So Sánh Những Quan Niệm Cơ Bản, ưu điểm Và Hạn Chế Của Các Lý ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Thạc sĩ - Cao học
So sánh những quan niệm cơ bản, ưu điểm và hạn chế của các lý thuyết học tập: thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo? Câu 2: Phân tích những khả năng vận dụng các lí thuyết học tập trong dạy học bộ môn. Câu 3: Trình bày ví dụ về dạy học bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.14 KB, 125 trang )

trêng ®¹i häc s ph¹m hµ néi----------BÀI THU HOẠCHMÔN LÍ LUẬN DẠY HỌC HIỆN ĐẠILớp: Lí luận dạy học hiện đại 7Khoa: Giáo dục mầm nonMỤC LỤCLỜI CẢM ƠNMột thời gian không quá dài của chuyên đề Lí luận dạy học hiện đại, nhưngchúng em đã được PGS.TS Vũ Lệ Hoa giảng dạy với đầy nhiệt tình, tâm huyết.Chúng em nhận được nơi Cô không chỉ là tri thức nhưng là phong cách sưphạm, thái độ gần gũi của một nhà giáo và cả những bài học về cuộc sống. Côlôi cuốn chúng em vào trong bài giảng qua từng ánh mắt, cử chỉ, giọng nói. Tấtcả đó là tâm hồn của một nhà giáo có tâm và có tầm.Qua ngày làm việc đầu tiên, mỗi cá nhân chúng em đã cố gắng làm việc hếtmình để học tập, mở rộng kiến thức về lí luận dạy học, được làm quen với líthuyết, quan điểm, phương pháp dạy học theo cách tiếp cận hiện đại để từ đó cókhả năng vận dụng các kiến thức lí luận dạy học hiện đại trong việc lập kế hoạchthực hiện và đánh giá quá trình dạy học, có khả năng tiếp tục nghiên cứu lí luậnvà thực tiễn dạy học cũng như tham gia đổi mới hoạt động dạy học và phát triểnnhà trường. Nhóm chúng em đã hoàn thành bài thu hoạch nhiệm vụ thứ nhất củamôn Lí luận dạy học hiện đại trong một thời gian ngắn, với kinh nghiệm thực tếcòn ít ỏi, hiểu biết còn hạnh chế nên sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Chúng emkính mong Cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài thu hoạch của chúng em hoànthiện hơn.Chúng em xin chân thành cảm ơn!1LỜI MỞ ĐẦU“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng câyVì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”Sự nghiệp “trồng người” luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầuvà là cơ sở nền móng cho mọi quốc gia ở mọi thời đại. Trong sự nghiệp ấy, nhàgiáo dục là người trực tiếp và là lực lượng sản xuất chính. Bởi thế, từ xưa đếnnay, các thầy cô giáo luôn được coi trọng và được phong tặng những danh hiệucao quý: “nhà giáo ưu tú”, “người lái đò”, “nhà giáo nhân dân”, “người thắp lửacho tâm hồn”,… Lúc sinh thời, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng khẳng định:“Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong những nghề cao quý. Nghề dạyhọc là nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo, vì nó sáng tạo ranhững con người sáng tạo”.Trong cơ chế thị trường, thời kì hội nhập, đời sống về vật chất và tinh thầnđều được cải thiện, nâng lên một bước đáng kể, khoa học công nghệ phát triểnnhư vũ bão. Kéo theo đó là sự thay đổi và đòi hỏi nền giáo dục phải vận độnglinh hoạt phù hợp với xã hội, đòi hỏi tính cập nhật, năng động, sáng tạo của nhàgiáo dục.Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,đặt cơ sở nền tảng cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách con ngườinói chung và nhân cách trẻ nói riêng. Do đó nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ làmột trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia.Một trong những mục tiêu của giáo dục mầm non là “hình thành và pháttriển ở trẻ những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và pháttriển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở cấp học tiếptheo và cho việc học tập suốt đời”. Cùng với đó, đặc thù của giáo viên mầm nonphải là người lao động đa năng. Đứng trước sự đổi mới của chương trình giáodục mầm non, đòi hỏi và cho phép người giáo viên phát huy hết khả năng sángtạo, ứng dụng linh hoạt của mình trong việc chăm sóc – giáo dục trẻ. Đồng thời,những thách thức lớn đối với người giáo viên càng trở nên khó khăn hơn, làm2sao cho giáo dục trên nhiều phương diện, phù hợp với yêu cầu của thời đại, đàotạo ra thế hệ mới đáp ứng được những nhu cầu của xã hội trong tương lai.