So Sánh Móng Băng Và Móng Cọc, Hình ảnh Thực Tế Thi Công

Contents
  1. So sánh móng băng và móng cọc.
  2. Móng băng là gì?
  3. Ưu điểm của móng băng.
  4. Nhược điểm của móng băng.
  5. Cách thi công móng băng.
  6. Móng cọc là gì ?
  7. Ưu điểm của móng cọc.
  8. Nhược điểm của móng cọc.
  9. Cách thi công móng cọc.

Móng nhà là kết cấu chịu tải trọng nằm bên dưới lòng đất, là phần quyết định độ bền vững của ngôi nhà theo thời gian. Móng băng và móng cọc là hai loại móng sử dụng phổ biến nhất cho nhà phố hiện nay. Tùy vào nền đất, quy mô xây dựng và điều kiện thi công sau khi khảo sát thực tế, Kĩ sư kết cấu sẽ quyết định sử dụng loại móng nào cho nhà phố.

So sánh móng băng và móng cọc.

Móng băng và móng cọc có những ưu nhược điểm riêng, và cách thi công khác nhau. Hiểu rõ về 2 loại móng này sẽ giúp chủ đầu tư có thêm kinh nghiệm khi thi công xây dựng ngôi nhà của mình trong tương lai.

Móng băng là gì?

Móng băng là hình thức thi công móng thường có dạng một dải băng dài, có thể độc lập(băng một phương) hoặc giao nhau theo hình chữ thập(băng hai phương) được dùng để đỡ toàn bộ kết cấu của tòa nhà.

Đối với nhà phố người ta thi công chủ yếu băng một phương với số lượng móng phụ thuộc vào diện tích xây dựng nhà và quy mô xây của ngôi nhà.

Mặt bằng móng băng.
Mặt bằng móng băng một phương sử dụng cho nhà 5 x 25m.

Ưu điểm của móng băng.

  • Nếu hẻm quá nhỏ dưới 1m6 máy ép cọc không thể vào được thì móng băng là phương pháp được sử dụng thay thế cho móng cọc.
  • Chi phí thi công móng băng đã nằm trong báo giá xây nhà trọn gói.
  • Nếu diện tích nhỏ móng băng sẽ có chi phí thi công thấp hơn so với móng cọc. Móng băng tính 50% diện tích sàn và móng cọc tính 40% diện tích sàn nhưng móng cọc chi phí ép cọc tính riêng nên nếu cọc ép quá sâu trên 7m chi phí sẽ cao hơn.

Nhược điểm của móng băng.

  • Móng băng là loại móng nông, các lớp đất phía trên móng có sức chịu tải không lớn dưới 40 tấn. Vì thế chỉ nên dùng cho các công trình nhỏ, có quy mô từ 1 trệt 2 lầu sân thượng trở xuống và diện tích sàn dưới 100m2.
  • Móng băng nếu tải trọng quá lớn có thể bị lún dần theo thời gian. Nếu nền đất quá yếu phải gia công thêm cọc cừ tràm.
  • Thời gian thi công móng băng lâu hơn kéo dài hơn so với móng cọc.
  • Chi phí móng băng sẽ cao dần nếu diện tích quá lớn, sắt, thép, và nhân công sẽ tốn nhiều chi phí hơn.
  • Chỉ sử dụng móng băng cho nền đất tốt.

Cách thi công móng băng.

Nhìn vào bản vẽ móng băng và cách thi công thực tế, chủ đầu tư sẽ biết về quy trình thi công móng băng thông thường của ngôi nhà.

Giải phóng mặt bằng là công tác đầu tiên và khá quan trọng để tiến hành thi công móng băng. San phẳng mặt bằng cũng là nơi chuẩn bị, tập kết đầy đủ các máy móc, trang thiết bị, vật tư để phục vụ công tác xây dựng. 

