệ thành công, thất bại 60 3.2.2. Thời gian ức chế cảm giác 60 3.2.3. Thời gian ức chế vận động 61 3.2.4. Chất lượng vô cảm trong mổ 62 3.2.5. Thời gian yêu cầu thuốc giảm đau 63 3.2.6. Mức độ hài lòng của phẫu thuật viên và bệnh nhân 64 3.3. Tác dụng không mong muốn 65 3.3.1. Khó khăn về mặt kỹ thuật 65 3.3.2. Thay đổi tuần hoàn, hô hấp qua các thời điểm nghiên cứu 68  CHƯƠNG 4 70 BÀN LUẬN 70 4.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu 70 4.1.1. Tuổi , Chiều cao, cân nặng của nhóm nghiên cứu 70 4.1.2. Đặc điểm giới tính, ASA, nghề nghiệp của bệnh nhân 71 4.1.3. Vị trí phẫu thuật 72 4.1.4. Thời gian phẫu thuật 72 4.2. Đánh giá hiệu quả vô cảm 73 4.2.1. Tỉ lệ thành công, thất bại 73 4.2.2. Thời gian ức chế cảm giác 74 4.2.4. Chất lượng vô cảm trong mổ 78 4.2.5. Thời gian yêu cầu thuốc giảm đau sau mổ 78 4.2.6. Mức độ hài lòng của bệnh nhân và phẫu thuật viên 79 4.3. Tác dụng không mong muốn 80 4.3.1. Khó khăn về mặt kỹ thuật 80 4.3.2. Thay đổi tuần hoàn, hô hấp qua các thời điểm nghiên cứu 83 KẾT LUẬN 85 KHUYẾN NGHỊ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT American Society of Aenesthesiologist Phân loại sức khỏe để đánh giá bệnh nhân trước phẫu thuật của Hội Gây mê hồi sức Hoa Kỳ Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể Bênh nhân Động mạch Đam rối thân kinh cánh tay Gây mê hồi sức Huyết áp trung bình Kích thích thần kinh Maximum Giá trị tối đa Minimum Giá trị tối thiểu Phẫu thuật viên Saturation Pulse Oxygen Độ bão hòa oxy mao mạch Thần kinh Tần số Visual Analogue Scale Thang điểm đau dựa vào nhìn hình đồng dạng DANH MỤC HÌNH VẼ • Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo kênh Na+ 3 Hình 1.2. Điện thế nghỉ 4 Hình 1.3. Điện thế hoạt động 4 Hình 1.4. Cơ chế tác dụng của thuốc tê 5 Hình 1.5. Cấu trúc hóa học của lidocain 8 Hình 1.6. Cấu trúc hóa học của bupivacain 8 Hình 1.7. Cấu trúc hóa học của ropivacain 8 Hình 1.8. Sơ đồ cấu tạo đám rối cánh tay 11 Hình 1.9. Chi phối của thần kinh chi trên 14 Hình 1.10. Chi phối ngoài da của các rễ và các dây thần kinh 16 Hình 1.11. Liên quan đám rối thần kinh cánh tay 17 Hình 1.12. Động tác co cơ khi kích thích dây thần kinh 29 Hình 1.13. ĐRTKCT và cấu trúc liêu quan dưới siêu âm 32 Hình 2.1. Máy theo dõi 36 Hình 2.2. Máy siêu âm và đầu dò linear 37 Hình 2.3. Máy KTTK 37 Hình 2.4. Kim gây tê cách điện 38 Hình 2.5. Thuốc gây tê 38 Hình 2.6. Dây nối và kim để gây tê 38 Hình 2.7. Tư thế bệnh nhân 40 Hình 2.8. Cài đặt máy KTTK 40  Hình 2.9. Vị trí chọc kim khi gây tê bằng máy KTTK 40 Hình 2.10. Đánh giá co cơ 40 Hình 2.11. Sơ đồ thực hiện kĩ thuật gây tê ĐRTKCT bằng máy KTTK 42 Hình 2.12. Chuẩn bị bệnh nhân, chuẩn bị đầu dò siêu âm 43 Hình 2.13. Gây tê bằng siêu âm 43 Hình 2.14. ĐRTKCT và xương sườn 1 44 Hình 2.15. ĐRTKCT sau tiêm thuốc 44 Hình 2.16. Sơ đồ thực hiện kĩ thuật gây tê ĐRTKCT bằng siêu âm 45 Hình 2.17. Thước đo điểm đau sử dụng trong nghiên cứu 49 Hình 2.18. Sơ đồ nghiên cứu 54 Hình 3.1. Vị trí phẫu thuật 58 Hình 3.2. Thời gian phẫu thuật 59 Hình 3.3. Tỉ lệ thành công 60 Hình 3.4. Chất lượng vô cảm trong mổ 62 Hình 3.5. Thời gian yêu cầu thuốc giảm đau sau mổ 63 Hình 3.6. Mức độ hài lòng của bệnh nhân và phẫu thuật viên 64 Hình 3.7. Thời gian thực hiện kỹ thuật 65 Hình 3.8. Điểm đau khi thực hiện thủ thuật 67 Hình 3.9. Thay đổi tuần hoàn qua các thời điểm nghiên cứu 68 Hình 3.10. Thay đổi hô hấp qua các thời điểm nghiên cứu 69  DANH MỤC BẢNG • Bảng 1.1. so sánh tính chất một số thuốc tê 8 Bảng 1.2. Ưu nhược điểm của các phương pháp gây tê 23 Bảng 1.3. Tác động của dòng điện trên cơ thể 25 Bảng 2.1. Thang điêm Hollmen 48 Bảng 2.2. Chất lượng giảm đau cho phẫu thuật theo Abouleish E 48 Bảng 2.3. Bảng điểm modified bromage scale 49 Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh gái mức độ hài lòng của bệnh nhân và PTV 51 Bảng 3.1. Tuổi, chiều cao, cân nặng bệnh nhân 56 Bảng 3.2. Giới tính, ASA bệnh nhân 57 Bảng 3.3. Thời gian ức chế cảm giác 61 Bảng 3.4. Thời gian ức chế vận động 61 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của BMI đến thời gian thực hiện kỹ thuật 66

Tags: gây tê cánh taygây tê đám rối thần kinhhướng dẫn siêu âmphẫu thuật chi trên

You may also like...

  • TUÂN THỦ QUY ĐỊNH GHI CHÉP HỒ SƠ BỆNH ÁN SẢN KHOA NỘI TRÚ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN SẢN – NHI TRÀ VINH NĂM 2020

    TUÂN THỦ QUY ĐỊNH GHI CHÉP HỒ SƠ BỆNH ÁN SẢN KHOA NỘI TRÚ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI BỆNH VIỆN SẢN – NHI TRÀ VINH NĂM 2020

    May 23, 2021

    by admin · Published May 23, 2021

  • Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng điều trị đợt cấp COPD

    Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng điều trị đợt cấp COPD

    May 8, 2023

    by admin · Published May 8, 2023

  • Thực trạng sinh non, sinh nhẹ cân và một số yếu tố liên quan tại huyện Đông Anh, Hà Nội, 2014-2015

    Thực trạng sinh non, sinh nhẹ cân và một số yếu tố liên quan tại huyện Đông Anh, Hà Nội, 2014-2015

    February 12, 2019

    by admin · Published February 12, 2019

Từ khóa » Vị Trí Gây Tê đám Rối Thần Kinh Cánh Tay