Để từng bước giải quyết vấn đề trên thì trước tiên chúng ta phải đi sâu vànghiên cứu về Lí luận dạy học hiện đại để thấy được những vấn đề mang tínhtổng quan và cấp thiết trong giáo dục.3PHẦN NỘI DUNGNHIỆM VỤ 1Câu 1: So sánh những quan niệm cơ bản, ưu điểm và hạn chế của cáclý thuyết học tập: thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo?Câu 2: Phân tích những khả năng vận dụng các lí thuyết học tập trongdạy học bộ môn.Câu 3: Trình bày ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vậndụng một hay các lí thuyết học tập.4Câu 1: So sánh những quan niệm cơ bản, ưu điểm và hạn chế của cáclý thuyết học tập: thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo?Bài làmMỞ ĐẦUGiáo dục được thực hiện trong những hoàn cảnh kinh tế, xã hội cụ thể vàphục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Vì thế những yêu cầu của nềnkinh tế xã hội đối với đội ngũ lao động là cơ sở quan trọng cho việc xác địnhphương hướng phát triển giáo dục. Sự phát triển kinh tế, xã hội đặt ra những yêucầu đối với giáo dục trên nhiều phương diện.Xuất phát từ điều kiện hiện nay, xu hướng hội nhập quốc tế, xã hội tri thứcvà giáo dục cùng với việc phân tích thực trạng dạy học ở trường trung học phổthông, Nhà nước ta đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo mới đối với giáo dụctrong đó nhấn mạnh các lý thuyết dạy học – cơ sở tâm lý học dạy học gồm:Thuyết hành vi, thuyết nhận thức, thuyết kiến tạo...NỘI DUNGSo sánh các lý thuyết dạy học trên cơ sở quan điểm của từng thuyết, đồngthời chỉ ra những ưu, nhược điểm giúp ta có thể linh hoạt trong quá trình sửdụng, vận dụng chúng vào trong quá trình dạy học, nâng cao hiệu quả của quátrình dạy học...So sánh 3 lý thuyết dạy học trên, ta tìm thấy một số điểm giống và khácnhau như sau:5Các tiêuchí đánhThuyết hành vigiáCác quan - Có nhiều mô hình khácđiểm cơ nhau của thuyết hành vi,bảnchẳng hạn một số quanđiểm của thuyết hành vi:+ Các lý thuyết hành vigiới hạn việc nghiên cứucơ chế học tập qua cáchành vi bên ngoài có thểquan sát khách quan bằngthực nghiệm.- Thuyết hành vi khôngquan tâm đến quá trình tâmlí chủ quan bên trong củangười học như tri giác, cảmgiác, tư duy, ý thức vì chorằng những yếu tố nàykhông thể quan sát kháchquan được. Bộ não đượccoi như là một “hộp đen”không quan sát được.- Thuyết hành vi cổđiển(Watson): quan niệmhọc tập là tác động qua lạigiữa kích thích và phảnứng (S - R) nhằm thay đổihành vi. Vì vậy trong dạyhọc cần tạo ra những kíchthích nhằm tạo ra hưngphấn, từ đó sẽ có các phảnứng học tập và thông quađó thay đổi hành vi.- Thuyết hành vi SkinerThuyết nhậnthức- Khác với thuyếthành vi, thuyếtnhận thức nhấnmạnh ý nghĩa củacác cấu trúc nhậnthức đối với sựhọc tập. Quanniệm cơ bản củathuyết nhận thứclà:+ Cácthuyếtnhận thức nghiêncứu quá trình nhậnthức bên trong vớitư cách là một quátrình xử lý thôngtin.+ Quá trình nhậnthức là quá trìnhcó cấu trúc và cóảnh hưởng quyếtđịnh đến hành vi.Con người tiếp thucác thông tin bênngoài, xử lý vàđánh giá chúng.Từ đó, quyết địnhcác hành vi ứngxử.+ Trung tâm củathuyết nhận thứclà các hoạt động6Thuyết kiến tạo- Có thể tóm tắtnhững quan niệmchính của thuyếtkiến tạo như sau:+ Không có tri thứckhách quan tuyệtđối.+ Nhấn mạnh vai tròchủ thể của nhậnthức.+ Cần tổ chức tươngtác giữa người họcvà đối tượng học tập.+ Học để khám phá,giải thích cấu trúc trithức* Trong thuyết kiếntạo, vai trò của chủthể nhận thức đượcđặt lên vị trí hàngđầu. Mỗi người họclà một quá trình kiếntạo tích cực, phảnánh thế giới theokinh nghiệm riêngcủa bản thân mìnhdưới sự ảnh hưởngcủa tri thức đã có vàtình huống cụ thể.Các tiêuchí đánhgiáThuyết nhậnthứcThuyết hành vikhác với Thuyết hành vi cổđiển, Skiner không chỉquan tâm đến mối quan hệgiữa kích thích và phảnứng mà đặc biệt nhấnmạnh mối quan hệ giữahành vi và hệ quả củachúng (S - R - C).Ví dụ: khi trẻ làm đúng thìđược thưởng, làm sai thì bịphạt.Những hệ quả của hành vinày có vai trò quan trọngtrong việc điều chỉnh hànhvi của trẻ.* Học tập là một quá trìnhđơn giản mà trong đónhững mối liên hệ phức tạpsẽ được làm cho dễ hiểubằng các bước học tập nhỏđược sắp xếp một cách hợplý. Thông qua những kíchthích về nội dung, phươngpháp dạy học, người họccó những phản ứng tạo rahành vi học tập và từ đóthay đổi hành vi của mình.trí tuệ: xác định,phân tích, hệthống hóa các sựkiện, các hiệntượng, nhớ lạinhững kiến thứcđã học, giải quyếtcác vấn đề và pháttriển, hình thànhcác ý tưởng mới.