So Sánh Hiểu Quả Kinh Doanh Giữa 2 Loài Cây Keo Lai Và Bạch đàn ...

Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
So sánh hiểu quả kinh doanh giữa 2 loài cây keo lai và bạch đàn eucalyptus urophylla (dòng u6) trồng thuần loài tại hữu lũng lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.33 KB, 75 trang )

Bộ giáo dục và đào tạoBộ nông nghiệp và ptntTrường Đại học lâm nghiệp-----------------------------------trần Văn CẩnSo sánh hiệu quả kinh doanhgiữa 2 loài cây Keo lai và Bạch đànEucalyptus urophylla (dòng U6) trồngthuần loài tại Hữu Lũng-Lạng Sơnluận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệpH Ni nm 2008Bộ giáo dục và đào tạoBộ nông nghiệp và ptntTrường Đại học lâm nghiệp-----------------------------------trần Văn CẩnSo sánh hiệu quả kinh doanh giữa 2 loài cây Keolai và Bạch đàn Eucalyptus urophylla (dòng U6)trồng thuần loài tại Hữu Lũng-Lạng SơnChuyên ngành: Lâm họcMã số: 60.62.60luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệpHướng dẫn khoa học:TS. Nguyễn Nghĩa biênH Ni nm 20080LỜI CẢM ƠNThực hiện chủ trương của lãnh đạo nhà trường về việc không ngừngnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, thấy rõ nhiệmvụ, trách nhiệm của người giáo viên trong một trường chuyên nghiệp, bảnthân đã theo học chương trình đào tạo Cao học khoá 13 của Trường Đại họcLâm nghiệp Việt Nam (2005 - 2008) được mở tại Trường Trung cấp nghề Cơđiện và Kỹ thuật Nông lâm Đông Bắc.Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khoá, bảnthân đã được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, Ban giámhiệu trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa sau đại học, Ban giám hiệu trườngTrung cấp nghề Cơ điện và Kỹ thuật Nông lâm Đông Bắc, tập thể cán bộ,công nhân viên Xí nghiệp thiết kế khai thác- Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc,cán bộ và công nhân viên Lâm trường Hữu Lũng - Lạng Sơn về điều kiện vậtchất và tinh thần.Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn NghĩaBiên - Người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và chỉ bảo những kiến thứcvề chuyên môn thiết thực và những chỉ dẫn khoa học quí báu.Xin chân thành cảm ơn quí thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp đã giúpđỡ nhiệt tình, vô tư về điều kiện vật chất, tinh thần và những kinh nghiệm, chỉdẫn khoa học quý báu.Mặc dù đã làm việc rất nỗ lực nhưng do hạn chế về trình độ, thời giannghiên cứu, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy cô, các nhà khoa học vàbạn bè đồng nghiệp.Xin chân thành cảm ơn!Lạng Sơn, tháng 8 năm 20081ĐẶT VẤN ĐỀTrong vòng hơn 50 năm kể từ năm 1943, diện tích rừng nước ta đã bịthu hẹp đáng kể, trung bình mỗi năm bị mất khoảng 100.000 ha. Năm 1943 cảnước ta có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43%, đến năm 1990 chỉ có 9,18triệu ha, độ che phủ là 27,2%. Nhưng từ năm 1990 trở lại đây diện tích rừngđã tăng liên tục nhờ trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên và tính đến ngày 31tháng 12 năm 2006, diện tích đất có rừng trên toàn quốc là 12.873.850 ha,trong đó rừng tự nhiên là 10.410.141 ha; rừng trồng là 2.463.709 ha. Phân loạitheo chức năng sử dụng thì rừng đặc dụng là 2.202.888 ha; rừng phòng hộ là5.268.789 ha; rừng sản xuất là 5.402.172 ha. Với diện tích này, tỷ lệ che phủrừng toàn quốc hiện là 38 % [24]. Con số này là thấp để có thể đảm bảo antoàn môi trường sinh thái cho một quốc gia. Các nguyên nhân quan trọng dẫntới mất rừng được đề cập tới là: Khai thác rừng quá mức, phá rừng để lấy đấtcanh tác, du canh du cư, khai thác rừng lấy đất để nuôi trồng thuỷ sản, trồngcây công nghiệp, phá rừng lấy chất đốt, làm than,... Chất lượng rừng ngàycàng giảm sút, gỗ từ rừng tự nhiên không còn đáp ứng đủ nhu cầu sử dụngtrong nước, chưa nói đến xuất khẩu. Mặt khác, diện tích đất trống đồi núi trọcbị sa mạc hoá ngày càng gia tăng. Từ những năm 1980 Chính phủ đã có chủtrương phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng những loài cây mọc nhanh, sauđó từng bước thay thế gỗ rừng tự nhiên bằng gỗ rừng trồng tiến tới đóng cửarừng tự nhiên hoàn toàn vào năm 2010. Nhu cầu gỗ của chúng ta cho các mụcđích khác nhau từ nay đến năm 2015 rất lớn, ví dụ công nghiệp và dân dụng:khoảng 10.266.000 m3, sản xuất ván nhân tạo và dăm gỗ xuất khẩu: khoảng2.922.000 m3, sản xuất bột giấy: khoảng 5.271.000 m3, gỗ trụ mỏ: khoảng160.000 m3 [2].Những năm gần đây nhu cầu gỗ trụ mỏ ngày càng gia tăng do sảnlượng khai thác than hầm lò không ngừng tăng lên, trong khi đó việc cung cấpgỗ trụ mỏ cho ngành than gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua nguồnvốn đầu tư cho trồng rừng gỗ trụ mỏ có hạn, lãi suất cao, năng rừng suất thấp,các đơn vị kinh doanh bị thua lỗ dẫn đến tốc độ trồng rừng gỗ trụ mỏ bị chậm2lại. Do nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp cần phải tập trung và cùngchủng loại nên việc trồng rừng nguyên liệu công nghiệp đã trở thành xuhướng tất yếu để phát triển rừng trồng công nghiệp hiện nay. Đặc biệt, côngtác nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thànhtựu đáng kể, nhất là trong lĩnh vực cải thiện giống và công nghệ nhân giốngvô tính nên việc trồng rừng công nghiệp có rất nhiều triển vọng. Các loài câytrồng rừng gỗ nguyên liệu chủ yếu như Keo, Bạch đàn, Mỡ, … đang đượcphát triển trồng rộng rãi trên các vùng trong cả nước. Theo chính sách giaođất giao rừng và các chính sách hiện hành của Nhà nước, các sản phẩm rừngtrồng gỗ trụ mỏ phần lớn được cung cấp từ các hộ gia đình và những ngườitrồng rừng kinh doanh này có quyền lựa chọn những loài cây phù hợp vớiđiều kiện kinh doanh của họ, phù hợp với điều kiện lập địa tại khu vực trồngrừng nhằm tối ưu hoá các giá trị kinh tế. Để cung cấp cơ sở cho người làmnghề rừng trong việc lựa chọn loài cây trồng hợp lý và hiệu quả trên địa bànhuyện Hữu Lũng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh hiệu quả kinhdoanh giữa 2 loài Keo lai và Bạch đàn Urophylla dòng U6 trồng thuần loàitại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”3Chương 1TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨULâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dâncó chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, chế biến lâm sản và pháthuy các chức năng phòng hộ, văn hóa, xã hội…của rừng. Lâm nghiệp làngành có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội.Trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng có ghi “rừng là tài nguyên quý báu củađất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái,có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền đời sống của nhân dânvới sự sống còn của các dân tộc”. Đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp là có chukỳ sản xuất dài, trong sản xuất luôn luôn diễn ra hai quá trình xen kẽ đó là quátrình sản xuất tự nhiên và quá trình tái sản xuất kinh tế, điều kiện sản xuất lâmnghiệp thường gặp khó khăn và phức tạp, sản xuất mang tính mùa vụ sâu sắc,sản xuất lâm nghiệp có nhiều tác dụng khác nhau đối với nền kinh tế xã hội,các hoạt động sản xuất rất đa dạng và phong phú, sản xuất lâm nghiệp mangtính xã hội sâu sắc. Quá trình sản xuất lâm nghiệp thường được diễn ra quacác giai đoạn sau: sản xuất cây giống; chuẩn bị hiện trường trồng rừng vàtrồng rừng; chăm sóc, bảo vệ rừng; khai thác, vận chuyển sản phẩm. Căn cứvào đặc điểm, các giai đoạn sản xuất, các thời kỳ sinh trưởng phát triển để cónhững mức độ đầu tư, biện pháp kinh doanh hợp lý nhằm đạt được hiệu quảcao nhất trong lĩnh vực kinh doanh rừng trồng. Trong lĩnh vực trồng rừngkinh doanh, chỉ tiêu thành thục kinh tế luôn được quan tâm một cách sâu sắc(Thành thục kinh tế là tại thời điểm đó rừng cho sản phẩm đạt được hiệu quảkinh doanh cao nhất).41.1. Cơ sở lâm học về rừng trồngCây gỗ là đối tượng chính trong kinh doanh rừng trồng, đối tượng nàybị chi phối nhiều của quy luật tự nhiên. Điều này được thể hiện thông qua mốiquan hệ giữa sản lượng cây đứng và tuổi cây. Sản lượng cây đứng trên đơn vịdiện tích (ha) và thể tích cây đứng tăng với tốc độ chậm trong những năm đầusau khi trồng hay tái sinh, tăng nhanh trong thời gian sau đó, tăng chậm lại vàđạt cực đại ở giai đoạn tuổi rừng thành thục. Sau thời điểm này, cây rừng bắtđầu già cỗi, xuống cấp do các yếu tố như tuổi cao, gió bão, sâu bệnh hại, …Do đó, tăng trưởng của cây rừng là hàm số của thời gian [9].Đối với các loài cây mọc nhanh sử dụng trong trồng rừng có tuổi thànhthục đến rất sớm, ngược lại đối với những cây trong rừng tự niên thì tuổithành thục đến chậm hơn khá nhiều. Trong thực tiễn, mối quan hệ giữa sảnlượng và tuổi cây được điều chỉnh thông qua những tác động lâm sinh đếnquá trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng nhằm rút ngắn thời gian thànhthục của cây rừng.Trong công tác nghiên cứu đánh giá sản lượng rừng, sinh trưởng câyrừng và lâm phần là trọng tâm của sản lượng rừng và là vấn đề có tính chấtnền tảng để nghiên cứu các phương pháp dự đoán sản lượng cũng như hệthống biện pháp tác động nhằm nâng cao năng suất của rừng, nâng cao hiệuquả kinh doanh rừng trồng. Có nhiều hướng, nhiều phương pháp khác nhaukhi nghiên cứu sinh trưởng của lâm phần. Định hướng nghiên cứu sản lượngrừng đã được các nhà khoa học khái quát lại dưới dạng các mô hình toán họctừ đơn giản đến phức tạp nhằm định lượng các qui luật của tự nhiên, nhờ đóđã giải quyết được nhiều vấn đề trong kinh doanh rừng, đặc biệt trong lĩnhvực lập biểu chuyên dụng phục vụ cho công tác điều tra và dự đoán sản lượngcũng như xây dựng hệ thống các biện pháp kinh doanh, nuôi dưỡng rừng chotừng đối tượng cụ thể.51.2. Cơ sở kinh tế học về rừng trồngMục tiêu chủ yếu của kinh doanh rừng là tối đa hoá lợi ích ròng từ rừngbao gồm cả giá trị lâm sản ngoài gỗ. Tối đa hoá giá trị lợi ích ròng từ rừngtrong mọi trường hợp đều đòi hỏi phải tối đa hoá giá trị hiện tại của đất dùngcho mục đích kinh doanh rừng trồng [9]. Chúng ta sẽ xem xét các trường hợpsau:- Với mục tiêu tối đa hoá giá trị hiện tại của đất dùng để trồng rừng, chúng taxem xét đến các khoản chi phí đầu tư sản xuất rừng:+ Chi phí thứ nhất liên quan tới trồng, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, khaithác vận chuyển.