So Sánh Máy ép SnapBee Và Mokkom, Nên Mua Loại Nào? - Muagitot
Có thể bạn quan tâm
- SnapBee là thương hiệu của nước nào?
- Mokkom là thương hiệu của nước nào?
- So sánh máy ép SnapBee và Mokkom
- 1. Về thiết kế
- 2. Độ bền của máy
- 3. Về hiệu năng sử dụng
- 4. Về giá cả
- Tạm kết: Nên mua máy ép SnapBee hay máy ép chậm Mokkom?
- Địa chỉ mua máy ép chậm SnapBee, Mokkom uy tín giá rẻ
SnapBee là thương hiệu của nước nào?
SnapBee là thương hiệu điện gia dụng nổi tiếng đến từ Mỹ. Dù mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam không lâu, nhưng các sản phẩm của SnapBee đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của rất nhiều bà nội trợ cũng như nhận được sự hài lòng, tin tưởng của người dùng bởi chất lượng tuyệt vời mà giá cả lại vô cùng phải chăng. Các sản phẩm nổi tiếng của hãng có thể kể đến: nồi cơm điện, nồi áp suất, máy làm sữa hạt, máy ép,...
Hiện nay, các sản phẩm "nhà SnapBee" đã được rất nhiều đơn vị tại Việt Nam nhập khẩu và phân phối chính hãng. SnapBee cũng có chính sách hậu mãi với khách hàng cực chu đáo, thời gian bảo hành có thể lên đến 12 tháng cho sản phẩm bị lỗi.
Mokkom là thương hiệu của nước nào?
Bên cạnh các sản phẩm gia dụng Mỹ, Anh hay Pháp, các sản phẩm gia dụng của Trung Quốc trong thời gian trở lại đây đang "tấn công" mạnh mẽ các thị trường trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các sản phẩm nội địa Trung từ lâu đã nổi tiếng với các tiêu chí vàng "ngon - bổ - rẻ" nên thật dễ hiểu tại sao các sản phẩm này luôn được ưa chuộng nhiều đến vậy!
Mokkom cũng là hãng điện gia dụng "made in China" chính hiệu và đang có số lượng "fan" hùng hậu không chỉ tại Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới. Đặc biệt, tại thị trường Việt Nam, dòng máy ép Mokkom đang là "hottrend" thu hút rất nhiều sự quan tâm. Rất nhiều người cho rằng máy ép Mokkom là bản "dupe" tuyệt vời của máy ép SnapBee nhưng giá cả lại vô cùng rẻ, rất đáng mua. Liệu điều này có chính xác hay không? Hãy cùng mình so sánh ngay về chiếc máy ép chậm Mokkom và SnapBee nhé!
So sánh máy ép SnapBee và Mokkom
Có rất nhiều tiêu chí để so sánh nhưng với 2 dòng máy ép chậm này, mình sẽ so sánh theo 4 tiêu chí: thiết kế, độ bền bỉ, hiệu năng sử dụng và giá thành
1. Về thiết kế
Xét về thiết kế, SnapBee và Mokkom có hình dáng bên ngoài giống nhau đến 99% từ đặc điểm trên thân máy đến các chi tiết nhỏ. Dù có xuất xứ khác nhau, tuy nhiên, nếu chỉ nhìn thoáng qua mà không chú ý đến tên thương hiệu, rất nhiều người có lẽ sẽ nhầm tưởng đây là cùng 1 sản phẩm.
Cả 2 máy đều có thiết kế nhỏ gọn, tối ưu với khối lượng chỉ bằng 1/4 so với máy ép bình thường, khối lượng chỉ khoảng 1.39kg. Với thiết kế nhỏ gọn như vậy, người dùng có thể thoải mái, dễ dàng di chuyển và vệ sinh máy mà không còn lo lắng về vấn đề máy ép cồng kềnh như trước. Đặc biệt, vì cấu tạo của máy đã được tối giản đi nhiều nên cấu tạo của máy cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần tốn 5 giây để tháo máy ra vệ sinh và chỉ mất 3 giây để lắp ráp 2 loại máy ép này.
