So Sánh Nhà Nước Với Tổ Chức Thị Tộc - Học Luật OnLine
Có thể bạn quan tâm
So sánh (phân biệt) nhà nước và tổ chức thị tộc để làm rõ sự giống và khau nhau giữa chúng.
Những nội dung liên quan:
- Phân biệt nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội khác
- Nguồn gốc, bản chất, chức năng của nhà nước
- Các kiểu nhà nước trong lịch sử thế giới
- Quy luật thay thế các kiểu nhà nước theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin
Xã hội cộng sản nguyên thuỷ là hình thái kinh tế – xã hội đầu tiên và dài nhất trong lịch sử phát triển của loài người, từ khi có con người xuất hiện trên trái đất đến khi xã hội phân chia thành các giai cấp và xuất hiện nhà nước.
Theo học thuyết Mác – Lênin, Nhà nước không tồn tại trong xã hội cộng sản nguyên thủy. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định.
– Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
– Thị tộc là cơ sở tồn tại của xã hội cộng sản nguyên thủy. Trong thị tộc mọi người đều bình đẳng, không một ai có đặc quyền, đặc lợi. Thị tộc tổ chức theo huyết thống.
– Quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thủy là quyền lực mang tính chất xã hội, gắn liền với xã hội, không tách rời dân cư.
Để cho công việc của thị tộc tiến hành một cách trôi chảy, tức là để tổ chức và quản lý thị tộc, đã xuất hiện tổ chức Hội đồng thị tộc. Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, trong đó mọi người lớn tuổi không phân biệt đàn ông hay đàn bà, đều là thành viên và có tính bắt buộc chung đối với mọi người. Hội đồng thị tộc bầu ra những người đứng đầu thị tộc như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự,…để thực hiện quyền lực và quản lý các công việc chung của thị tộc.
So sánh nhà nước với tổ chức thị tộc
Sự giống nhau giữa nhà nước và thị tộc
Nhà nước và tổ chức thị tộc đều là cơ sở tồn tại của xã hội loại người tại các giai đoạn lịch sử nhất định.
Sự khác biệt giữa nhà nước và thị tộc, bộ lạc
Tôi xin vạch ra một số sự khác nhau giữa nhà nước với các tổ chức thị tộc để các bạn có thể phân biệt được 02 tổ chức này.
Nhà nước | Tổ chức thị tộc | |
Khái niệm | Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội với mục đích bảo về địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. | Thị tộc là cơ sở tồn tại của xã hội cộng sản nguyên thủy. Trong thị tộc mọi người đều bình đẳng, không một ai có đặc quyền, đặc lợi. Thị tộc tổ chức theo huyết thống. |
Cơ sở kinh tế | Có 04 kiểu nhà nước tương ứng với 04 kiểu hình thái kinh tế – xã hội: – Nhà nước chủ nô: chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và nô lệ. – Nhà nước phong kiến: chế độ tư hữu của giai cấp địa chủ phong kiến đối với đất đai và tư liệu sản xuất khác. – Nhà nước tư sản: chế độ sở hữu tư về máy móc, nhà xưởng,… và bóc lột giá trị thặng dư. – Nhà nước xã hội chủ nghĩa: chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. | Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Xã hội không có sự phân hóa giàu nghèo, không có người bóc lột người |
Cơ sở xã hội | – Nhà nước tổ chức dân cư theo lãnh thổ: Nhà nước xuất hiện đã lấy sự phân chia lãnh thổ làm điểm xuất phát. Cách tổ chức công dân theo lãnh thổ là đặc điểm chung của tất cả các nhà nước. – Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt: Quyền lực này không còn hòa nhập với dân cư. Quyền lực công cộng đặc biệt sau khi có nhà nước thuộc về giai cấp thống trị, phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị. + Nhà nước chủ nô: xã hội phân hoá thành giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. + Nhà nước phong kiến: sự mâu thuẫn và đấu tranh giữa giai cấp địa chủ và nông dân. + Nhà nước tư sản: sự mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. + Nhà nước xã hội chủ nghĩa: xã hội bình đẳng. | – Dân cư được tổ chức theo huyết thống và chế độ mẫu hệ. Tế bào của xã hội là thị tộc, nhiều thị tộc hợp thành bào tộc, nhiều bào tộc hợp thành bộ lạc. – Người lãnh đạo thị tộc là thủ lĩnh hoặc thủ trưởng, do hội đồng thị tộc bầu ra. Hội đồng thị tộc bao gồm tất cả những người lớn tuổi trong thị tộc. – Quyền lực của những người lãnh đạo gắn liền với dân cư, dựa trên uy tín, không dựa vào cưỡng chế. => Xã hội không có sự phân chia giai cấp. |
Các tìm kiếm liên quan đến phân biệt nhà nước và tổ chức cộng sản nguyên thủy, xã hội cộng sản nguyên thủy, công xã nguyên thủy, nguyên nhân ra đời của nhà nước, đặc điểm của xã hội nguyên thủy, trong xã hội công xã nguyên thủy không có nhà nước, sự khác biệt giữa nhà nước và thị tộc bộ lạc, phân biệt nhà nước và tổ chức cộng sản nguyên thủy
5/5 - (30096 bình chọn)- Nhà nước
- Tổ chức
- Xã hội nguyên thủy
Bài viết liên quan
- Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa
- Các kiểu nhà nước trong lịch sử thế giới
- Bản chất, chức năng, bộ máy và hình thức nhà nước tư sản
- Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- So sánh nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư sản
- Bản chất, chức năng, bộ máy và hình thức nhà nước phong kiến
- Khái niệm, các yếu tố cấu thành hình thức nhà nước
- Hình thức nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Từ khóa » Ví Dụ Về Thị Tộc
-
Thị Tộc Là Gì? Lịch Sử Phát Triển Của Thị Tộc - Luật Hoàng Phi
-
Thị Tộc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thị Tộc Là Gì? Đặc điểm Của Thị Tộc?
-
Iii Thị Tộc Iroquois - Nguồn Gốc Của Gia đình
-
Những Hình Thức Cộng đồng Người Trong Lịch Sử - Kipkis
-
Thế Nào Là Thị Tộc, Bộ Lạc? - Người Kể Sử
-
Thị Tộc Là Gì ? Khái Niệm Thị Tộc Trong Triết Học - Tailieuontap
-
Thế Nào Là Thị Tộc, Bộ Lạc? | SGK Lịch Sử Lớp 10
-
Các Hình Thức Cộng đồng Người Trong Lịch Sử
-
Những Hình Thức Cộng đồng Người Trong Lịch Sử Và đấu Tranh Giai Cấp
-
Chế độ Cộng Sản Nguyên Thủy Và Tổ Chức Thị Tộc – Bộ Lạc
-
Thị Tộc Và Bộ Lạc - Lịch Sử - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học Tốt
-
Thế Nào Là Thị Tộc, Bộ Lạc? | Lịch Sử 10 (Trang 9 – 11 SGK) | Tech12h
-
Đâu Là Sự Khác Biệt Giữa "thị Tộc" Và "bào Tộc" Và "bộ Tộc ... - HiNative