+ Chi phí thứ 2 là lợi ích phải hy sinh để chờ khai thác rừng, tức là phần tiềnlẽ ra được hưởng nếu rừng được khai thác sớm hơn và thu nhập được đầu tưvào trồng thêm diện tích rừng hoặc đầu tư vào các lĩnh vực khác.Thu nhập ròng theo giá trị hiện tại từ đất rừng (W) được xác định như sau:W= [(p-c).V(I).e-rI - D]/(1-e-rI )(1.1)p: Thu nhập từ 1 m3 gỗ khai thácc: Chi phí khai thác1m3 gỗD: Chi phí tạo ra 1 ha rừngV: Sản lượng gỗ khai thácI: Luân kỳ khai thácr: Tỷ lệ lãi suất vaye: Cơ số logarit tự nhiênĐể tối đa hoá giá trị W thì điều kiện cần thiết là dW/dI = 0Luân kỳ kinh doanh tối ưu trong từng trường hợp được xác định khi:Trong đó:(p – c).V`(I) = r(p - c)V(I) + rW*Trong đó:(1.2)V`: Phần sản lượng vật lý tăng thêm được nếu giữ thêm 1 chu kỳrW*: Chi phí cơ hội của đấtThật vậy, vế trái của biểu thức (1.2) chính là giá trị sản phẩm cận biêncủa rừng nếu được giữ thêm lại 1 chu kỳ nữa. Trong chu kỳ đó, cây đứng tăng6thêm được phần sản lượng vật lý V` và mỗi đơn vị đáng giá (p-c); vế phải củabiểu thức bao gồm 2 chi phí cơ hội:+ Chi phí thứ nhất: Phần giá trị r(p - c)V(I) là tiền lãi mà lẽ ra chủ đấtđược hưởng nếu ông ta khai thác cây đứng và đầu tư tiền vào ngân hàng đểhưởng lãi suất r.+ Chi phí thứ 2: Phần giá trị rW* là chi phí cơ hội của đất, thể hiện giácho thuê đất.Như vậy, khi lãi suất r càng lớn thì luân kỳ tối ưu càng ngắn. Điều nàyphù hợp với thực tiễn sản xuất vì khi tỷ lệ lãi suất tăng cao, các chủ rừngthường tối đa hoá lợi ích của mình bằng cách khai thác rừng sớm hơn và đầutư tiền vào ngân hàng hay các hoạt động có sinh lợi cao hơn thay vì chờ khaithác rừng theo đúng thời điểm đã xác định.Trong thực tiễn, một số trường hợp có thể xảy ra và ảnh hưởng tới việcxác định luân kỳ tối ưu, cụ thể như sau:- Tỷ lệ lãi suất r = 0, trường hợp này tương đương với việc không tính chiếtkhấu các lợi ích và chi phi trong tương lai. Trong trường hợp này chủ đấtmong muốn tối đa hoá dòng thu nhập chưa chiết khấu hàng năm. Nếu chi phítái tạo rừng bị bỏ qua (D = 0), luân kỳ tối ưu sẽ được xác định tại thời điểmlượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm bằng lượng tăng trưởng bình quânchung và không phụ thuộc vào giá cả hay chi phí khác. Nói cách khác, lúc nàythời điểm khai thác rừng đảm bảo hiệu quả cao nhất khi lượng tăng trưởngthường xuyên hàng năm bằng lượng tăng trưởng trung bình hàng năm. Trongtrường hợp nếu D > 0, chi phí tạo rừng cũng như giá cả và chi phí khai thácđược đưa vào tính toán. Khi đó luân kỳ tối ưu được sẽ được xác định với điềukiện:(p – c).V`(I) = [(p - c)V(I) - D]/I(1.3)Nếu tỷ lệ lãi suất r >0 thì V`= rV(I) khi đó luân kỳ tối ưu sẽ trở nên dài hơn.Bên cạnh đó, giá trị ngoài gỗ của rừng trồng như giải trí, dịch vụ sinhthái có thể ảnh hưởng tới luân kỳ kinh doanh rừng trồng. Khi các giá trị ngoàigỗ được đánh giá cụ thể, chúng có thể giúp cho việc ra quyết định khai thácgỗ sớm hay muộn và từ đó ảnh hưởng tới luân kỳ kinh doanh rừng trồng.7Tiền tệ luôn biến đổi và sinh lợi theo thời gian, trong khi đó đầu tưtrồng cây lâm nghiệp là đầu tư dài hạn. Do đó, để đánh giá hiệu quả của vốnđầu tư trồng rừng ta có một số chỉ tiêu sau:- Giá trị hiện tại thuần túy (NPV-Net Present Value), chỉ tiêu này được tínhqua công thức của DK. Paul như sau:nNPV =Bt  Ct (1  r )t 1Trong đó:(1.4)tNPV là giá trị hiện tại thực (giá trị lợi nhuận ròng hiện tại)Bt là thu nhập năm thứ t ;Ct là chi phí năm thứ tr là tỷ lệ chiết khấu hay là tỷ lệ lãi xuất; t là thời gian (= 0  n)Kết quả NPV tính toán được và so sánh với giá trị 0, nếu:NPV > 0 thì kinh doanh đảm bảo có lãi, phương án được chấp nhận.NPV = 0 thì kinh doanh hòa vốnNPV < 0 thì kinh doanh bị thua lỗ, phương án không được chấp nhận.Chỉ tiêu này cho phép lựa chọn các phương án có quy mô và kết cấuđầu tư như nhau, phương án nào có NPV lớn nhất thì được lựa chọn.- Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR - Benefit to Cost Ratio), chỉ tiêu này đượctính theo John E.Gunter như sau:nt0Bt(1  r ) tBCR =(1.5)nt0Ct(1  r ) tChỉ tiêu này phản ánh về mặt chất lượng đầu tư. Nó cho phép so sánhvà lựa chọn các phương án có quy mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương ánnào có BCR lớn thì được lựa chọn. Giá trị BCR tính toán được đem so sánhvới giá trị 1 và có các trường hợp như sau xảy ra:8Nếu BCR >1 thì phương án đầu tư có lãi và BCR càng lớn tức là hiệuquả càng cao.Nếu BCR = 1 thì phương án đầu tư hoà vốnNếu BCR r thì phương án có khả năng hoàn trả vốn và được chấpnhận.Nếu IRR = r thì phương án đầu tư hòa vốnNếu IRR < r thì phương án không có khả năng hoàn trả vốn nên không chấpnhận.1.3. Một số nghiên cứu về năng suất, hiệu quả rừng trồng trên thế giới và ởViệt NamCho đến nay, các thành tựu trong nghiên cứu về khoa học sản lượngrừng của nhân loại là rất đồ sộ và những nghiên cứu về hiệu quả trong kinhdoanh rừng tương đối nhiều. Vì thế, trong khuôn khổ một đề tài thạc sĩ, chúngtôi chỉ khái quát một số thành quả tiêu biểu trong và ngoài nước có liên quantới nội dung nghiên cứu của đề tài làm cơ sở định hướng cho việc lựa chọnphương pháp nghiên cứu.91.3.1. Những nghiên cứu về năng suất và hiệu quả rừng trồng trên thếgiớiNăm 1991 Campinhos đã thông báo kết quả thực tiễn năng suất rừngtrồng trong suốt 30 năm ở Brazin. Có thể nhận thấy do nhờ chọn giống, nhângiống hom và thâm canh mà năng suất rừng trồng tăng 5% mỗi năm qua mộtchu kỳ dài 30 năm.Rừng trồng ở Công Gô: Diện tích rừng trồng bằng cây hom ở Công Gôtừ năm 1978 đến năm 1986 là 23.407 ha, trong đó ít nhất là năm 1978 (61ha),năm cao nhất là 1984 (5.096 ha). Tăng trưởng bình quân chung ở tuổi 6 củacác dòng vô tính được chọn lọc là 35 m3/ha/năm so với 12 m3/ha/năm ở các lôhạt chưa được tuyển chọn và 25 m3/ha/năm của xuất xứ đã được chọn lọc.Như vậy, tăng từ 40% đến 192%, tức là gấp gần 3 lần so với rừng trồng chưađược cải thiện.Trồng rừng ở Nam Phi: Quaile (1989) thông báo kết quả rừng trồngbằng cây con từ hạt đạt tăng trưởng bình quân 21,9 m3/ha/năm, trong khi đócác dòng vô tính trồng đại trà đạt trên 30m3/ha/năm. Tác giả cho rằng, giaiđoạn đầu rừng trồng từ hạt đôi khi cao hơn rừng trồng từ dòng vô tính, vì vậydùng số liệu chiêu cao trong 2 năm đầu có thể dẫn đến kết quả sai lầm. Cácdòng vô tính từ vật liệu chọn giống thế hệ cho năng suất cao hơn và đồng đềuhơn cây con từ hạt.Năm 1974, giáo sư John E - Gunter Trường Đại học Tổng hợp thuộcbang Michigan - Mỹ đã xuất bản giáo trình: “Những vấn đề cơ bản trong đánhgiá đầu tư Lâm nghiệp” trong đó tác giả đưa ra các cơ sở để đánh giá hiệu quảtrồng rừng, với những nội dung cơ bản như: Lãi suất đơn, lãi suất kép, thờigian và năm chiết khấu.10Năm 1979 tổ chức Nông nghiệp và lương thực Thế giới (FAO) đã xuấtbản giáo trình: “Phân tích các Dự án Lâm nghiệp” do Hans M - Gregese vàAmoldo H Contresal biên soạn.Theo tài liệu lưu trữ của TREE CD-ROM (cab. International for Asia),từ năm 1939 đến tháng 4 năm 1995 có 48 công trình đánh giá hiệu quả kinh tếtrong Lâm nghiệp. Trong đó có 19 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế Lâmnghiệp nhiệt đới, đặc biệt có công trình đánh giá hiệu quả rừng trồng, trong đócó 9 công trình tập trung vào đánh giá hiệu quả do áp dụng các biện pháp kỹthuật lâm sinh.Phân tích tài chính là sự đánh giá, mô tả tính sinh lợi thương mại màcác nhà đầu tư, các doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất của dự án.1.3.2. Những nghiên cứu về năng suất và hiệu quả rừng trồng ở Việt NamỞ Việt Nam trong những thập niên vừa qua, vấn đề trồng rừng và kinhdoanh rừng trồng ngày càng được quan tâm. Bên cạnh những cây bản địađược gây trồng thành công như: Mỡ, tre, luồng, thông nhựa, … thì một số loàicây mọc nhanh như Keo, Bạch đàn với nhiều xuất xứ cũng được tham gia vàocơ cấu cây trồng trong kinh doanh rừng trồng.Trồng rừng công nghiệp đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Những năm1973 – 1975, Phạm Quang Vinh và các cộng sự đã có những khảo nghiệm vềlàm đất và bón phân cho Bạch đàn liễu ở Đại Lải–Vĩnh Phúc. Qua nghiên cứuđã rút ra kết luận ban đầu về làm đất và bón phân cho Bạch đàn liễu ở ĐạiLải, tiếc rằng sau đó không được tiếp tục theo dõi và tổng kết đầy đủ.Những năm 1992–1995, trong khuôn khổ của của chương trình KN0303, Hoàng Xuân Tý và các cộng sự đã tiến hành đề tài KN03-13 có tên lànâng cao công nghệ thâm canh rừng trồng (Keo, Bạch đàn), sử dụng cây họđậu để cải tạo đất và nâng cao sản lượng rừng ở Đông Nam Bộ (2001). Nhómtác giả đã đề ra một tổ hợp phân hữu cơ vi sinh để bón lót cho Bạch đàn ở11vùng sông bé là 25gam Ure + 50 gam Super lân + 10 gam KCL + 100 đến200 gam than bùn đã hoạt hoá. Công thức bón thúc là 75 gam Ure + 125 gamSuper lân. Phương thức cày rạch và bón phân vào hố trồng, nhìn chung có lợicho sinh trưởng của Bạch đàn so với cày toàn diện và rải phân đều trên mặtđất. Đánh giá về các phương pháp làm đất kết hợp với bón phân, các tác giảcũng kết luận là cày toàn diện và bón rải phân thì năng suất thấp hơn cày rạchvà bón phân theo hố. Tác giả đề xuất nên sử dụng phương thức cày rạch rẻtiền hơn. Bằng cách tính