So Sánh Phong Trào Cần Vương Và Khởi Nghĩa Yên Thế

So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên ThếHọc tốt Lịch sử 8Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Khởi nghĩa Yên Thế có gì khác so với phong trào Cần Vương

  • A. Phong trào Cần Vương
    • 1. Phong trào Cần Vương là gì? Nguồn gốc ra đời chiếu Cần Vương
    • 2. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương
    • 3. Tìm hiểu về chiếu Cần Vương
    • 4. Tóm tắt diễn biến phong trào Cần Vương là gì?
    • 5. Tính chất của phong trào Cần Vương
  • B. Khởi nghĩa Yên Thế
    • 1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
    • 2. Diễn biến khởi nghĩa Yên Thế
    • 3. Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế
    • 4. Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế
  • C. So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế

Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế đều là những sự kiện lịch sử nổi bật. Vậy hai phong trào này có những điểm gì giống và khác nhau. Để giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về hai sự kiện lịch sử này, VnDoc gửi tới các bạn tài liệu So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Phong trào Cần Vương

1. Phong trào Cần Vương là gì? Nguồn gốc ra đời chiếu Cần Vương

Cần Vương là giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúp nước. Phong trào Cần Vương thực chất là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Quy mô của phong trào này còn riêng rẽ và mang tính địa phương.

2. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương

Sau khi nắm được khái niệm phong trào Cần Vương là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về phong trào này. Vậy nguyên nhân dẫn đến phong trào Cần Vương là gì?

  • Thực dân Pháp xác lập ách thống trị đô hộ trên toàn Việt Nam vào năm 1884
  • Dưới sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, phe chủ chiến đã sẵn sàng hành động
  • Cuộc phản công dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thất Thuyết vào rạng sáng ngày mồng 05 tháng 07 năm 1885
  • Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại, khiến vua Hàm Nghi buộc phải chạy đến Quảng Trị sơ tán => Chiếu Cần Vương lần 1 được ban ra
  • Chiếu Cần Vương lần 2 được ban ra tại Ấu Sơn của Hà Tĩnh vào ngày 20 tháng 9 năm 1885 => Từ đó bùng nổ mạnh mẽ cuộc kháng chiến Cần Vương.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu được các nguyên nhân gây bùng nổ phong trào Cần Vương là gì. Để nắm rõ hơn kiến thức về chủ đề này, cùng nghiên cứu về nội dung của chiếu Cần Vương.

3. Tìm hiểu về chiếu Cần Vương

Để hiểu sâu hơn về phong trào này, chúng ta cần tìm hiểu về nội dung cũng như ý nghĩa của chiếu Cần Vương với những thông tin cụ thể dưới đây

Nội dung cơ bản của chiếu Cần Vương là gì?

  • Tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp
  • Lên án tính bất hợp pháp của triều đình do Pháp dựng lên, tố cáo sự phản bội của một số quan lại
  • Khẳng định quyết tâm kháng chiến của triều đình mà đứng đầu là vua Hàm Nghi
  • Thôi thúc, kêu gọi và khích lệ sĩ phu, văn thân cũng như nhân dân cả nước cùng tham gia cuộc chiến giúp vua khôi phục quốc gia phong kiến độc lập

Ý nghĩa của chiếu Cần Vương là gì?

  • Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cùng tham gia chống Pháp, khôi phục nền độc lập, khôi phục chế độ phong kiến có vua là người tài giỏi.
  • Khẩu hiệu này đã nhanh chóng thổi lên ngọn lửa tình yêu quê hương và lòng căm thù quân xâm lược của toàn thể nhân dân = > Một phong trào vũ trang chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi và kéo dài hơn 12 năm.

4. Tóm tắt diễn biến phong trào Cần Vương là gì?

Sau khi có những kiến thức về nguyên nhân bùng nổ phong trào, nội dung và ý nghĩa của chiếu Cần Vương, chúng ta tìm hiểu về diễn biến của phong trào này qua hai giai đoạn chính

