So Sánh Máy Dập Viên Quay Tròn Và Máy Dập Viên Tâm Sai

So sánh máy dập viên tâm sai và máy dập viên quay tròn
Nội dụng bài viết 1. Nguyên lý hoạt động của máy dập viên tâm sai 2. Nguyên lý hoạt động của máy dập viên quay tròn 3. Ưu – Nhược điểm của mỗi loại máy 4. Một số xự cố vận hành khi dập viên

1. Nguyên lý hoạt động của máy dập viên tâm sai

  • Hạt cốm chảy từ phễu nạp liệu vào cối, dưới đáy của cối là chày dưới có thể điều chỉnh lên xuống được dễ dàng
  • Sau khi hạt đã được đong đầy cối thì phễu sẽ chuyển động về phía sau, gạt bằng mặt cối để loại bỏ phần bột cốm thừa trong cối
  • Đồng thời chày trên hạ xuống nén khối bột trong cối thành viên nén
  • Sau đó cả chày trên và chày dưới cùng chuyển động lên phía trên và đẩy viên nén ra khỏi cối.
  • Chu trình lặp lại tương tự khi phễu nạp liệu di chuyển về phía miện cối
  • Vị trí của chày dưới ở giai đoạn đong hạt có thể điều chỉnh lên hay xuống để tăng hay giảm thể tích cối đong hạt và đây chính là cách điều chỉnh khối lượng bột thuốc để dập viên. Vị trí thấp nhất của chày trên trên cũng có thể điều chỉnh giúp điều chỉnh lực nén cho máy.

2. Nguyên lý hoạt động của máy dập viên quay tròn

  • Hạt cốm hoặc bột thuốc chảy từ phễu tiếp liệu xuống khoang phân phối, tại đây chúng được đong vào các cối
  • Tại thời điểm nạp liệu, chày dưới ở vị trí thấp nhật, bột cốm được đong vào cối (vị trí của chày dưới có thể được điểu chỉnh tùy theo khối lượng viên muốn dập), sau khi nạp đầy, bột thuốc sẽ dư trên bề mặt cối sẽ được gạt bằng
  • Tiếp theo, chày trên chuyển động xuống và chày dưới chuyển động lên giúp nén đều viên ở cả hai phía, quá trình nén thường gồm 2 giai đoạn là tiền nén và giai đoạn nén chính. Lực nén tăng dần, từ từ theo cả 2 phía trong suốt chu trình quay của cộng cơ từ thấp lên cao và từ cao xuống thấp
  • Sau đó cả hai chày đều chuyển đông lên và viên sẽ được đẩy ra khỏi cối và được gạt ra khỏi máy vào thùng đựng viên

3. Ưu – Nhược điểm của hai loại máy

Máy dập viên tâm sai Máy dập viên quay tròn
Ưu điểm - Nguyên tắc hoạt động đơn giản - Thích hợp sử dụng trong các phòng nghiên cứu, thử nghiệm ở cỡ lô nhỏ - Chi phí thấp, dễ đầu tư - Năng suất dập viên cao - Đáp ứng tiêu chuẩn GMP - Viên được nén đều, từ 2 phía, lực nén tăng từ từ giúp giảm nguy cơ xảy ra hiện tượng quá nén, vỡ viên - Thích hợp sử dụng trong sản xuất công nghiệp, kết nối với các hệ thống tạo hạt tầng sôi, lau viên… - Vận hành êm ái, không gây phân lớp khối bột trên phễu nạp liệu, đảm bảo đồng đều khối lượng, hàm lượng viên
Nhược điểm - Năng suất dập viên thấp - Dễ xảy ra hiện tượng quá nén gây giảm độ rã, độ tan của viên - Dễ phát sinh bụi - Không phù hợp trong sản xuất quy mô lớn - Chuyển động rung lắc của máy gây phân lớp khối bột trên phễu nạp liệu từ đó dẫn tới hiện tượng chênh lệnh khối lượng, hàm lượng viên - Cấu tạo phức tạp - Không phù hợp trong nghiên cứu thử nghiễm ở cỡ lô nhỏ - Chi phí đầu tư cao

4. Một số xự cố thường xảy ra trong quá trình dập viên

Máy dập viên tâm sai Máy dập viên quay tròn
- Viên nén không đạt chỉ tiêu độ rã, độ hòa tan do hiện tượng quá nén làm giảm độ xốp của viên - Viên không đạt chỉ tiêu đồng đều khối lượng và hàm lượng do sự phân lớp khối bột trên phễu nạp hoặc do quá trình trộn chưa đạt yêu cầu - Viên bị sứt mẻ, dễ vỡ do lực dập viên chưa đủ hoặc lực nén quá lớn - Viên bị sứt mẻ, dễ vỡ do lực dập viên thấp hoặc mâm quay quá nhanh - Không đạt chỉ tiêu đồng đều khối lượng, hàm lượng do mâm quay quá nhanh hoặc quá trình trộn chưa đạt yêu cầu - Viên bị bong mặt do thanh gạt viên ở vị trí quá cao - Viên bị vỡ do lực nén quá lớn

Xem thêm: Máy dập viên

CÔNG TY TNHH XNK VẬT TƯ KHOA HỌC QUÔC TẾ - STECH INTERNATIONAL

Khu vực phía Bắc: Nhà BT1B-A312, KĐT Mễ Trì Thượng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

Khu vực phía Nam: 103 Đường Trục ( Đặng Thuỳ Trâm), P13, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

Hỗ trợ tư vấn 24/7: Mr. Dũng: 0961.408.036

Từ khóa » đặc điểm Của Máy Dập Viên Xoay Tròn