So Sánh Màn Hình AMOLED Vs. LCD: Cuộc Chiến Không Hồi Kết Bao ...

Đa số hãng smartphone như Xiaomi, Samsung, OPPO... đều sử dụng hai công nghệ là AMOLED và LCD. Nhưng liệu bạn đã biết rõ về sự khác biệt của hai màn hình này chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài so sánh màn hình AMOLED Vs. LCD ngay bên dưới nha.

Lưu ý: Bài viết được dịch và tham khảo từ chuyên trang công nghệ Android Authority.

Xem thêm: Tìm hiểu về công nghệ truyền internet từ ánh sáng LiFi: Triển vọng với nhiều ưu điểm vượt trội, liệu có thể thay thế WiFi trong tương lai?

Tìm hiểu về công nghệ màn hình AMOLED

Đầu tiên mình nghĩ rằng chúng ta nên tìm hiểu một vài thông tin cơ bản về công nghệ OLED nói chung nhé. Vì nếu bạn tinh ý một chút bạn sẽ nhận ra ngay chữ OLED xuất hiện ngay trong cái tên AMOLED đấy. 

Đúng như tên gọi của mình, thành phần quan trọng nhất trong màn hình OLED chính là các Đi-ốt phát quang (LED). Ắt hẳn nghe đến cái tên đèn LED thì không ít bạn sẽ cảm thấy quen thuộc đúng không, nhưng để đưa vào trong màn hình điện thoại, những Đi-ốt này sẽ được thu nhỏ lại rất nhiều và sẽ được sắp thành các cụm màu đỏ, xanh lá và xanh lam để tạo thành một pixel riêng lẻ. Những pixel này có thể tạo ra ánh sáng trắng và các màu sắc khác nhau bao gồm màu đỏ, xanh lá và xanh lam.

Màn hình OLED ma trận chủ động và ma trận thụ độngMàn hình OLED ma trận chủ động và ma trận thụ động. Nguồn: Android Authority.

Tiếp đến chữ O trong OLED là viết tắt của Organic – Hữu cơ. Hiểu đơn giản là có một loạt các màng hữu cơ mỏng được đặt giữa hai dây dẫn trong mỗi đèn LED để tạo ra ánh sáng khi có dòng điện chạy qua. Và cuối cùng, AM trong AMOLED là viết tắt của Active Matrix – Ma trận động, đây là cách để điều khiển các pixel trong màn hình OLED.

Một thuật ngữ khác mà chắc bạn đã từng được nghe qua đó là Super AMOLED, đây là một thuật ngữ tiếp thị của Samsung, nhằm chỉ màn hình kết hợp giữ lớp màn cảm ứng và lớp kính trên cùng thay vì hai lớp riêng biệt. Từ đó giúp cho màn hình của thiết bị mỏng hơn. 

Công nghệ Super AMOLED sẽ giúp cho màn hình điện thoại mỏng hơn.Công nghệ Super AMOLED sẽ giúp cho màn hình điện thoại mỏng hơn. Nguồn: Samsung.

Những lợi ích mang đến khi sử dụng tấm nền OLED đó là mang lại màu đen sâu, độ tương phản cao, hơn nữa màn hình này cũng cho độ sáng và góc nhìn tốt hơn. Bên cạnh đó màn hình OLED cũng giúp tiết kiệm điện năng và cho khả năng phát các nội dung HDR tốt hơn. 

Về trải nghiệm thực tế công nghệ màn hình AMOLED trên chiếc điện thoại Samsung Galaxy Note 10, thì điều khiến mình ấn tượng nhất đối với màn hình này đó là trải nghiệm hình ảnh khi xem phim và chơi game rất rực rỡ và sống động. Màu đen khi hiển thị trên màn hình của Note 10 cũng rất sâu, bên cạnh đó độ sáng màn hình cao cũng giúp bạn có được khả sử dụng ngoài trời được tốt hơn. Bên cạnh đó nhờ được hỗ trợ HDR10+ nên Note 10 cải thiện độ chính xác màu tốt và cho ra hình ảnh đẹp hơn.

Tìm hiểu về công nghệ màn hình LCD

LCD là viết tắt của Liquid Crystal Display – Màn hình tinh thể lỏng. Thay vì sử dụng các điểm ảnh tự phát sáng riêng lẻ như AMOLED, màn hình LCD dựa vào đèn nền để làm nguồn phát sáng duy nhất. 

