So Sánh Hình ảnh Dòng Sông Và Con Thuyền Trong Bài Thơ Đây Thôn ...

»» Nội dung bài viết:

  • 1. Cảm nhận, phân tích từng đoạn thơ:
  • 2. So sánh hai bài thơ:
  • 3. Lý giải:

Hình ảnh dòng sông và con thuyền trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) và Tràng giang (Huy Cận)

  • Mở bài:

– Hàn Mặc Tử là nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới, cuộc đời bi thương, hồn thơ phong phú, kì lạ, sức sáng tạo mạnh mẽ, luôn bộc lộ một tình yêu đau đớn hướng về trần thế. Đây thôn Vĩ Dạ là thi phẩm xuất sắc thể hiện tấm lòng thiết tha đến khắc khoải của nhà thơ với thiên nhiên và cuộc sống.Khổ thơ trên là khổ 2 cảu bài thơ đó là cảnh mây trời, sông nước xứ Huế và dự cảm chia xa.

– Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới và thơ sau Cách mạng tháng Tám, hồn thơ đậm chất cổ điển, giàu suy tưởng, triết lí, nổi bật về cảm hứng thiên nhiên, tạo vật. Tràng giang là một bài thơ xuất sắc thể hiện nỗi buồn sầu trước tạo vật mênh mông, hoang vắng, đồng thời bày tỏ một lòng yêu nước kín đáo.Khổ thơ trên là khổ thơ 1 của bài thơ đó là bức tranh sông nước buồn vắng.

  • Thân bài:

1. Cảm nhận, phân tích từng đoạn thơ:

* Đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử:

+ Khung cảnh thiên nhiên trời mây – sông nước đang chuyển mình vào đêm trăng với những chia lìa, phiêu tán, chơ vơ; đượm vẻ huyền ảo và buồn hiu hắt.

+ Hiện lên một cái tôi đang khát khao vượt thoát nỗi cô đơn, với niềm mong mỏi đầy phấp phỏng được gặp gỡ, sẻ chia, gắn bó.

+ Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tượng trưng, giàu sức gợi.

+ Phối hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm; kết hợp biến đổi nhịp điệu với biện pháp trùng điệp; dùng cấu trúc đối lập, phép nhân hoá, câu hỏi tu từ.

  • Phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử

* Cảm nhận, phân tích đoạn thơ trong bài Tràng giang của Huy Cận:

+ Bức tranh tràng giang vào lúc hoàng hôn tráng lệ mà rợn ngợp, với mây chiều chất ngất hùng vĩ, chim chiều nhỏ bé đơn côi.

+ Hiện lên một cái tôi trong tâm trạng bơ vơ, lạc lõng của kẻ lữ thứ, chẳng cần cơn cớ trực tiếp mà mong ước đoàn tụ vẫn cứ dậy lên như sóng trong lòng.

+ Hình ảnh, ngôn từ, âm hưởng đậm chất cổ điển Đường thi.

+ Kết hợp thủ pháp đối lập truyền thống với phép đảo ngữ hiện đại, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình.

  • Phân tích bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận

2. So sánh hai bài thơ:

– Tương đồng: Cùng miêu tả bức tranh thiên nhiên trời – nước, qua đó bộc lộ nỗi buồn và tình yêu đối với tạo vật và cuộc sống; sử dụng thể thơ thất ngôn điêu luyện, kết hợp tả cảnh ngụ tình với trực tiếp biểu cảm.

– Khác biệt: Đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ: là nỗi buồn của một người khát khao sống, thiết tha gắn bó với cõi đời nhưng tự cảm thấy mong manh, vô vọng; trội về những thi liệu trực quan từ trải nghiệm của chính mình. Đoạn thơ trong Tràng giang: bộc lộ nỗi buồn rợn ngợp trước tạo vật mênh mông, hoang vắng cùng mặc cảm lạc loài của người đứng trên quê hương mà thấy thiếu quê hương; trội về những thi liệu cổ điển hấp thu từ Đường thi.

3. Lý giải:

– Vì sao giống: mang tâm sự chung của thanh niên trí thức tiểu tư sản lúc bấy giờ

– Vì sao khác: Do hoàn cảnh sáng tác. Do phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả.

  • Kết bài:

– Đây là hai khổ thơ tiêu biểu của hai tác phẩm của hai trong ba gương mặt xuất sắc nhất của phong trào thơ mới. Qua đó, ta thấy được phong cách nghệ thuật của hai nhà thơ…

  • Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Từ khóa » Hình ảnh Dòng Sông Và Con Thuyền