+ Cấu trúc nhậnthức của conngười không phảilà bẩm sinh màhình thành quakinh nghiệm.- Mỗi người cócấu trúc nhận thứcriêng. Vì vậy,muốn có sự thayđổi tác động phùhợp nhằm tay đổinhận thức củangười đó.- Con người có thểtự điều chỉnh quátrình nhận thức: tựđặt mục đích, tựxâydựngkếhoạch và thựctiễn.* Theo lý thuyếtnhận thức, hành vi7Thuyết kiến tạoCác tiêuchí đánhgiáThuyết nhậnthứcThuyết hành viThuyết kiến tạocủa con người nhưlà sự hiểu biết củatrí óc, người họcđược truyền thụkhả năng trừutượng hóa và nănglực giải quyết vấnđề.- Các lý thuyết học tập với tư cách là đối tượng nghiên cứu của tâm lýhọc dạy học.- Các thuyết đều đề cập đến các yếu tố: người học, tri thức, giáo viên,phương pháp tác động...- Đều nói đến sự tương tác giữa người học và người dạy.Các điểm- Đều nói đến vai trò của việc học tập theo nhóm.giống- Các thuyết nhằm mô tả, giải thích cơ chế của việc học tập, việc tổnhauchức quá trình dạy học và cải tiến phương pháp học tập.* Mục đích cuối cùng của tất cả các thuyết đều giúp người học tăngcường sự trải nghiệm để tiếp thu tri thức và có thể tự xây dựng tri thứccho mình. Từ đó, hình thành nên các phẩm chất, nhân cách của conngười phù hợp với yêu cầu của thời đại.Các điểm - Dạy học được định hướng - Không chỉ kết - Không có kiến thứckháctheo các hành vi đặc trưng quả học tập (sản khách quan tuyệtnhaucó thể quan sát được.phẩm) mà quá đối.- Các quá trình học tập trình học tập và - Về mặt nội dungphức tạp được chia thành quá trình tư duy dạy học phải địnhmột chuỗi các bước học tập cũng đều quan hướng theo nhữngđơn giản, trong đó bao trọng.lĩnh vực và vấn đềgồm các hành vi cụ thể.- Nhiệm vụ của phức hợp, gần với- Giáo viên hỗ trợ và người dạy là tạo ra cuộc sống và nghềkhuyến khích hành vi đúng môi trường học nghiệp được khảođắn của người học.tập thuận lợi, sát cụ thể.- Giáo viên thường xuyên thườngxuyên - Việc học tập chỉ cóđiều chỉnh và giám sát quá khuyến khích các thể được thực hiện8Các tiêuchí đánhgiáThuyết nhậnthứcThuyết hành vitrình học tập để kiểm soátsự tiến bộ trong học tập vàđiều chỉnh những sai lầmkịp thời.Đánh giá * Ưu điểm:chung- Thuyết hành vi có khảnăng ứng dụng cao trongLLDHHĐ. Các hình thứcứng dụng: trong dạy họcchương trình hóa, trongdạy học có hỗ trợ bằngquá trình tư duy.- Các quá trình tưduy không thựchiện thông qua cácvấn đề nhỏ đưa ramột cách tuyếntính mà thông quaviệc đưa ra các nộidung phức hợp.- Các phươngpháp học tập cóvai trò quan trọng.- Việc học tậpthực hiện trongnhóm có vai tròquan trọng, giúptăng cường nhữngkhả năng về mặtxã hội.- Cần có sự cânbằng giữa nhữngnội dung do giáoviên truyền đạt vànhững nhiệm vụtự lực của ngườihọc.* Ưu điểm:Thuyết nhận thứcđược thừa nhận vàứng dụng rộng rãitrong dạy học, đặcbiệt là ứng dụngtrong dạy học giải9Thuyết kiến tạotrong một quá trìnhtích cực.- Học tập trongnhóm có ý nghĩaquan trọng.- Học qua sai lầm làđiều rất có ý nghĩa.- Các lĩnh vực họctập cần định hướngvào hứng thú củangười học.- Sự học tập, hợp tácđòi hỏi khuyến khíchphát triển không chỉcó lí trí mà cả về mặttình cảm, giao tiếp.- Mục đích học tập làxây dựng kiến thứccủa bản thân.* Ưu điểm:Thuyết kiến tạođược thừa nhận vàứng dụng rộng rãitrong học tập, đặcbiệt là trong học tậptự điều khiển: họcCác tiêuchí đánhgiáThuyết nhậnthứcThuyết hành viThuyết kiến tạomáy vi tính, trong học tập quyết vấn đề, dạy theo tình huống, họcthông báo tri thức và trong học định hướng nhóm, học tươnghuấn luyện.hành động, dạy tác...học khám phá,làm việc nhóm...* Hạn chế:Quá trình học tập khôngchỉ do kích thích từ bênngoài mà còn là quá trìnhchủ động bên trong củachủ thể nhận thức, việcchia quá trình học tậpthành chuỗi các hành viđơn giản không phản ánhhết được các mối quan hệtổng thể.* Hạn chế:Việc dạy họcnhằm phát triển tưduy, giải quyếtvấn đề, dạy họckhám phá đòi hỏinhiều thời gian sựchuẩn bị và nănglực của giáo viên.Cấu trúc quá trìnhtư duy không quansát trực tiếp đượcnên chỉ mang tínhgiả thuyết.10* Hạn chế:Quan điểm cực đoantrong thuyết kiến tạophủ nhận sự tồn tạicủa tri thức kháchquan, việc đưa cáckỹ năng cơ bản vàocác đề tài phức tạpmà không có luyệntập cơ bản có thể hạnchế hiệu quả học tập,việc nhấn mạnh vaitrò của học nhómquá mức cũng cầnxem xét, vì vai trò,năng lực học tập củacác cá nhân luônđóng vị trí quantrọng.