toán giá thành phân bón và công chăm sóc, các tácgiả cũng bắt đầu tính toán hiệu quả kinh tế của việc làm đất và bón phân và điđến nhận định rằng nếu bón phân có thể thu lợi từ 498.000 đ/ha đến 870.000đ/ha sau thời gian 40 tháng.Mai Đình Hồng (2002), sinh trưởng của các dòng Bạch đàn chọn lọcPN2, PN14 trong trồng rừng sản xuất, phục vụ nguyên liệu giấy vùng trungtâm, đã thông báo kết quả sinh trưởng của Bạch đàn Urophylla ở các lập địakhác nhau rất khác nhau, trữ lượng cây đứng sau 6 năm ở hai khu vực VạnXuân thuộc huyện Tam Nông – Phú Thọ là 123 m3/ha và khu vực huyện ĐoanHùng – Phú Thọ là 155m3/ha. Sinh trưởng ở vùng trồng khác nhau cũng khácnhau rất lớn, rừng trồng sau 3 năm tuổi ở vùng Hữu Lũng-Lạng Sơn là 104m3/ha, ở Đoan Hùng – Phú Thọ là 75 m3/ha, ở Vạn Xuân là 66m3/ha. Khiphân tích kinh tế rừng trồng thâm canh, tác giả cho rằng vay vốn để trồngrừng nguyên liệu công nghiệp với lãi suất 0,54% trên tháng, vì tiền lãi vayphải trả là 6.273.000 đồng/chu kỳ 8 năm, khi khai thác rừng đạt 89 m3 gỗthương phẩm/8năm thì hoà vốn, nếu năng suất đạt 130m3 gỗ thương phẩm/ha(tương ưng 160m3 trữ lượng cây đứng, tức là tăng trưởng bình quân20m3/ha/năm) thì có lãi 8.100.000 đồng/ha. Hiện tại giá bán gỗ của người sảnxuất còn quá thấp so với giá mua nguyên liệu của nhà máy giấy. Nếu giá câynguyên liệu giấy được cải thiện thì hiệu quả trồng rừng còn cao hơn nữa.12Đỗ Đình Sâm (2001) đã nghiên cứu dạng lập địa và áp dụng các biệnpháp kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng công nghiệp tại các vùng trung tâm,Đông Nam Bộ, Tây Nguyên trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế. Kết quảnghiên cứu cho thấy năng suất rừng trồng công nghiệp và lập địa có quan hệmật thiết với nhau.Tác giả đã dựa vào độ dốc, thực bì đặc trưng và độ sâu tầng đất để phândạng lập địa trồng rừng Keo tai tượng ở vùng trung tâm thành 5 dạng, đánhgiá sinh trưởng của Keo tai tượng 8 tuổi, mật độ từ 930 đến 1100 cây/ha trêncác dạng lập địa như sau:Dạng lập địa 1: Tăng trưởng đạt 25,7 m3/ha/nămDạng lập địa 2: Tăng trưởng đạt 21,1 m3/ha/nămDạng lập địa 3: Tăng trưởng đạt 15,1 m3/ha/nămDạng lập địa 4:Tăng trưởng đạt 18,7 m3/ha/nămDạng lập địa 5: Sinh trưởng 5,7 m3/ha/nămTrong khi đó, ở Đông nam Bộ, điều tra năng suất rừng trồng Keo taitượng cũng nhận thấy độ dầy tầng đất và loại đất cũng ảnh hưởng lớn tới năngsuất rừng. Ở Sông Mây, lớp đất mỏng trên phiến sét năng suất rừng trồng 8tuổi với mật độ 1.600 cây/ha từ 15–19 m3/ha/năm. Ở Minh Đức–Bình Dươngtrên đất xám dày rừng trồng 6 tuổi đạt năng suất khá cao, từ 25–29m3/ha/năm. Năng suất rừng trồng còn phụ thuộc nhiều vào giống, phươngthức làm đất và phân bón. Các kết quả điều tra đánh giá cho thấy giống đượccải thiện, làm đất và bón phân hợp lý đều nâng cao năng suất rừng trồng. Đốivới Bạch đàn Urophylla nếu trồng được bón lót và bón thúc bằng phân NPK ởvùng trung tâm (Phù Ninh–Phú Thọ), năng suất đạt 16m3/ha/năm (cỡ tuổi 8),nếu không thâm canh chỉ đạt năng suất 5m3/ha/năm. Ở Mã Đà, thực hiện càytoàn diện có bán phân, năng suất rừng Keo tai tượng đạt năng suất37,3m3/ha/năm và so với đối chứng không bón phân là 33m3/ha/năm. Keo lá13tràm các trị số tương ứng là 34,4m3/ha/năm so với 20,2m3/ha/năm. Rõ ràng đểnâng cao năng suất rừng trồng công nghiệp cần phải được chọn giống đã đượccải thiện, phải chọn lập địa phù hợp để phát huy năng suất, tiềm năng củanguồn giống đã cải thiện, cần tiến hành thâm canh rừng trồng thông qua cácbiện pháp làm đất, bón phân hợp lý.Với Keo tai tượng và Keo lai đạt năng suất 20–30 m3/ha/năm sau 7–8năm kinh doanh với lãi suất vay 7% thì tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) có thể đạttới 18–20%, tức là trồng rừng có lãi. Nếu trữ lượng đạt 70m3/ha sau 8 năm,năng suất chỉ đạt gần 9m3/ha/năm, thì với lãi suất 7% năm người trồng rừngsẽ không có lãi, IRR chỉ đạt 7,68%. Theo tính toán năng suất phải đạt12m3/ha/năm thì IRR có thể đạt 10,2% tức là trồng rừng mới có lãi. Đây là cơsở quan trọng trong kinh doanh rừng, cần thiết phải đạt năng suất tối thiểumới có thể tạo được lợi ích từ trồng rừng khi vay vốn ngân hàng với lãi suất7% một năm để đầu tư.Trong những năm còn thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung, đánhgiá hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như đánh giáhiệu quả hoạt động kinh doanh rừng trồng nói riêng chưa được các doanhnghiệp, các nhà đầu tư quan tâm và đề cập đúng mức. Bởi lẽ, tất cả các hoạtđộng sản xuất và kinh doanh được thực hiện theo kế hoạch bắt buộc của Nhànước. Mọi chi phí sản xuất cũng như toàn bộ vốn đầu tư được ngân sách Nhànước cấp phát hoàn toàn, sản phẩm làm ra được nhà nước chỉ định bao tiêu.Những đơn vị làm ăn thua lỗ hoặc những rủi ro bất trắc được Nhà nướccấp bù và hỗ trợ. Vốn cấp được sử dụng lâu dài, không phải trả lãi và khôngphải hoàn trả, ... Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả mang tính hình thức, phươngpháp kỹ thuật và hệ thống chỉ tiêu đánh giá đơn giản, giá cả được cố địnhtrong nhiều năm. Từ kết quả đánh giá hiệu quả không phản ánh đúng sự thật,vốn sản xuất không được bảo tồn và phát triển.14Năm 1997, Đỗ Doãn Triệu đã biên soạn tài liệu: “Đánh giá kinh tế cácDự án đầu tư trồng rừng trong cơ chế thị trường”. Tài liệu này đã đề cập đếnphương pháp phân tích các Dự án đầu tư trồng rừng, đặc biệt là phân tích tàichính và phân tích kinh tế Dự án.Trần Hữu Dào (2001) đánh giá hiệu quả rừng Quế (Cinnamoun cassiablum) trồng thuần loài ở Việt Nam làm cơ sở cho việc đề xuất các giải phápkinh tế - kỹ thuật để phát triển trồng Quế [5]. Tác giả tiến hành đánh giá hiệuquả kinh tế kinh doanh trồng rừng Quế thông qua việc sử dụng phương phápphân tích chi phí và thu nhập. Phương pháp này được dựa trên cơ sở xác địnhgiá trị của đồng tiền theo thời gian với hai chỉ tiêu: kỹ thuật tính kép và kỹthuật chiết khấu. Với công trình nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các chỉtiêu: giá trị hiện tại thực (NPV), tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR), tỷ lệ thuhồi vốn nội bộ (IRR) để đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Quế. Đồng thời,tác giả đã đánh giá rủi ro, bất trắc trong kinh doanh trồng Quế thông qua việcsử dụng phương pháp phân tích độ nhạy của Lyn Squyre và Herman GVVander Tak. Với phương pháp đánh giá này, tác giả dự kiến một số tìnhhuống có thể xảy ra, từ đó xác định hiệu quả để biết được mức độ an toàn vàchắc chắn đối với hoạt động kinh doanh trồng rừng Quế thuần loài chuyêncanh.Nguyễn Thị Thanh Vân (2003) Đánh giá sinh trưởng Bạch đànEucalyptus urophylla trồng thuần loài tại Lạng Sơn, Bắc Giang, làm cơ sởchọn loài cây trồng cung cấp gỗ nguyên liệu công nghiệp cho Công ty Lâmnông nghiệp Đông Bắc [22]. Tác giả đã tiến hành tính toán hiệu quả kinh tếthông qua các chỉ tiêu NPV, BCR và IRR đồng thời rút ra kết luận là kinhdoanh rừng trồng Bạch đàn E.urophylla dòng PN, dòng U6 và hạt với chu kỳkinh doanh 8 năm đều có lãi.15Như vậy việc đánh giá hiệu quả kinh tế bước đầu đã được nghiên cứu ởnước ta nhưng khả năng vận dụng, phổ cập vẫn còn hạn chế.16Chương 2MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Mục tiêu nghiên cứu2.1.1. Mục tiêu chungGóp phần xây dựng cơ sở khoa học kinh tế của việc lựa chọn các loàicây trồng rừng phù hợp với điều kiện sinh thái của khu vực huyện Hữu Lũng,tỉnh Lạng Sơn.2.1.2. Mục tiêu cụ thể- Đánh giá được năng suất rừng trồng Bạch đàn Urophylla dòng U6 (trồngbằng cây hom) và Keo lai (trồng bằng cây hom), trồng thuần loài tại Lâmtrường Hữu Lũng II, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.- So sánh được hiệu quả kinh doanh 2 loài cây Keo lai và Bạch đànE.urophylla dòng U6 trồng trong cùng điều kiện lập địa, cùng biện pháp kỹthuật lâm sinh tác động trên địa bàn Lâm trường Hữu Lũng II, huyện Hữulũng, tỉnh Lạng Sơn.- Kiến nghị đối với việc lựa chọn, kinh doanh rừng trồng tại Lâm trường HữuLũng II, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.2.2. Đối tượng nghiên cứu- Hoạt động sản xuất liên quan tới kinh doanh 2 loài cây Bạch đàn U6 (trồngbằng cây hom) và Keo lai (trồng bằng cây hom), trồng thuần loài.- Các quy trình kỹ thuật lâm sinh liên quan tới việc làm đất trồng rừng, trồngrừng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng.2.3. Địa điểm nghiên cứuĐề tài được thực hiện tại Lâm trường Hữu Lũng II, huyện Hữu Lũng,tỉnh Lạng Sơn.2.4. Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tàiDo điều kiện thời gian hạn chế nên đề tài không đi sâu nghiên cứu làmrõ sinh trưởng hoặc phân tích tính chất lý hóa của đất trồng mà sẽ sử dụng các17kết quả sẵn có (biểu sản lượng, kết quả đo đếm cây đứng và những nghiêncứu trước đây) để nghiên đánh giá, so sánh hiệu quả kinh doanh 2 loài câyKeo lai (trồng bằng cây hom) và loài cây Bạch đàn U6 (trồng bằng cây hom)trồng thuần loài trong cùng điều kiện lập địa, cùng biện pháp kỹ thuật lâmsinh tác động tại Lâm trường Hữu Lũng II, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng sơn.2.5. Nội dung nghiên cứuĐể đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dungsau đây:2.5.1. Những đặc điểm sinh thái của 2 loài Bạch đàn Urophylla dòng U6và Keo lai2.5.2. Nghiên cứu so sánh năng suất rừng trồng- Năng suất rừng Bạch đàn U6 trồng bằng cây hom thuần loài.- Năng suất rừng Keo lai trồng bằng cây hom thuần loài.2.5.3. Hiệu quả kinh doanh hai loại rừng Bạch đàn E.urophylla dòng U6và Keo lai trồng bằng cây hom thuần loài.- Chi phí đầu tư cho 1 ha rừng trồng- Thu nhập cho 1 ha rừng trồng- Hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả:+ Giá trị hiện tại thuần túy (NPV)+ Tỷ lệ thu nhập/chi phí (BCR)+ Tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR)- Phân tích độ nhạy/rủi ro2.6. Phương pháp nghiên cứu2.6.