Công nghệ màn hình LCD sử dụng đèn nền làm nguồn phát sáng duy nhất.Công nghệ màn hình LCD sử dụng đèn nền làm nguồn phát sáng duy nhất. Nguồn 3D Jake.

Màn hình được cấu tạo từ nhiều lớp xếp chồng lên với nhau, gồm 6 lớp như sau: Kính lọc phân cực thẳng đứng để lọc ánh sáng tự nhiên đi vào. Lớp kính có các điện cực ITO. Hình dáng của điện cực là hình cần hiển thị. Lớp tinh thể lỏng. Lớp kính có điện cực ITO chung. Kính lọc phân cực nằm ngang. Gương phản xạ lại ánh sáng cho người quan sát.

Ưu điểm của màn hình LCD đó là màu sắc màu sắc đẹp, tươi sáng, trung thực và rõ nét, góc nhìn rộng cũng như ít tiêu thụ điện năng.

Về trải nghiệm thực tế với màn hình LCD trên chiếc iPhone 7, bản thân mình đã cảm nhận được màu sắc hiển thị trên màn hình LCD này rất chân thật, mang lại độ chính xác rất cao. Về độ sáng màn hình cũng cho kết quả tốt và khả năng hiển thị màu trắng cũng là một ưu điểm của màn hình LCD trên iPhone 7.

Cuộc so găng giữa hai công nghệ màn hình phổ biến nhất hiện nay AMOLED Vs. LCD

Do có cấu trúc điểm ảnh khác nhau đáng kể nên hai loại màn này cũng cho kết quả hiển thị khác nhau, mang đến những khác biệt khá lớn đối với trải nghiệm của người dùng. Độ bao phủ màu là điểm khác biệt thường được nhắc đến nhiều nhất giữa hai loại màn hình, AMOLED có dải màu rộng hơn LCD nên hiển thị hình ảnh sống động hơn.

So sánh cấu trúc của màn hình LCD và màn hình OLED

 

So sánh cấu trúc của màn hình LCD và màn hình OLED. Nguồn: Android Authority.

Màn hình OLED cũng được biết đến là sẽ bị ám màu xanh lá vì màu này có xu hướng mạnh nhất trong cách sắp xếp các điểm ảnh phụ - subpixel. Mỗi điểm màu trên màn hình sẽ bao gồm 1 subpixel đỏ, 1 subpixel xanh dương và 2 subpixel màu xanh lá cây, đây chính là lý do của sự ám màu này. 

Trong khi màn hình LCD thì lại có xu hướng bù sáng quá mức với màu đỏ. Bên cạnh đó, tuy không có độ bao phủ rộng như AMOLED, nhưng LCD thường hiển thị rất tương đồng với dải màu FBG tiêu chuẩn được sử dụng bởi nhiều phương tiện hình ảnh và video. 

Vẫn có sự khác biệt về hiển thị ngay cả dùng cùng loại màn hình. Vẫn có sự khác biệt về hiển thị ngay cả dùng cùng loại màn hình. Nguồn: Android Authority.

Khi so sánh trên các màn hình điện thoại thực tế cho thấy rằng gam màu có thể sẽ thay đổi khá nhiều giữa các loại màn hình giống nhau. Biểu đồ trên cho thấy rằng mặc dù Samsung Galaxy S10 Plus, Huawei P30 Pro và LG V40 Thin Q dùng chung màn hình OLED, chúng tạo ra các gam màu khá khác nhau. Những sự khác nhau ở trên còn tùy thuộc vào cấu hình phần cứng, cũng như các tiêu chuẩn hiển thị khác nhau mà các nhà sản xuất áp dụng trên thiết bị của mình.

Độ chính xác của màu sắc cũng là một điểm khác biệt rất đáng chú ý, đặc biệt là khi nói đến hiển thị màu trắng trên AMOLED và LCD. Trong thử nghiệm bên dưới này, bạn có thể thấy rằng màn hình LCD khi hiển thị màu trắng sẽ hơi bị ngả sang màu xanh lam trong khi AMOLED hiển thị màu trắng chuẩn hơn. 

Sự khác biệt khi hiển thị màu trắng của màn hình LCD và AMOLEDSự khác biệt khi hiển thị màu trắng của màn hình LCD và AMOLED. Nguồn: Android Authority.