- Dạy học thuyếtkiến tạo đòi hỏi thờigian lớn.KẾT LUẬNTrong lĩnh vực tâm lí học dạy học có rất nhiều lí thuyết học tập khác nhau.Các lý thuyết học tập của tâm lý học dạy học tìm cách giải thích cơ chế của việchọc tập, làm cơ sở để tổ chức và thực hiện tối ưu quá trình học tập của ngườihọc.Xu hướng chung là các nhà khoa học ngày nay không tìm kiếm một líthuyết tổng quát mà chỉ xây dựng những mô hình riêng lẻ. Một trong những xuhướng đó là nghiên cứu cơ chế học tập trên cơ sở sinh lí thần kinh với trợ giúpcủa công nghệ mới.Có nhiều mô hình lý thuyết khác nhau, trong đó có ba nhóm chính là thuyếthành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo. Mỗi lý thuyết học tập có những ưuđiểm và có những hạn chế riêng như đã trình bày ở trên và cho đến nay chưa cómột lý thuyết học tập nào mang tính tổng quát và hoàn thiện. Do vậy, khi vậndụng cần phải phối hợp các lý thuyết sao cho phù hợp.Trong công việc dạy và học hàng ngày và trong cải cách giáo dục thì việcvận dụng kết hợp một cách thích hợp các lí thuyết học tập khác nhau là cần thiết.11Câu 2: Phân tích những khả năng vận dụng các lí thuyết học tập trongdạy học bộ môn.Bài làmMỞ ĐẦUCác lí thuyết học tập được đi sâu phân tích như một đối tượng nghiên cứucơ bản nhất của khoa học nghiên cứu về tâm lí học. Sự ra đời của các lí thuyếthọc tập có một ý nghĩa quan trọng trong tâm lí học nói chung và tâm lí học giáodục nói riêng: nhằm mô hình hóa và giải thích cụ thể các cơ chế tâm lí của việchọc tập. Thông qua việc vận dụng các lí thuyết học tập sẽ giúp người dạy cóđược phương pháp dạy học tốt nhất nhằm đạt được mục đích ở mức tối đa và tạohứng thú cho người dạy – người học bởi “Người thầy giỏi là người biết cáchkhơi gợi hơn là truyền thụ và biết tạo cảm hứng cho trò cũng như cho chínhmình”.NỘI DUNGI. Thuyết hành viGiáo viên đưathông tin đầu vàoHỌC SINHGiáo viên quan sátđầu rakhen hay khiển tráchCó thể tóm tắt một cách chung nhất, thuyết hành vi coi học tập là sự thayđổi hành vi. Tức là thông qua các kích thích về nội dung và phương pháp dạyhọc, người học có những phản ứng tạo ra những hành vi học tập, qua đó thay đổihành vi của mình.Giáo viên hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của người học, tức làsắp xếp giảng dạy sao cho người học đạt được hành vi mong muốn mà sẽ đượcđáp lại trực tiếp (khen thưởng và công nhận)Giáo viên thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểmsoát tiến bộ học tập và điều chỉnh ngay lập tức những sai lầm.12Mặc dù thuyết hành vi cũng có một số nhược điểm như chỉ chú ý đến cáckích thích từ bên ngoài trong khi hoạt động học tập còn do sự chủ động bêntrong của người học; tư duy có vai trò quan trọng trong học tập mà không đượcchú trọng và có thể làm thui chột khả năng sáng tạo, tích cực chủ động củangười học, xong nó vẫn có nhiều giá trị to lớn nhất định cho đến ngày nay.Không thể phủ nhận khả năng ứng dụng của thuyết hành vi trong dạy học bộmôn. Thuyết hành vi được ứng dụng đặc biệt:- Trong dạy học chương trình hóa- Trong dạy học được hỗ trợ bằng máy vi tính- Trong dạy học thông báo tri thức và huấn luyện thao tác1. Ứng dụng trong dạy học chương trình hóa“Dạy học chương trình hóa nghĩa là một kiểu dạy học mà nội dung dạy họcđược sắp xếp theo một chương trình, trên cơ sở của nguyên tắc điều khiển hoạtđộng nhận thức, có tính toán đến đầy đủ khả năng tiếp thu tốt nhất của họcsinh.” (Phạm Viết Vượng). Theo đó, giáo viên thiết kế, sắp xếp, phân loại bàigiảng theo một trình tự phù hợp với chương trình và yêu cầu học sinh phải tiếnhành từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp. Đối với mỗi lứa tuổingười giáo viên cần biết chọn lựa các phương pháp dạy học sao cho phù hợp.Ví dụ 1:Trong chương trình giáo dục mầm non, trẻ được tiếp cận kiến thức theo cácchủ đề, chủ điểm với 5 lĩnh vực phát triển, bắt đầu từ những chủ đề gần gũi thânquen với trẻ nhất như trường mầm non, gia đình, bản thân, bạn bè…Ví dụ 2:Đặc điểm của trẻ mầm non nói chung, tư duy trừu tượng chưa được pháttriển hoàn thiện nên không thể đưa ra những yêu cầu tư duy trừu tượng mà phảidùng phương pháp dạy học trực quan (như quan sát, sử dụng đồ dùng trực quan,giáo viên làm mẫu, thực hành trải nghiệm,…) và phối hợp với một số phươngpháp dạy học cụ thể phù hợp với nội dung học, giúp bài học trở nên đơn giản,gần gũi, hấp dẫn với trẻ hơn.13Ví dụ 3:Cùng là trẻ mầm non, nhưng ở mỗi độ tuổi có những đặc điểm tâm sinh lí khácnhau và có những hoạt động chủ đạo riêng của lứa tuổi. Vì thế cũng quy địnhphương pháp dạy học khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi. Đối với trẻ 3 – 4 tuổi,hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật nên trẻ được giáo dục qua đồ dùng đồchơi là chủ yếu. Thuyết hành vi được ứng dụng ở đây là trẻ được tập tri giác vớicác đồ vật, đồ dùng đồ chơi và nhận biết những đặc điểm ban đầu, bên ngoài củađối tượng.2. 