Nếu như máy ép chậm SnapBee có 2 loại với 2 màu là vàng và xanh lá thì Mokkom cũng tương tự thiết kế với 2 màu này. Hai máy đều có cấu tạo gồm: ống tiếp nguyên liệu, trục ép, lưới lọc, phần khay chứa bã và phần khay chứa nước ép. Đi kèm theo là một chổi vệ sinh, hai cốc chứa dung tích 600ml và sách hướng dẫn sử dụng. Và tất nhiên, máy ép Mokkom có sách hướng dẫn sử dụng viết bằng tiếng Trung, còn SnapBee viết bằng tiếng Anh.
2. Độ bền của máy
Dù có thiết kế bên ngoài giống nhau đến 99% với những đặc điểm chi tiết máy tương tự nhau nhưng độ bền của 2 chiếc máy này lại có sự khác nhau rõ rệt:
- Máy ép SnapBee: có chất liệu nhựa cứng cáp, kháng lực, chống chịu va đập mạnh. Nút điều khiển chức năng ép của máy khá nhạy bén, dễ dàng điều chỉnh
- Máy ép Mokkom: được làm từ chất liệu nhựa nhưng độ cứng cáp và bền bỉ chỉ bằng 75% so với máy ép chậm SnapBee. Ngoài ra, nút điều khiển chức năng ép của máy cũng có độ chững nhất định, không mượt mà bằng máy ép SnapBee.
3. Về hiệu năng sử dụng
Cả hai máy ép chậm đang so sánh đều là dòng máy ép mini, tuy nhiên, hiệu suất không hề kém cạnh loại máy ép chậm truyền thống nào. Đặc biệt, đội ngũ nghiên cứu và phát triển của SnapBee đã mất 3 năm để có thể phát minh và áp dụng thiết kế cơ học kết hợp trục xoắn ốc vào sản phẩm máy ép của họ.
Nhưng không ngờ, công nghệ này cũng được áp dụng trong "bản dupe" của SnapBee là Mokkom. Công nghệ ép bằng trục ép chậm này không chỉ giúp ép bã kiệt mà còn giữ tỉ lệ nước ép cố độ nguyên chất lên tới 97%, không còn cặn, bã gây khó chịu cho người sử dụng.
Ngoài ra, cả hai máy đều có cấu tạo phần lưới lọc đôi, với 2 tầng lọc đặc biệt làm từ thép không gỉ 304: lưới lọc tầng trên có đường kính mắt 0.7mm, tầng dưới có lưới lọc mắt siêu nhỏ chỉ 0.3mm, điều này lý giải tại sao dòng máy này sau khi ép xong nước ép không bị xuất hiện ván bã, tách lớp như một số máy ép chậm khác.
Với công suất 130W, vòng xoay có tốc độ quay 50-80 vòng/ phút, SnapBee và Mokkom có thể ép được nhiều loại nguyên liệu: rau má, cần tây, ổi, cải kale, cà rốt, các loại hạt cứng, gia vị: hạnh nhân, quả óc chó,...
4. Về giá cả
Ngoài xuất xứ và độ bền bỉ, giá cả chính là điểm khác biệt rõ rệt thứ ba giữa hai chiếc máy ép chậm này. Để sở hữu chiếc máy ép SnapBee xuất xứ Mỹ, bạn càn bỏ ra số tiền khoảng 1.800.000 VNĐ. Còn với sản phẩm Mokkom xuất xứ nội địa Trung, mức giá sẽ mềm hơn, chỉ rơi vào khoảng 1 triệu VNĐ đổ xuống
Tạm kết: Nên mua máy ép SnapBee hay máy ép chậm Mokkom?
