So Sánh Nội Lực Và Ngoại Lực - Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Nội ...
Có thể bạn quan tâm
So sánh nội lực và ngoại lực. Nội lực và ngoại lực là 2 lực cùng tác động lên trái đất, lên sự sống của các sinh vật ở trên đó. Nội lực - ngoại lực có những điểm giống và khác nhau thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.
Nội lực và ngoại lực giống, khác nhau thế nào?
- Trắc nghiệm Ngoại lực khác với nội lực ở điểm nào sau đây?
- 1. So sánh nội lực và ngoại lực
- 1.1 Điểm giống nhau giữa nội lực và ngoại lực
- 1.2 Điểm khác nhau giữa nội lực và ngoại lực
- 2. Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực
- 3. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là gì?
- 4. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất
- 5. Kết quả của nội lực và ngoại lực
Được biết hai lực tác động này là hai nguồn lực của trái đất được xuất phát từ hai phía khác nhau trong trái đất là trong lòng trái đất và ngoài trái đất. Hai lực này có xu hướng gây ảnh hưởng lên bề mặt trái đất trái ngược với nhau. Tuy nhiên dù trái ngược nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết và cả hai đều bổ trợ cho nhau tạo nên địa hình trái đất ổn định như ngày nay. Nếu không có một trong hai lực hoạt động thì địa hình trái đất có thể bị san bằng hoặc là chỉ có đồi núi. Vì thế cả hai lực này đều rất quan trọng với trái đất.
Trắc nghiệm Ngoại lực khác với nội lực ở điểm nào sau đây?
A. Xảy ra sau và chậm hơn so với nội lực.
B. Không làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất.
C. Có xu hướng nâng cao địa hình bề mặt Trái Đất.
D. Có xu hướng san bằng địa hình bề mặt Trái Đất.
Trả lời đáp án đúng là: D
Vì tác động ngoại lực là do thời tiết, khí hậu, mưa, gió, nắng khiến cho bề mặt trái đất bị bóc mòn, rửa trôi và bồi tụ lại nơi thấp hơn từ đó có xu hướng san bằng bề mặt Trái đất.
1. So sánh nội lực và ngoại lực
1.1 Điểm giống nhau giữa nội lực và ngoại lực
Nội lực và ngoại lực đều là những lực tác động lên trái đất, có ảnh hưởng đến cuộc sống con người và có khả năng hình thành nên các dạng địa hình mới.
1.2 Điểm khác nhau giữa nội lực và ngoại lực
Bên cạnh điểm giống nhau, nội lực và ngoại lực có những điểm khác biệt sau đây:
Tiêu chí | Nội lực | Ngoại lực |
Nơi sinh ra | Bên trong trái đất | Bên ngoài trái đất |
Nguyên nhân sinh ra | Các lực bên trong trái đất, như sự phân hủy của các chất phóng xạ, sự chuyển dịch và sắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất | Do nguồn năng lượng bức xạ của Mặt Trời |
Kết quả | Làm cho bề mặt trái đất nhô lên, hoặc thụt xuống. | Làm cho bề mặt Trái đất theo xu hướng phẳng lại |
Tác động | Theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang | 4 quá trình: bóc mòn, bồi tụ, phong hóa, vận chuyển |
2. Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực
Nội lực và ngoại lực là hai lực trái ngược nhau của trái đất, tác động tạo nên bề mặt trái đất hiện nay. Nội lực thì có xu hướng tạo nên những dạng địa hình như núi, núi lửa, dứt gãy lục địa, khiến bề mặt, địa hình trái đất trở nên gồ ghề hơn. Ngoại lực lại có xu hướng làm bề mặt trái đất bị rửa trôi và san bằng hơn.
=> Do đó, nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau. Mối quan hệ giữa nội lực - ngoại lực được biểu hiện ngay từ cái tên của chúng.
Trong đó, định nghĩa nội lực được phát biểu như sau:
Nội lực trong địa chất học là những lực sinh ra ở bên trong lõi Trái Đất, làm cho các lớp đá mắc ma bị uốn nếp, đứt gãy. Chúng tạo ra hiện tượng núi lửa phun trào và động đất. Trái với ngoại lực, nội lực làm nâng cao và làm bề mặt Trái Đất gồ ghề hơn.
3. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là gì?
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng trong lòng đất. Nội lực được tạo nên năng lượng của các hoạt động hoá học, năng lượng do sự phân huỷ chất phóng xạ, sự dịch chuyển của các chuyển động vận chất theo quy luật trọng lực.
Hoạt động của nội lực liên quan đến thuyết kiến tạo mảng, trong nội sinh có hoạt động của các dạng vật chất nặng và nhẹ, vật chất nặng thì lắng xuống còn vật chất nhẹ thì nâng lên. Khi vật chất nặng bị lắng xuống thì nơi đó có vùng đất bị thụt xuống còn khu vật chất nhẹ dâng lên thì vùng đất đó được đẩy lên. Và khi dòng vật chất nặng bị lắng xuống thì vùng đất bị thụt xuống khiến cho dòng mắcma phun trào tạo nên hiện tượng núi lửa.
4. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất
Tác động của ngoại lực xảy ra là do quá trình bóc mòn, bồi tụ, phong hoá, vận chuyển. Bốn quá trình này đã tác động lên địa hình, bề mặt trái đất, trong đó tác động mạnh nhất là quá trình bóc mòn và bồi tụ.
Những tác động này đã tạo nên những địa hình đồng bằng rộng lớn của nước ta như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, hoặc những nơi đẹp như vịnh, hang động tuyệt đẹp như vịnh Hạ Long, hang Múa,...
5. Kết quả của nội lực và ngoại lực
Kết quả của nội lực là:
- Tạo nên những khu vực bị nứt gãy thành vực sâu;
- Tạo nên sóng thần lớn ở các vùng biển;
- Tạo nên núi lửa phun trào;
- Tạo nên những dãy núi và cao nguyên ở lục địa;
Kết của quả ngoại lực là:
- Tạo nên những hang động đẹp, kỳ vĩ;
- Tạo nên những vùng đồng bằng rộng lớn do bồi đắp phù sa;
- Tạo nên khe rãnh, sông suối,
- Hoặc là hình dạng độc đáo như nấm đá
- Tạo nên vách biển do sóng vỗ
Hoa Tiêu vừa giúp bạn đọc so sánh nội lực - ngoại lực và nêu mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn
Các bài viết liên quan:
- Vì sao quá trình phong hóa lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt trái đất?
- Sự khác nhau giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học
Từ khóa » Nỗ Lực Là Gì Nguyên Nhân Sinh Ra Nội Lực
-
Nội Lực Là Gì? Nguyên Nhân Sinh Ra Nội Lực? | Tech12h
-
Nội Lực Là Gì? Nguyên Nhân Sinh Ra Nội Lực?
-
Nội Lực (địa Chất) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nội Lực Là Gì? Nguyên Nhân Sinh Ra Nội Lực? | Học Cùng
-
Nội Lực Là Gì? Nguyên Nhân Sinh Ra Nội Lực? - Địa Lý Lớp 10
-
Khái Niệm Và Nguyên Nhân Sinh Ra Nội Lực? - Nguyễn Thị Thu Huệ
-
Nội Lực Là Gì? Những Nguồn Năng Lượng Sinh Ra Nội Lực Là Gì?
-
Nội Lực Là Gì? Nguyên Nhân Sinh Ra Nội Lực? - .vn
-
Nội Lực Tạo Ra Hiện Tượng Nào Sau đây? - Luật Hoàng Phi
-
Nội Lực Là Gì? Nguyên Nhân Sinh Ra Nội Lực? Câu Hỏi 8454
-
Giải Địa Lý Lớp 6 Bài 12: Tác động Của Nội Lực Và Ngoại Lực Trong ...
-
Bài 1 Trang 31 địa Lí 10, Nội Lực Là Gì? Nguyên Nhân Sinh Ra Nội Lực ?
-
3 YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỨC MẠNH NỘI LỰC CỦA BẢN THÂN
-
Động Lực Là Gì? Vì Sao Cần Tạo động Lực Cho Nhân Viên? - CareerLink