2. Ứng dụng trong dạy học có hỗ trợ bằng máy tínhCó những vấn đề thuộc nội dung trừu tượng cần phải mô hình hóa thì máytính là một công cụ hỗ trợ đắc lực: việc biểu diễn thí nghiệm ảo qua các phầnmềm mô phỏng thí nghiệm giúp khắc phục những trường hợp thiếu về điều kiệncơ sở vật chất, khắc phục những ảnh hưởng độc hại, nguy hiểm mà thí nghiệmcó thể gây ra cho người thực hiện nếu như không thực hiện đúng thao tác, giúptiết kiệm về thời gian lên lớp và chi phí thiết bị dụng cụ hóa chất… và đảm bảokịp tiến trình bài học cũng như tiến độ môn học như đã định.Ví dụ:Trong dạy học mầm non, ở hoạt động khám phá môi trường xung quanh,tiết học khám phá về động vật sống trong rừng, không thể mang các con vật thậtnhư hổ, báo, rắn,… cho trẻ quan sát. Vì vậy phải dùng máy tính hỗ trợ bằng cácđoạn phim, hình ảnh để mô tả tập tính, đặc điểm của chúng.3. Ứng dụng trong dạy học thông báo tri thức và trong huấn luyện thaotácDạy học thông báo tri thức là kiểu dạy học mà tri thức được sắp xếp theomột cấu trúc rõ ràng, chặt chẽ. Thông qua giáo viên, tri thức được truyền thụ tớihọc sinh dưới dạng thông báo và tích hợp vào vốn tri thức sẵn có của chúng.Học sinh tiếp nhận tri thức theo cấu trúc đã được sắp xếp.14Ví dụ 1:Khi chúng ta cần cung cấp cho học sinh những khái niệm sơ đẳng, cácthuật ngữ khoa học… trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (tiếtdạy về làm quen với động vật nuôi trong gia đình) sẽ cung cấp cho trẻ kiến thứccơ bản như: nhóm gia súc, nhóm gia cầm, động vật nuôi trong gia đình… mộtcách cụ thể. Nếu không có tri thức khoa học cơ bản thì không thể tiếp cận cụ thể,hay trong giảng dạy giúp trẻ tìm hiểu về các con vật nuôi trong gia đình. Khôngthể cho học sinh tự do thực hiện các thao tác, mà người giáo viên trước đó phảicung cấp các kiến thức có liên quan đến bài dạy. Mặt khác học sinh chưa có kiếnthức cơ bản về các con vật thì cũng không thể áp dụng phương pháp thảo luậnnhóm.Ví dụ 2:Giờ hoạt động tìm hiểu về vật nuôi trong gia đình trong hoạt động cho trẻlàm quen với môi trường xung quanh.- Giáo viên đưa ra cho trẻ nhiệm vụ là thảo luận nhóm, quan sát các convật nuôi trong gia đình về các đặc điểm như các bộ phận, hình dáng, màu sắc…- Trẻ vận dụng những hiểu biết sẵn có của mình, cùng với sự quan sát,thảo luận trao đổi ý kiến với các bạn trong nhóm, rồi đưa ra kết luận chung, phátbiểu ý kiến của nhóm mình cho cả lớp nghe.- Sau quá trình thảo luận và thuyết trình của trẻ, giáo viên chính xác hóalại kiến thức và đưa ra những khái niệm mới, kiến thức mới về đối tượng đó.(khái niệm: gia súc, gia cầm, động vật nuôi trong gia đình…)II.Thuyết nhận thứcThông tinđầu vàoHọc sinh(Quá trình nhận thức: Phân tích –Tổng hợp, Khái quát hóa…)Kết quảđầu raNếu như “Thuyết hành vi” chỉ chú ý đến các kích thích bên ngoài, chưa chútrọng đến tư duy thì “Thuyết nhận thức” bổ sung một cách đầy đủ hơn. Nó coi15học tập là một quá trình xử lí thông tin, nhấn mạnh ý nghĩa của các cấu trúcnhận thức đối với sự học tập. Vì mang trong mình những đặc điểm như: Mụcđích là tạo ra những khả năng để người học hiểu thế giới thực, người dạy tạomôi trường thuận lợi, khuyến khích, tạo cơ hội cho người học tư duy tích cực,chú trọng giải quyết vấn đề, quan tâm tới hoạt động nhóm, kết hợp truyền đạtvới đòi hỏi tự lực của người học nên thuyết nhận thức được thừa nhận và ứngdụng rộng rãi trong học tập, đặc biệt ứng dụng cho việc:- Dạy học giải quyết vấn đề- Dạy học định hướng hành động- Dạy học khám phá- Dạy học theo nhómGiáo viên là người nêu vấn đề, đặt ra những câu hỏi định hướng, yêu cầungười học tìm ra câu trả lời. Sau đó giáo viên nhận xét, tổng hợp, đưa ra kết luậnchung. Giáo viên liên tục phải biến quá