Giải phóng mặt bằng trước khi làm móng.
Đào hố móng băng.
Tiến hành đào hố móng.
Mặt bằng giằng móng băng kích thước 1m6 x 5m với kích thước thép fi 12 khoảng cách 200mm.
Thi công bê tông lót cho móng băng.
Đợi bê tông lót khô, cấy thép fi 12 cách nhau 200mm theo bản vẽ.
Đóng coffa gia công lắp đặt thép giằng móng fi 18. Tùy vị trí mà giằng móng có cấu tạo khác nhau. Giằng móng ở giữa nằm ở trung tâm nhà. (ảnh trái). Giằng móng nằm bên phải thường là gia công lắp đặt ở cổng nhà (ảnh phải).
Móng băng với 2 giằng móng nằm ở cuối nhà.
Thi công móng băng hai phương.
Hoàn thành lắp đặt coffa và gia công thép.
Tiến hành đổ bê tông cho giằng móng.
Mặt cắt của móng băng với giằng móng ở giữa. SL -1400 độ sâu so với mặt đất code 0 độ là 1400mm tiến hành đổ bê tông lót, ở vị trí SL -50 thợ sẽ lắp đặt đà kiềng. Khoảng trống giữa 1400 và 50mm thợ sẽ san lấp đất.
Móng băng sau khi hoàn thiện với thép chờ để sau này gia công lắp đặt thành cột nhà. Xây bể phốt song song việc làm móng băng.

Sau khi đổ bê tông cho móng băng, tiếp tục hoàn thiện rọ móng, bể tự hoại, gia công lắp đặt đà kiềng ở vị trí SL-50mm. Sau đó,  thợ tiếp tục san lấp móng bằng đất cát hoàn thành công tác thi công móng băng.

Hoàn thành móng băng.

Móng cọc là gì ?

Móng cọc là hình thức thi công móng dựa trên cọc vuông bê tông cốt thép, sử dụng máy chuyên dụng để ép cọc sâu vào lòng đất. Đảm bảo sự chắc chắn cho công trình, nhiệm vụ truyền tải trọng công trình xuống các lớp đất dưới và quanh nó.

3 hình thức ép cọc là: Cọc ép tải, cọc ép neo, cọc khoan nhồi. Cọc ép tải sử dụng phổ biến cho nhà phố, cọc ép neo khi hẻm nhỏ từ 2m đến 4m, cọc khoan nhồi chỉ sử dụng cho nhà cao tầng hoặc nền đất quá yếu.

Ưu điểm của móng cọc.

  • Móng cọc là loại móng sâu vì thế móng cọc rất chắc chắn có thể sử dụng trên nền đất yếu có độ bền tốt, phù hợp với nhà phố trên 3 tầng.
  • Thời gian thi công nhanh, ép cọc thi công trong 1 – 4 ngày vì thế làm móng cọc sẽ nhanh hơn móng băng.
  • Có thể dễ dàng nâng tầng nếu ép cọc chịu đủ tải trọng
  • Hẻm từ 1m6 đến 4m và bề ngang nhà từ 3m – 4m có thể thi công cọc ép neo. Hẻm lớn 4m xe tải có thể dễ dàng thi công cọc ép tải.
  • Cọc ép neo có thể chịu tải từ 40 đến 60 tấn, cọc ép tải có thể chịu tải trên 60 tấn.
  • Cọc khoan nhồi chịu tải tốt phù hợp với nhà cao tầng và chung cư.

Chi tiết cọc ép neo ở cuối bài Song Phát đã chia sẻ bài viết riêng.

Nhược điểm của móng cọc.

  • Chi phí thi công ép cọc cao phụ thuộc vào số lượng tim cọc và độ sâu của cọc. Tính riêng so với móng không nằm trong báo giá xây nhà hoàn thiện trọn gói.
  • Đất cứng khó có thể ép cọc.
  • Hẻm nhỏ dưới 1m6 không thể thi công vì máy ép cọc không thể vào được.
  • Chi phí cọc khoan nhồi cao hơn rất nhiều cọc ép tải.
  • Khi thi công ép cọc sẽ ảnh hưởng đến kết cấu móng nhà kế bên.
  • Cọc ép neo số lượng tim cọc sẽ nhiều cọc ép tải vì khả năng chịu tải yếu hơn.