Máy ép SnapBee và Mokkom là 2 loại máy ép không có nhiều sự khác biệt về thiết kế cũng như công dụng. Tuy nhiên, nếu bạn là người có tài chính khiêm tốn và nhu cầu ép thực phẩm không nhiều thì máy ép Mokkom hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu này. Còn nếu bạn là người ưa thích sự hoàn hảo, nhanh nhạy, muốn sở hữu một chiếc máy ép mini bền bỉ mà không ngại bỏ số tiền nhiều hơn một chút thì chiếc máy SnapBee là sự lựa chọn vô cùng phù hợp đấy!
Hãy cân nhắc, tùy thuộc vào nhu cầu của bản thân để đưa ra những quyết định chọn mua phù hợp nhất nhé!
Địa chỉ mua máy ép chậm SnapBee, Mokkom uy tín giá rẻ
Cũng như nhiều sản phẩm điện tử gia dụng khác, máy ép chậm SnapBee và Mokkom hiện nay đã được rất nhiều bên phân phối độc quyền chính hãng. Bạn có thể dễ dàng tìm mua 2 dòng máy ép chậm này tại:
- Các sàn thương mại điện tử: Shopee, Tiki, Lazada,..
- Siêu thị điện máy: Điện máy xanh, MediaMart, GO!, Nguyễn Kim, HC, Pico,...
- Showroom của hãng tại các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...
Đặc biệt, trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay cùng lối sống bận rộn, việc chọn mua máy ép trên các Sàn thương mại điện tử đã không còn quá xa lạ và ngày càng trở nên phổ biến. Việc mua hàng qua các sàn thương mại điện tử giúp bạn tiết kiệm 1 món tiền khi sử dụng các Voucher giảm giá, hoàn tiền và Freeship. Ngoài ra, bạn có quyền kiểm tra hàng trước khi nhận và được miễn phí đổi trả khi không hài lòng về sản phẩm.
Máy ép Mokkom được bán trên thị trường với giá: 809.000 VNĐ
Link tham khảo mua hàng: https://shope.ee/7zehgmJyTZ
Máy ép chậm SnapBee đang được bán trên thị trường với giá: 1.860.000 VNĐ
Link tham khảo mua hàng: https://shope.ee/1fke9AKw0u
Chúc bạn tìm được sản phẩm ưng ý nhé!
>> Có thể bạn đã bỏ lỡ TOP 5+ MÁY ÉP CHẬM TỐT DƯỚI 2 TRIỆU KHÔNG NÊN BỎ QUA
Từ khóa » Hãng Snapbee Của Nước Nào
-
So Sánh 2 Máy ép Chậm SnapBee Và Mokkom, Mua Loại Nào Tốt?
-
Thương Hiệu Snapbee Của Nước Nào? Có Tốt Không? - Digi Việt
-
Thông Tin Thương Hiệu SnapBee - Snap Kitchen
-
Giới Thiệu SnapBee Việt Nam
-
[Review] Máy ép Chậm Snapbee Tốt Không? Giá Bao Nhiêu
-
Chuyện Của Hạnh Vân Và SnapBee - Thương Hiệu Thiết Bị Nhà Bếp ...
-
[Review] Có Nên Mua Máy ép Chậm Snapbee Không? Giá Bao Nhiêu?
-
Máy ép Chậm Snapbee: Rẻ, Xinh, Dùng ổn Nhưng Không Phải Ai ...
-
Máy ép Chậm Snapbee Chính Hãng Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?
-
So Sánh Máy ép SnapBee Và Mokkom, Nên Mua Loại Nào? - Nhà Bếp
-
[So Sánh] Máy ép Chậm Mokkom Và Snapbee Loại Nào Tốt Hơn?
-
Máy ép Chậm (máy ép Trái Cây) SnapBee
-
{Review 2021} Máy ép Chậm Snapbee Có Tốt Không? Mua ở đâu?
-
Nồi Chiên Không Dầu Snapbee Của Nước Nào? Có Thật Sự Tốt?