trình dạy học thành quá trình giải quyếtcác mâu thuẫn trong quá trình dạy học. Ở đó người giáo viên đưa học sinh vàotình huống có vấn đề, tạo ra những mâu thuẫn cho người học giữa những cái đãcó với cái mới và yếu tố tất yếu là mâu thuẫn đó phải do quá trình dạy học dẫnđến, khó khăn đó phải vừa sức với người học và người học phải nhận thức sâusắc về nó. Từ đó, định hướng người học tự tìm tòi giải quyết mâu thuẫn đó, mâuthuẫn được giải quyết thì tri thức mới cũng đã được người học tự khám phá.Giáo viên phân chia công việc, nhiệm vụ cho từng nhóm, yêu cầu mỗinhóm đảm nhiệm một phần của vấn đề. Khi đó, bản thân người học sẽ diễn raquá trình nhận thức đó là: thu thập thông tin, phân tích, khai thác và xử lí thôngtin, khái quát, kết luận.Khi người học đã có một nền tảng tri thức khoa học nhất định thì thuyếtnày áp dụng vào để phát triển những nội dung dạy học ở một mức cao hơn (kháiquát hóa kiến thức cũ, hệ thống lại toàn bộ…) hay có thể áp dụng nhằm cungcấp một tri thức mới (tức là tạo mâu thuẫn giữa những cái đã biết với cái biểu16hiện mới, kích thích trí tò mò hứng thú). Đây chính là phương pháp dạy học nêuvấn đề.Ngoài ra, thuyết nhận thức này có thể áp dụng cả vào việc hình thành nhâncách cho người học. Nhân cách ở đây là cả hình thành về phẩm chất lẫn nănglực. Thuyết nhận thức biểu hiện thông qua hoạt động nhóm không chỉ giúpngười học biết được kiến thức của mình ở đâu để mà tự điều chỉnh, học hỏinhững người khác. Hơn nữa, còn được rèn kĩ năng làm việc nhóm, khả năng tổchức sắp xếp công việc hiệu quả, tăng tình đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau…Ví dụ 1:Trong giờ hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, giáo viên dạy trẻ 5 –6 tuổi làm quen với câu chuyện Tấm Cám. Giáo viên cần thiết kế một hệ thốngcâu hỏi phù hợp với nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi từ câu hỏi nhận biết, thông hiểucho đến câu hỏi tư duy, câu hỏi vận dụng. Trẻ sẽ được lĩnh hội những hiểu biếtvề giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của câu chuyện Tấm Cám. Ngoài ra, đứatrẻ cũng tự rút ra cho mình bài học thông qua mỗi nhân vật trong câu chuyện, đểtừ đó có hành động phù hợp trong thực tiễn cuộc sống. Đó là, trong cuộc sốngphải ăn ở hiền lành, có đức, thật thà… Hoặc khi hướng dẫn những câu chuyệnTích Chu, Cô bé quàng khăn đỏ,… dạy trẻ có lòng hiếu thảo, biết ơn. Giáo viêncũng có thể cho trẻ hoạt động nhóm diễn lại các câu chuyện theo sự sáng tạo củamỗi nhóm. Từ đó, kích thích được tính tư duy, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ tự hìnhthành ý tưởng mới trong học tập và vui chơi. Đồng thời, phát huy tính tích cựcsáng tạo ở trẻ.17Ví dụ 2:Trong hoạt động dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh, dạy trẻ tìmhiểu về nước:Yêu cầu trẻ nhận xét đặc điểm, tính chất của nước thông qua quá trình tựhiểu biết và quan sát tìm hiểu trong tiết học.Trong quá trình dạy giáo viên có thể đưa ra vấn đề dưới dạng những câuhỏi: Nước tồn tại ở những dạng nào? Nước có thể hòa tan những chất gì?...Giải quyết vấn đề: Làm thí nghiệm về các dạng tồn tại của nước và thínghiệm về tính hòa tan của nước.Kết quả: Nước tồn tại ở 3 dạng: rắn, lỏng, khí. Nước hòa tan được một sốchất như muối, đường… và không thể hòa tan được cát, sỏi.III. Thuyết kiến tạoGiáo viên tạo môi trườngvà nội dung học tập phức hợpNỘI DUNGHỌC SINH(cá nhân và nhóm)Tương táchọc tậpMôi trường học tậpTừ những phân tích trên, có thể thấy “Thuyết nhận thức” đã có nhiều ứngdụng, song “Thuyết kiến tạo” được coi là bước phát triển tiếp theo của thuyếtnhận thức. Thuyết kiến tạo coi học tập là tự tạo kiến thức, đặt vai trò của chủ thểnhận thức (người học) lên vị trí hàng đầu của quá trình nhận thức. Khi học tập,mỗi người hình thành thế giới quan của riêng mình và tự điều chỉnh bản thân.Với những đặc điểm đó, thuyết kiến tạo cho phép ứng dụng trong việc:- Học theo tình huống18- Học tập tự điều khiển- Học tương tác- Học từ sai lầm- Học nhómTrong dạy học hiện nay, thuyết kiến tạo thách thức một cách cơ bản tư duyvề dạy học. Không phải người dạy mà là người học trong sự tương tác với cácnội dung học tập sẽ nằm trong tâm điểm của quá trình dạy học. Nhiều quan điểmdạy học mới cũng bắt nguồn từ thuyết kiến tạo: học tập tự điều chỉnh, học tậpvới