Cách thi công móng cọc.

Khảo sát địa chất là công việc đầu tiên giúp nhà thầu đánh giá được những kiều kiện thuận lợi của môi trường để tiến hành thi công. Song Phát giới thiệu cách ép cọc tải bê tông cốt thép đây là hình thức phổ biến nhất.

Định vị tim cọc.
Kỹ sư Song Phát tiến hành định vị tim cọc.

Khi ép cọc sẽ có những tác động tiêu cực đối với nhà kế bên. Kĩ sư Song Phát luôn ghi nhận hiện trạng để khắc phục nếu xảy ra sự cố. Hạn chế tối đa các tác động xấu cho chủ đầu tư.

Biên bản làm việc ghi nhận hiện trạng trước khi thi công ép cọc nhà phố.
Chi tiết cọc bê tông cốt thép độ dài 7m có trong phần kết cấu của hồ sơ thiết kế nhà Song Phát thực hiện.
Tập kết cọc bê tông cốt thép.
Vận chuyển máy móc cần thiết và tập kết cọc vuông bê tông cốt thép kích thước 250 x 250mm.
Thi công ép cọc tải.
Đưa giàn ép tải vào đúng vị trí ép cọc.
Vận chuyển các cục sắt đối trọng để giữ cân bằng cho giàn ép khi ép cọc tải.
Vận chuyển cọc bê tông cốt thép vào giàn ép.
Tiến hành ép cọc vào tim cọc đã định vị, chiều dài cọc thông dụng là 7m. 
Nếu nền đất quá yếu một tim cọc có thể có nhiều cọc ép chồng lên nhau. Khi đủ tải việc ép cọc sẽ hoàn tất.
Hàn mối nối cọc khi phải ép nhiều cọc vào một tim cọc.
Sau khi ép cọc tiến hành cắt và đập đầu cọc để lộ 4 thanh thép fi 16 để thi công móng cọc.
Sử dụng gạch cháy để xây rọ móng.
Gia công lắp đặt thép giằng móng trong đài móng cọc.
Đổ bê tông sàn trệt và lắp đặt coffa cột từ thép chờ của cọc.

Hy vọng với bài viết trên chủ đầu tư có thông tin về 2 loại móng băng và móng cọc. Nếu chủ đầu tư cần thêm thông tin liên hệ có thể liên hệ với Song Phát qua fanpage Song Phát construction. Xem thêm 99% nhà thầu không đổ bê tông sàn trệt.

Tìm hiểu cọc ép neo cho nhà phố hẻm nhỏ.

Chi phí ép cọc cho nhà phố là bao nhiêu?

Xem thêm: Diện tích phòng ngủ chuẩn là bao nhiêu m2?

Tác giả Kiến Trúc Xây Dựng Song Phát

Xây Dựng Sự Trường Tồn

Thông tin liên hệ:

Công Ty CP ĐT Kiến Trúc Xây Dựng Song Phát.

Địa chỉ: 36/1 Bàu Cát 1, Phường 14, Q.Tân Bình, TP.HCM

Số 2, Đường số 3, Phường 9, Q. Gò Vấp, TP.HCM 95 Đường số 37, P.Hiệp Bình Phước, KDC Vạn Phúc, Thủ Đức

Xưởng nội thất: 28/6 Tân Chánh Hiệp 07, Phường Tân Chánh Hiệp, Q. 12, TP. HCM

Hotline: 0941.85.98.98 – 0918.85.98.98

Email: songphat@xaynhasaigon.vn

Comments

comments

Từ khóa » Hình ảnh Neo Thép