Do có sự khác biệt về đèn nền và các lớp lọc nên sẽ tiếp tục dẫn đến những sự khác nhau trong hiển thị giữa LCD và AMOLED. Màn hình LCD thường bị tràn sáng và có tỉ lệ tương phản thấp hơn do đèn nền không tắt ngay cả khi các điểm ảnh hiển thị màu đen, trong khi AMOLED không cần sử dụng đèn nền mà chỉ cần tắt các điểm ảnh. Bên cạnh đó các lớp lọc của màn hình LCD cũng làm cho góc nhìn bị giảm hơn so với OLED.

Một nhược điểm của AMOLED  là các bóng đèn LED khác nhau sẽ có tuổi thọ khác nhau, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của màn hình. Đôi khi dẫn đến hiện tượng lưu ảnh màn hình – burn in và cân bằng màu sắc của màn hình OLED có thể sẽ bị giảm hiệu quả một ít theo thời gian, ngược lại, LCD đặt sự cần bằng khá lâu.

Tóm gọn lại một chút thì màn hình AMOLED sẽ mang đến cho bạn một màn hình có màu sắc rực rỡ, sống động, độ tương phản cao, còn màn hình LCD thì cho bạn hình ảnh tươi sáng, chân thực và chính xác về màu sắc. Bên cạnh đó chi phí cho màn hình AMOLED cũng cao hơn nên sẽ thường được dùng cho các thiết bị cao cấp, có giá thành cao, còn màn hình LCD thì thường được dùng cho các thiết bị tầm trung và giá rẻ, trừ một vài màn hình được cải tiến để đưa lên các thiết bị cao cấp.

Trên tay hai thiết bị sử dụng hai công nghệ màn hình là AMOLED và LCDTrên tay hai thiết bị sử dụng hai công nghệ màn hình là AMOLED và LCD. Nguồn: Dignited.

Về sự lựa chọn của bản thân thì mình sẽ lựa chọn màn hình AMOLED, vì mình chấp nhận việc bỏ ra chi phí cao hơn để nhận lại một màn hình cho khả năng hiển thị đẹp, sống động và rực rỡ. Mình cũng đánh giá cao hơn những trải nghiệm khi xem phim và chơi game trên màn hình AMOLED, góc nhìn rộng hơn, độ tương phản cao và màu đen sâu cũng giúp mang lại những hiệu ứng thị giác ấn tượng khi sử dụng màn hình này.

Tuy nhiên nếu lựa chọn màn hình LCD, các nhà sản xuất có thể giảm chi phí cho màn hình để cải thiện những phần khác của thiết bị như con chip, GPU, camera,... hoặc giúp giảm giá thành sản phẩm. Từ đó nâng cao trải nghiệm toàn diện cho người dùng cũng như tăng khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm. 

Tổng kết

Mỗi một loại màn hình sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu bạn sẽ có thể dựa vào những ưu và nhược điểm này để tìm ra lựa chọn phù hợp cho mình. Hiện nay chi phí đang dần rẻ hơn kết hợp cùng nhiều ưu điểm nổi bật giúp cho màn hình OLED đang ngày càng trở nên phổ biến và xuất hiện trên nhiều phân khúc điện thoại hơn. 

Tuy nhiên công nghệ LCD cũng đang có những bước phát triển và dần thu hẹp khoảng cách trong cuộc đua với màn hình AMOLED. Chính vì vậy việc đánh giá và lựa chọn sẽ được đặt lên chính người dùng, căn cứ vào quan điểm của chính bản thân họ để lựa chọn loại màn hình nào tốt hơn.

Vậy nếu là bạn thì bạn sẽ lựa chọn công nghệ màn hình nào, đừng quên để lại bình luận bên dưới cho mình được biết nhé.

Xem thêm: Bạn đã biết Mac Mini - Chiếc hộp nhỏ được trang bị hiệu năng mạnh với nhiều tính năng hấp dẫn của Apple hay chưa? Cùng tìm hiểu nào!

Biên tập bởi Vũ Trường An Không hài lòng bài viết Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc): Anh Chị Gửi góp ýCam kết bảo mật thông tin cá nhân Đồng hồ
Bài viết liên quan
  • Mua smartphone màn hình AMOLED hay LCD, lựa chọn như thế nào cho phù hợp?

    10/08
  • Đây là video cho thấy màn hình AMOLED tốt hơn LCD như thế nào

    12/07/16

Từ khóa » Khác Nhau Giữa Màn Hình Lcd Và Amoled