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu- Sinh trưởng của cá thể và của quần thể (lâm phần) là hai vấn đề khác nhaunhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng của lâm phần gồm toàn bộsự tăng khối lượng vật chất được tích luỹ bởi từng cá thể và vật chất bị mất đitừ những bộ phận hay cá thể bị đào thải (chết hoặc bị tỉa thưa). Những đạilượng sinh trưởng bình quân như đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn,thể tích thân cây có vỏ, …luôn phụ thuộc vào tuổi và tuân theo những qui luật18nhất định. Sự tăng lên của những chỉ tiêu này là kết quả tổng hợp của hai quátrình trên. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn trong quá trình sinh trưởng của lâmphần, sự lớn lên của các đại lượng sinh trưởng trên đã tạo ra những biến đổivề chất của lâm phần đó theo những nguyên lý của quy luật “lượng đổi, chấtđổi”.- Các loài cây trồng khác loài sinh trưởng trên cùng điều kiện lập, có cùngbiện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động nhưng có sự tăng trưởng khác nhau domỗi loài cây trồng có đặc điểm sinh thái, đặc điểm sinh vật học khác nhau dẫnđến hiệu quả kinh doanh khác nhau.- Bản chất của nghiên cứu so sánh hiệu quả kinh doanh đối với phạm vinghiên cứu của đề tài là đánh giá, xác định đối tượng kinh doanh nào có lợinhuận cao hơn trong cùng biện pháp kinh doanh để từ đó làm căn cứ đề xuất,lựa chọn đối tượng phù hợp với điều kiện của khu vực.2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu2.6.2.1. Kế thừa tài liệu- Tài liệu về điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu+ Điều kiện tự nhiên.+ Điều kiện về kinh tế xã hội.- Số liệu điều tra đánh giá trữ lượng, thiết kế khai thác đối với 2 loài cây Keolai và Bạch đàn U6 trồng thuần loài (trồng năm 2002)- Kế thừa và tham khảo các kết quả nghiên cứu có liên quan đã công bố:+ Biểu cấp đất rừng trồng Bạch đàn Urophylla (theo chiều cao Hg)+ Biểu thể tích 2 nhân tố cây đứng có vỏ Bạch đàn Urophylla và Keo2.6.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp- Khí hậu: Thu thập số liệu khí tượng ở trạm khí tượng Hữu Lũng - Lạng Sơn.- Thiết kế trồng rừng và khai thác rừng trồng: Thu thập số liệu về thiết kế kỹthuật trồng rừng năm 2002, 2007 và thiết kế khai thác rừng trồng năm 2007của Công ty Nông lâm nghiệp Đông Bắc.- Dự toán chi phí, thu nhập một hecta rừng trồng: Thu thập tài liệu ở vănphòng Công ty Nông lâm nghiệp Đông Bắc về chi phí đầu tư (trồng, chăm19sóc, bảo vệ, khai thác vận chuyển), và dự toán đầu ra cho một ha Bạch đànU6, Keo lai.+ Thu thập tài liệu về thiết kế trồng rừng năm 2002, năm 2007+ Thu thập tài liệu về thiết kế chăm sóc rừng trồng năm 2003, 204, 2005+ Thu thập tài liệu về thiết kế bảo vệ rừng trồng+ Thu thập tài liệu về thiết kế khai thác rừng trồng năm 20072.6.3. Xử lý số liệuỨng dụng xử lý thống kê trên máy vi tính bằng phần mềm Excel. Chophép loại bỏ được những trị số quá đặc thù có thể sai sót khi quan sát số liệu.Việc loại bỏ các trị số này chủ yếu là căn cứ mức độ chênh lệch giữa chúngvới trị số trung vị của dãy quan sát.• Xử lý số liệu điều tra cây đứngQuá trình xử lý số liệu điều tra cây đứng được thực hiện thông qua cácbước sau:Bước 1: Chia tổ ghép nhómBước 2: Tính thể tích thân cây:Từ HVN của cây điều tra, ta tra biểu thể tích 2 nhân tố thì được thể tích(V) tương ứng. Từ V biểu xác định được f1.3 của cây thông qua công thức:f1.3 VcVcg1.3 h  2d1.3 h4(2.1)Thông qua f1.3 vừa tính được, tính được V cây theo công thức:V = f1.3.g1.3.h = f1.3. 2d1.3 .h4d1.3 là đường kính ở vị trí 1,3m của câyh là chiều cao vút ngọn của câyg1.3 là tiết diện ngang ở vị trí 1,3mVc là thể tích cả vỏBước 3: Tính trữ lượng theo héc ta- Từ V cây ta tính được M cỡ thông qua công thức:Mi = Vi.Ni(2.2)Trong đó:(2.3)20- Trữ lượng của ô:mNi .Vi(2.4)M/ha = 10.Mô(2.5)Mô =i 1- Trữ lượng/ha:Bước 4: Tính lượng tăng trưởng bình quân chung:Tăng trưởng bình quân chung là số lượng biến đổi được của nhân tốđiều tra tính bình quân 1 năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây rừng(trong a năm).t taaZta(2.6)Trong đó:ta là nhân tố điều tra tại a nămZnt là lượng biến đổi được của nhân tố điều tra trong anăm, nó chính là nhân tố điều tra tại tuổi a.2.6.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế- Xác định chi phí đầu tư cho 1 ha rừng Keo lai và 1 ha rừng Bạch đàn U6.Bao gồm các chi phí:+ Chi phí trực tiếp: Vật liệu (Cây con, phân bón, …), nhân công (trồng,chăm sóc, bảo vệ rừng, …)+ Chi phí quản lý, nghiệm thu.+ Chi phí thiết kế và thủ tục bàn giao.+ Chi phí khai thác, vận chuyển.+ Trả lãi suất vay vốn ngân hàng.+ Chi phí khác: Xây dựng bản đồ, …- Xác định thu nhập cho 1 ha rừng Keo lai và 1 ha rừng Bạch đàn Urophylladòng U6. Bao gồm:+ Thu nhập từ sản lượng gỗ bán được.