Giai đoạn I (1885-1888): Phong trào bùng nổ khắp cả nước

  • Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhiều văn thân sĩ phu và nhân dân yêu nước đã hưởng ứng qua việc tập hợp các nghĩa binh, xây dựng lên căn cứ. Họ cùng nhau đấu tranh mạnh mẽ đầy quyết liệt trước thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai trên đại bàn rộng lớn thuộc Bắc và Trung Bộ.
  • Nhiều tướng lĩnh và văn thân tham gia như Phan Đình Phùng, Trần Xuân Soạn, Phàm Bành, Mai Xuân Thưởng…
  • Triều đình Hàm Nghi với sự phò tá trợ giúp của Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Nghiệp (vốn là hai người con của Tôn Thát Thuyết). Dưới sự đàn áp của thực dân Pháp, vua Hàm Nghi đã rút lui và chiến đấu ở vùng núi Quảng Bình, sau về Ấu Sơn (Hà Tĩnh).
  • Tháng 6 năm 1886, Triều đình Đồng Khánh của thực dân Pháp theo lệnh toàn quyền P.Bert xuống dụ kêu hàng, nhưng không ai trong triều đình Hàm Nghi chịu đầu hàng buông súng.
  • Đặc điểm của phong trào Cần Vương trong giai đoạn này là các hoạt động chỉ dừng lại ở phạm vi nhất định, còn lẻ tẻ riêng rẽ.
  • Ở Bắc Kì có nhiều cuộc khởi nghĩa được biết đến như Khởi nghĩa Cai Kinh ở Bắc Giang, khởi nghĩa Đốc Tít ở Đông Triều, khởi nghĩa Nguyễn Quang Bích, khởi nghĩa Tạ Hiện ở Thái Bình và Nam Định, khởi nghĩa Nguyễn Thiện Thuận ở Hưng Yên và Hải Dương, khởi nghĩa Đinh Công Tráng và Phạm Bành ở Thanh Hóa, khởi nghĩa của Phan Đình Phùng và Lê Ninh ở Hương Khê-Hà Tĩnh…
  • Tại khu vực Trung Kì, nổi bật là khởi nghĩa của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình, khởi nghĩa của Trần Quang Dự, Nguyễn Duy Hiệu và Nguyễn Hàm ở Quảng Nam, khởi nghĩa của Lê Trung Đình ở Quảng Ngãi, khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng ở Bình Định….
  • Cuối năm 1988, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc nên vua Hàm Nghi bị bắt và đày đi Angieri, giai đoạn thứ nhất của khởi nghĩa Cần Vương kết thúc.

Giai đoạn II (1888-1896): Phong trào quy tụ các cuộc khởi nghĩa lớn

  • Giai đoạn này từ cuối năm 1888, mặc dù không có sự lãnh đạo từ triều đình nhưng phong trào Cần Vương vẫn quy tụ nhiều văn thân sĩ phu yêu nước và phát triển thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn, tiếp tục duy trì với tổ chức cao hơn.
  • Một số cuộc khởi nghĩa lớn như cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuận chỉ huy….
  • Trong giai đoạn này, xuất hiện nhiều khởi nghĩa lớn nhưng thực dân Pháp cũng tăng cường càn quét mạnh. Do đó, để duy trì và phát triển hoạt động, các nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động đến nhiều vùng khác, từ đồng bằng lên trung du và miền núi.
  • Đặc điểm chung trong cả hai giai đoạn của phong trào Cần Vương vẫn là hoạt đông riêng rẽ, lẻ tẻ chưa có sự thống nhất giữa các cuộc khởi nghĩa lớn. Tính địa phương của các khởi nghĩa này dẫn đến sự thiếu lãnh đạo và tính liên kết. Do đó, đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến về sau chúng lần lượt thất bại dưới sự đàn áp và càn quét của Pháp.
  • Năm 1896, phong trào Cần Vương kết thúc.

Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương là gì?

  • Qua việc phân tích và tìm hiểu diễn biến phong trào Cần Vương là gì theo các giai đoạn, chúng ta sẽ rút ra được nguyên nhân thất bại của phong trào này với những ý chính như sau
  • Tính chất địa phương: Phong trào Cần Vương thất bại không thể không kể đến tính chất địa phương với sự chống cự của các cuộc kháng chiến. Các lãnh tụ của phong trào chỉ có uy tín tại địa phương nơi xuất thân, đồng thời lại chống lại mọi sự thống nhất phong trào
  • Thiếu sự quy tụ và đường lối lãnh đạo: Phong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp được thành một khối thống nhất, chưa có phương hướng hoạt động cũng như đường lối chiến lược rõ ràng.
  • Quan hệ với nhân dân: Các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương không lấy được sự tin tưởng từ dân chúng bởi gốc rễ chưa xuất phát từ nông dân, còn đi cướp bóc của nhân nhân.
  • Mâu thuẫn tôn giáo: xung đột với Công giáo với sự tàn sát vô cớ khiến nhiều giáo dân phải tự vệ bằng cách kết nối thông đồng với thực dân Pháp.
  • Mâu thuẫn sắc tộc: Sự sai lầm trong chính sách sa thải các quan chức Việt, cho dân tộc thiểu số quyền tự trị khiến các sắc dân này đã đứng về phía Pháp. Điều này khiến cho các dân tộc thiểu số cắt đường liên lạc của quân Cần Vương, người Thượng đã bắt vua Hàm Nghi
  • Vũ khí thô sơ của phong trào Cần Vương là gì khó đối chọi với vũ khí hiện đại của Pháp
  • Lực lượng chênh lệch
  • Tinh thần chiến đấu: Nhiều thủ lĩnh phản bội nhanh chóng đầu hàng buông bỏ vũ khí khi nhận thấy sự bất lợi cho cuộc khởi nghĩa

