So Sánh Răng Sứ Kim Loại Và Răng Toàn Sứ - Kiến Thức Nha Khoa

so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứSo sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ

Tìm hiểu về răng sứ kim loại và răng toàn sứ

1. Răng sứ kim loại

Răng sứ kim loại Còn gọi là mão răng, dùng cho những trường hợp bị mất răng hay gặp khiếm khuyết về răng hoặc kết hợp với cắm ghép Implant. Mão răng được cấu tạo gồm 2 phần cơ bản chính là khung bên trong và lớp sứ bên ngoài rất thẩm mỹ. Hợp kim thường được dùng là: Niken-Crom, Crom-Coban, Titan hay vàng…

so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ 1Răng sứ kim loại (vàng)

2. Răng sứ không kim loại (răng toàn sứ)

Răng sứ không kim loại được chế tác hoàn toàn bằng sứ từ khung bên trong đến lớp vỏ bên ngoài nên thường gọi là răng toàn sứ.

so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ 2Răng toàn sứ

So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ

1. Về tính thẩm mỹ

Đối với răng sứ kim loại do khung được làm bằng kim loại nên bị ảnh hưởng về màu sắc, răng sẽ không được trong sáng như răng thật. Hơn nữa, khi có ánh sáng đèn chiếu vào trực tiếp thì màu kim loại sẽ ánh ra bên ngoài nên răng sẽ có màu sậm. Đó là lý do răng sứ kim loại không phù hợp với những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật và thường xuyên phải tiếp xúc với ánh đèn sân khấu.

so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ 3Răng toàn sứ trong và tự nhiên như răng thật

Nhưng răng toàn sứ đã khắc phục được các hạn chế này do được chế tác toàn sứ. Cho nên dù bị ánh đèn chiếu hay không răng sứ vẫn giữ màu sắc đẹp, trong và tự nhiên như răng thật.

2. Nguy cơ đen niền nướu

Đây chính là điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất ở hai loại răng này. Do kim loại có tính chất dễ bị oxi hóa với môi trường axit trong khoang miệng nên sau một thời gian sử dụng, khung kim loại bên trong của răng sứ sẽ bị đen dần đi, không chỉ gây mất thẩm mỹ cho răng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kim loại.

so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ 4Răng sứ kim loại dễ bị đen niền nướu

Trong khi đó, ở dòng răng toàn sứ thì hiện tượng này không thể xảy ra, và các răng sứ vẫn đảm bảo độ sáng bóng như lúc đầu.

so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ 5Răng toàn sứ luôn sáng bóng như răng thật

3. Độ bền chắc

Độ bền sau khi chỉnh hình răng rất quan trọng, sau khi phục hình răng mới đảm bảo chức năng ăn nhai tốt như răng thật, nhất là chịu lực nhai như răng hàm.Răng sứ kim loại được thiết kế với khung sườn kim loại bên trong nên khả năng chịu lực nhai tốt và lực tác động lên răng cao.Trong khi đó răng toàn sứ trong quá trình chế tác được nung ở nhiệt độ >1600 độ nên độ cứng gấp 4 lần răng thật, sức bền còn cao hơn răng truyền thống.

so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ 6Răng toàn sứ có độ bền cao gấp 4 lần răng thật

4. Tuổi thọ

Răng sứ kim loại thường sử dụng từ 3-5 năm sẽ xuất hiện hiện tượng khung kim loại bị tụt ra ngoài gây đen ở viền nướu, do vậy nhiều người không dùng răng sứ kim loại để phục hình răng cửa vì yếu tố thẩm mỹ cho nên phải thay lại răng mới.Răng toàn sứ có thời gian tồn tại trên 20 năm, trong môi trường miệng không xuất hiện vấn đề đen như răng sứ kim loại nên bệnh nhân hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.

so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ 7Răng toàn sứ sử dụng lâu hơn

Như vậy, qua sự so sánh giữa răng sứ kim loại và răng toàn sứ, chúng ta có thể nhận thấy được rất nhiều ưu điểm của dòng răng toàn sứ. Mặc dù có chi phí cao hơn, nhưng xét về tính lâu dài, an toàn và hiệu quả thì răng toàn sứ vẫn là sự lựa chọn tốt nhất cho người dùng. Tuy nhiên, lựa chọn dòng răng nào vẫn do người dùng quyết định, nên tới nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn nên dùng loại răng nào cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Nguồn: Kiến thức nha khoa

Từ khóa » Sứ Kim Loại Và Toàn Sứ