+ Thu nhập từ sản lượng củi bán được.21- Cân đối thu nhập - chi phí và tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả:+ Phương pháp tĩnh: Là phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế dựa trên cơsở so sánh trực tiếp giá trị đạt được đầu ra với giá trị nguồn lực tương ứngtrước mà không kể đến ảnh hưởng của yếu tố thời gian đối với lượng giá trịđó. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các Dự án đầu tư có thờigian ngắn, giá trị của đồng tiền thường ít biến đổi. Phương pháp này đơn giản,dễ tính toán. Tuy nhiên, vì coi đồng tiền là bất biến theo thời gian nên độchính xác của kết quả đánh giá sẽ bị hạn chế.+ Phương pháp động: Trên cơ sở các chỉ tiêu về tổng chi phí và tổng thunhập, đánh giá hiệu quả kinh tế thường sử dụng 3 chỉ tiêu: Giá trị hiện tạithuần túy (NPV-Net Present Value) được tính toán theo công thức 1.4, tỷ lệthu nhập trên chi phí (BCR - Benefit to Cost Ratio) được tính toán theo côngthức 1.5, tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR - Internal Rate of Return).Số liệu điều tra được tính toán xử lý trên máy vi tính, chúng tôi đã sửdụng phần mềm Excel.- Đánh giá rủi ro trong kinh doanh rừng trồng Keo lai và Bạch đàn U6.Để đánh giá rủi ro và bất trắc trong kinh doanh rừng trồng Keo lai vàBạch đàn sử dụng phương pháp độ nhạy của Lyn Squire và Herman GVVander Tak. Theo phương pháp này là dự kiến một số tình huống, khả năngcó thể xảy ra, từ đó xác định hiệu quả trong từng tình huống để biết được mứcđộ an toàn và chắc chắn đối với hoạt động kinh doanh Keo lai và Bạch đànU6 thuần loài. Có thể dự kiến một số tình huống sau:+ Đơn giá nhân công tăng 10%+ Giá bán sản phẩm giảm 10%+ Sản lượng gỗ giảm 10%+ Lãi ngân hàng tăng 50%Sở dĩ đề tài dự kiến các tình huống đơn giá nhân công, giá bản sảnphẩm, sản lượng gỗ tăng hoặc giảm giảm 10% là vì khi kết quả của đề tàiđược áp dụng vào thực tiễn sản xuất, người dân hoặc các đơn vị trồng rừngkinh doanh có thể dễ dàng vận dụng và tính toán hiệu quả kinh doanh trongthời điểm cụ thể. Riêng tình huống dự kiến lãi vay vốn ngân hàng tăng 50%,22đề tài nêu ra nhằm phù hợp với thực tiễn vay vốn ngân hàng phục vụ xuấtkinh doanh hiện nay ở các doanh nghiệp kinh doanh rừng trồng.Với phương pháp này, phép đánh giá tác động của sự bất trắc với cáckhoản đầu tư, tức là xác định khả năng sinh lời của các khoản đầu tư thay đổinhư thế nào khi các biến cố này thay đổi theo.

Tài liệu liên quan

  • MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SECPENTIN VÀ PHÂN BÓN THANH HÓA.DOC MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SECPENTIN VÀ PHÂN BÓN THANH HÓA.DOC
    • 71
    • 1
    • 19
  • NGHIấN CỨU NHỮNG CƠ SỞ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CễNG TY CỔ PHẦN MÁY VÀ PHỤ TÙNG NGÀNH DỆT MAY.DOC NGHIấN CỨU NHỮNG CƠ SỞ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CễNG TY CỔ PHẦN MÁY VÀ PHỤ TÙNG NGÀNH DỆT MAY.DOC
    • 57
    • 542
    • 0
  • Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần SXTM và xuất nhập khẩu Charico.docx Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần SXTM và xuất nhập khẩu Charico.docx
    • 80
    • 817
    • 1
  • Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico.docx Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico.docx
    • 80
    • 1
    • 7
  • Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico
    • 82
    • 530
    • 0
  • Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico
    • 81
    • 391
    • 1
  • Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần SXTM và XNK Charico
    • 82
    • 410
    • 0
  • So Sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp trên nền đất lúa ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long So Sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình luân canh lúa - khoai và mô hình luân canh lúa - bắp trên nền đất lúa ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
    • 58
    • 939
    • 1
  • so sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình nuôi tôm thâm canh và quảng canh cải tiến của tỉnh bạc liêu so sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình nuôi tôm thâm canh và quảng canh cải tiến của tỉnh bạc liêu
    • 110
    • 1
    • 6
  • BÁO CÁO BÁO CÁO " SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT GIỮA SỬ DỤNG THỨC ĂN CÁ TẠP VÀ THỨC ĂN VIÊN CHO NUÔI CÁ LÓC (Channa striata) THƯƠNG PHẨM TRONG AO TẠI AN GIANG VÀ ĐỒNG THÁP " pptx
    • 8
    • 522
    • 4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(638.33 KB - 75 trang) - So sánh hiểu quả kinh doanh giữa 2 loài cây keo lai và bạch đàn eucalyptus urophylla (dòng u6) trồng thuần loài tại hữu lũng lạng sơn Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Trồng Keo Hay Bạch đàn