5. Tính chất của phong trào Cần Vương

Phong trào Cần Vương là gì? Là sự hỗ trợ giúp vua giành lại đất nước, thể hiện tình yêu dân tộc, tuy nhiên phong trào lại diễn ra theo khuynh hướng lẻ tẻ với ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

B. Khởi nghĩa Yên Thế

1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế:

Để mở rộng phạm vi chiếm đóng, Pháp cướp đất của người nông dân ở Yên Thế làm đồn điền, khai mỏ, làm đường giao thông.

Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.

=> Với tinh thần yêu nước và để bảo vệ cuộc sống, nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh.

2. Diễn biến khởi nghĩa Yên Thế

Diễn biến, gồm ba giai đoạn

Giai đoạn I: 1884 - 1892

+ Khởi nghĩa do Đề Nắm chỉ huy, lúc này nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất.

+ Tháng 4 - 1892 cuộc khởi nghĩa do Đề Thám chỉ huy

Giai đoạn II (1893- 1908): nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.

+ Nghĩa quân đã chiến đấu quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.

  • Lần giảng hòa thứ nhất: sau khi bắt được tên điền chủ người Pháp - Sét-nay. Đề Thám đã thỏa thuận với Pháp, nghĩa quân đã thả tên điền chủ, trong khi đó Đề Thám phải được cai quản 4 tổng: Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng.
  • Đặc biệt trong thời kì giảng hòa lần thứ hai (12- 1897) Đề Thám cho sản xuất ở Phồn Xương, tích lũy lương thực, xây dựng quân đội, sẵn sàng chiến đấu. Nhiều nhà yêu nước đã tìm đến như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh

+ Giai đoạn III: 1909 - 1913

  • Sau vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, Pháp đã dần hiện thấy Đề Thám có dính líu đến vụ đầu độc lính. Vì vậy, Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
  • Sau nhiều trận càn quét của địch, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần

- Ngày 10- 2- 1913 Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.

3. Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế

  • Bó hẹp trong 1 địa phương, bị cô lập, so sánh lực lượng chênh lệch.
  • Bị Pháp và phong kiến đàn áp.
  • Do chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.

4. Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế

+ Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân.

+ Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của của Pháp.

+ Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên.

Mặc dù thất bại song phong trào nông dân Yên Thế vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn :

- Nó tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân Việt Nam

- Có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía bắc của thực dân Pháp.

C. So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế

So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế

So sánh khởi nghĩa Yên Thế và những cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương?

Khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo - không thuộc phong trào Cần Vương.

- Giống nhau: đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

đều bị thất bại

- Khác nhau:

Lãnh đạo: Phong trào Cần Vương gồm các Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương.

Phong trào nông dân Yên Thế Nông dân đứng đầu là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)

- Mục tiêu:

Phong trào Cần Vương là chống Pháp dành lại độc lập dân tộc

Khởi nghĩa Yên Thế là mong muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và sơ khai về kinh tế xã hội.

- Địa bàn hoạt động:

Phong trào Cần Vương hoạt động rộng khắp Bắc Kỳ và Trung Kỳ

Khởi nghĩa Yên Thế hoạt động ở vùng núi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang

- Tính chất:

Phong trào Cần Vương là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến

Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào nông dan mang tính tự phát

Phong trà Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn và kết thúc sớm hơn phong trào nông dân Yên Thế

Phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.

Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa lớn, thời gian kéo dài nhất gần 30 năm quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến những năm đầu thế kỷ XX. Khởi nghĩa Yên thế không chịu sự chi phối của tư tưởng Cần Vương, mà là phong trào tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng buộc kẻ thù phải 2 lần giảng hòa và nhường bộ một số điều kiện có lợi cho ta.

- Kết quả: ngày 10 tháng 2 năm 1913 Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

.....................................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các Lịch sử lớp 8, Giải bài tập Lịch sử 8, Giải Vở BT Lịch Sử 8, Lý thuyết Lịch sử 8 được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt môn Sử hơn.

Từ khóa » Sự Khác Biệt Về Thành Phần Lãnh đạo Của Khởi Nghĩa Yên Thế Với Phong Trào Cần Vương Là