những vấn đề phức hợp, học tập theo tình huống, học tập theo nhóm, học từsai lầm, nhấn mạnh nhiều vào dạy học định hướng quá trình thay cho địnhhướng sản phẩm. Một trong những phương pháp dạy học đổi mới có sự vậndụng thuyết kiến tạo đó là dạy học nêu và giải quyết vấn đề, dạy học dự án…nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh.Theo thuyết kiến tạo, giáo viên là người tạo môi trường làm việc, phânchia, giao việc để người học tự tìm hiểu, phân tích xử lí thông tin. Người giáoviên tạo môi trường thuận lợi cho người học tương tác với nội dung học tập.Vận dụng thuyết kiến tạo trong dạy học nói chung và trong giáo dục mầmnon nói riêng cũng có những hiệu quả cao trong phương pháp dạy học phát huytính tích cực, sáng tạo ở trẻ.Ví dụ 1:Trong giờ hoạt động khám phá môi trường xung quanh:Trước tiên, giáo viên khảo sát hiểu biết, kiến thức của trẻ về bài học sắp tớixem trẻ có những hiểu biết nào, mức độ đến đâu? Từ đó, có những nhiệm vụ vềnhà cho trẻ và dựa trên cơ sở đó giáo viên xây dựng kế hoạch cho giờ hoạt độngngày hôm sau được sát thực, phù hợp với hiểu biết của trẻ, chủ động cho giáoviên dễ dàng trong việc cung cấp kiến thức mới. Giáo viên có thể dự kiến đượcnhững hoạt động học tập thích hợp cho trẻ. Đồng thời, việc làm này giúp giáoviên xác định được rõ những kiến thức nào trẻ cần giáo viên cung cấp, những19kiến thức nào sẽ tổ chức cho trẻ tự khám phá, tự lĩnh hội dưới sự hướng dẫn củagiáo viên.Chẳng hạn: Trong giờ hoạt động cho trẻ tìm hiểu về “Gia đình của bé”,giáo viên đàm thoại với trẻ từ chiều hôm trước để tìm hiểu về kiến thức mà trẻđã có được về gia đình của mình. Từ đó giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà tìm hiểucác thành viên trong gia đình mình về ngoại hình, độ tuổi, sở thích,… Từ đógiáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với hiểu biết của trẻ.Thứ hai: Sau khi đã có kế hoạch, giáo viên tiến hành cho trẻ hoạt độngtrên cơ sở xây dựng tình huống học tập, hệ thống câu hỏi, thiết kế các hoạtđộng cho trẻ trải nghiệm, thực hành giúp trẻ khám phá, kiến tạo tri thức. Giáoviên dự kiến việc tổ chức các hoạt động nhóm – thảo luận, động viên trẻ mạnhdạn thực hiện những yêu cầu cô đưa ra để tìm hiểu và giải quyết vấn đề đặt ra.Giáo viên lựa chọn những câu hỏi để khám phá trong số các câu hỏi của trẻ nêura, lựa chọn những câu hỏi liên quan đến bài học để kiến tạo tri thức cần thiết.Dựa vào đóm giáo viên tổ chức hướng dẫn, tác động để trẻ tiếp cận, khám phátri thức và lĩnh hội, kiến tạo tri thức mới. Sau khi thảo luận, giải quyết vấn đề,các nhóm báo cáo kết quả tìm được của nhóm mình, đại diện mỗi nhóm lêntrình bày. Giáo viên tổng kết những câu trả lời của trẻ, cùng trẻ trao đổi thảoluận, so sánh kết quả giữa các nhóm và đưa ra những lời động viên khích lệ, bổsung những nội dung cần thiết. Giáo viên phải chú ý và ghi nhớ việc chính xáchóa kiến thức cho trẻ.Cụ thể: Tìm hiểu về động vật nuôi trong gia đình (con vịt, con gà, con chó,con mèo)Chia nhóm:Nhóm 1: Tìm hiểu về con gàNhóm 2: Tìm hiểu về con vịtNhóm 3: Tìm hiểu về con chóNhóm 4: Tìm hiểu về con mèo20Kết quả: Các nhóm tìm hiểu và trình bày về đặc điểm của các con vật củanhóm mình.Ví dụ 2:Trong hoạt động tạo hình, với chủ đề quê hương đất nước, trong giờ hoạtđộng trang trí cánh diều (loại tiết theo đề tài). Giáo viên chia nhóm trẻ và chomỗi nhóm 5 bức tranh về cánh diều làm bằng các nguyên liệu khác nhau, hìnhdạng khác nhau, cách trang trí với bố cục khác nhau và mỗi bức tranh trên cánhdiều lại thể hiện một nội dung khác nhau. Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm quan sát,thảo luận và đưa ra những nhận xét của mình về 5 cánh diều mà nhóm đượcphát. Các nhóm sẽ tự phân công và bị cuốn hút vào cánh diều, mỗi nhóm sẽ cónhững cách tiếp cận, trao đổi khác nhau để nhận ra những đặc điểm và nhận xétvề các tiêu chí mà giáo viên đưa ra. Chẳng hạn để nhận biết về nguyên liệu trangtrí, có nhóm chỉ cần quan sát đã nhận ra, có nhóm phải sờ để biết đó là nguyênliệu gì, có nhóm thì thử nghiệm đúng sai bằng cách trao đổi ý kiến với các bạn…Như vậy, giáo viên đã đưa ra một loạt các bức tranh như những tài liệu cần thiếtvà để trẻ tự tìm hiểu, khám phá và có những nhận định riêng của mỗi cá nhân vềtrang trí cánh diều…Tóm lại, trong môi trường học tập tương tác, dạy học theo lối kiến tạo thựcsự tạo nên một môi trường học tập hiệu quả. Tuy nhiên, dạy học theo thuyết kiếntạo đòi hỏi giáo viên phải bỏ nhiều công sức để tìm hiểu đối tượng trẻ và cóphương pháp sư phạm tốt để điều khiển quá trình hoạt động học tập của trẻ.21KẾT LUẬNTrong lĩnh vực tâm lí học dạy học có rất nhiều lí thuyết học tập khác nhau.Mỗi lí thuyết có những ưu điểm và giới hạn riêng. Tuy nhiên không có một líthuyết học tập toàn năng có thể giải thích thỏa đáng đầy đủ cơ chế của việc học.Bởi vậy, trong công việc dạy và học hàng ngày trong cải cách giáo dục thì việcvận dụng một cách linh hoạt, phối hợp một cách thích hợp các lí thuyết học tậpkhác nhau là cần thiết và sẽ đem lại những hiệu quả nhất định trong quá trìnhdạy học.22Câu 3: Trình bày ví dụ về dạy học bộ môn trong đó thể hiện sự vậndụng một hay các lí thuyết học tập.Bài làmCác lí thuyết học tập được vận dụng cụ thể vào từng bộ môn trong từngchuyên ngành cách khác nhau. Mỗi lí thuyết được áp dụng cách khác nhau tùytheo đặc thù của từng chuyên ngành. Dưới đây là một ví dụ trong dạy học mầmnon trong đó thể hiện sự vận dụng một hay nhiều các lí thuyết học tập:Các lí thuyết học tập được ứng dụng trong hoạt động cho trẻ khám phá môitrường xung quanh.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANHChủ đề: Thế giới thực vậtĐề tài: Khám phá một số loại hoaĐối tượng: Mẫu giáo nhỡThời gian: 20 – 25 phútNgười soạn: Nhóm 2Người dạy: Nhóm 2Ngày soạn:14/11/ 2016Ngày dạy: 17/11/2016I. Mục đích, yêu cầu1. Kiến thức:- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm của hoa: hình dạng, cấu tạo, màusắc, mùi thơm…- Trẻ biết được ý nghĩa, lợi ích của hoa đối với đời sống con người.2. Kĩ năng:- Củng cố kĩ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý.- Rèn luyện kĩ năng so sánh về sự giống và khác nhau về đặc điểm của cácloại hoa.- Rèn kĩ năng nói mạch lạc, đủ câu.23

Tài liệu liên quan

  • Những quan niệm cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc điểm, nội dung của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Những quan niệm cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đặc điểm, nội dung của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ
    • 124
    • 1
    • 3
  • Tài liệu Quản lý các mạng Windows dùng Script - Phần 1: Những khái niệm cơ bản pptx Tài liệu Quản lý các mạng Windows dùng Script - Phần 1: Những khái niệm cơ bản pptx
    • 7
    • 607
    • 1
  • giá tri và hạn chế của các nhà triết học duy vật  hy lạp cổ đại giá tri và hạn chế của các nhà triết học duy vật hy lạp cổ đại
    • 24
    • 3
    • 21
  • những khái niệm cơ bản về mạng máy tính những khái niệm cơ bản về mạng máy tính
    • 46
    • 746
    • 0
  • Bài giảng những khái niệm cơ bản trong sinh lý bệnh   HV quân y Bài giảng những khái niệm cơ bản trong sinh lý bệnh HV quân y
    • 61
    • 618
    • 1
  • một số quan điểm triết học về con người trong lịch sử và những quan niệm cơ bản của triết học mác một số quan điểm triết học về con người trong lịch sử và những quan niệm cơ bản của triết học mác
    • 10
    • 1
    • 4
  • hệ thống thông tin quản lý - chương 1 - những khái niệm cơ bản hệ thống thông tin quản lý - chương 1 - những khái niệm cơ bản
    • 39
    • 720
    • 0
  • Những khái niệm cơ bản về quản lý chất lượng ppsx Những khái niệm cơ bản về quản lý chất lượng ppsx
    • 9
    • 454
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn những khái niệm cơ bản về đo lường định lượng trong vật lý phần 1 pot Giáo trình hướng dẫn những khái niệm cơ bản về đo lường định lượng trong vật lý phần 1 pot
    • 10
    • 424
    • 0
  • Giáo trình hướng dẫn những khái niệm cơ bản về đo lường định lượng trong vật lý phần 2 pot Giáo trình hướng dẫn những khái niệm cơ bản về đo lường định lượng trong vật lý phần 2 pot
    • 10
    • 338
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(704.5 KB - 125 trang) - So sánh những quan niệm cơ bản, ưu điểm và hạn chế của các lý thuyết học tập: thuyết hành vi, thuyết nhận thức và thuyết kiến tạo? Câu 2: Phân tích những khả năng vận dụng các lí thuyết học tập trong dạy học bộ môn. Câu 3: Trình bày ví dụ về dạy học bộ Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Thuyết Chín Muồi Sinh Học