So Sánh Robot Hút Bụi Xiaomi Với ILife: Robot Hãng Nào Tốt Hơn?
Có thể bạn quan tâm
Thị trường robot hút bụi trong khoảng 5 năm trở lại đây có nhiều thay đổi với sự xuất hiện của hàng loạt các thương hiệu khác nhau. Có thể kể đến như ECOVACS, iLife, Xiaomi, Liectroux,… Với một loạt các thương hiệu nổi tiếng như vậy, việc lựa chọn và mua một sản phẩm phù hợp cũng là lựa chọn khá đau đầu. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết so sánh robot hút bụi Xiaomi với iLife và đưa ra một cái nhìn khách quan về 2 dòng robot nổi tiếng này.
So sánh robot hút bụi Xiaomi với iLife
Tại sao so sánh robot hút bụi Xiaomi với iLife?
Lí do để Novadigital so sánh robot hút bụi Xiaomi với iLife vì 2 thương hiệu này có xuất xứ khác nhau. Xiaomi là một thương hiệu nổi bật đến từ Trung Quốc. Hãng này nổi tiếng với các sản phẩm công nghệ rẻ và chất lượng. Mặt khác, robot hút bụi iLife là một thương hiệu có tiếng có nguồn gốc từ Mỹ. Hãng luôn sở hữu những công nghệ độc quyền, thiết kế sang trọng cho các sản phẩm của mình.
Hai thương hiệu này có những sản phẩm với phân khúc gần như giống nhau. Chi phí so một coon robot cũng tương tự như nhau. Do đó, người dùng khá khó cân nhắc lựa chọn nếu chỉ đề ý về giá tiền. Bài so sánh robot hút bụi Xiaomi với iLife sẽ đưa ra một số sản phẩm nổi bật của 2 hãng. Từ đó đem lại cái nhìn khách quan cho quý khách hàng.
Phân khúc trung bình: iLife X800 và Xiaomi Mijia 1C
Thông số kỹ thuật
Loại robot | iLife X800 | Xiaomi Mijia 1C |
Kích thước | 330 x 76 mm | 353 x 350 x 81,5 mm |
Trọng lượng | 3,5 kg | 3,6kg |
Kích thước hộp bụi/bình chứa nước | 600mlx300ml | 600ml/200ml |
Dung lượng pin | 2600mAh | 2400mAh |
Lực hút cực đại | 1200Pa | 2500Pa |
Thời gian làm việc | 130 phút | 120 phút |
Vượt chướng ngại vật | 1,5cm | 2cm |
ILife X800
ILife X800 là một trong những sản phẩm thuộc phân khúc giá trung bình của thương hiệu iLife Sản phẩm này có thiết kế khá độc đáo và hiện đại. Màu sắc chủ đạo kết hợp giữa đen và bạc rất tinh tế. Trọng lượng và kích thước máy nhỏ gọn, không quá tốn diện tích trong nhà.
Mặc dù thuộc phân khúc trung bình, xong iLife X800 tích hợp cả 3 chức năng trong cùng một sản phẩm. Nó có thể vừa lau nhà, vừa hút bụi và quét nhà. X800 được cải tiến lực hút với công nghệ hút siêu mạnh 1200Pa.
Ngoài ra, robot X800 còn có ưu điểm nổi bật khác là công nghệ Antidropping với chế độ lau sàn. Robbot sẽ chủ động làm ướt khăn lau với một lượng nước nhất định. Nó sẽ đảm bảo không cho nước chảy ra quá nhiều, lênh láng trên sàn ảnh hưởng đến nội thất sàn nhà, đặc biệt là sàn gỗ.
ILife X800 có hệ thống cảm biến được lắp đặt xung quanh thân máy. Hệ thống cho phép robot di chuyển dễ dàng trong không gian ngôi nhà mà không lo va chạm vào nội thất trong nhà. Ngoài ra, khi di chuyển đến các khu vực nguy hiểm như gần cầu thang hay các khu vực cấm, máy cũng sẽ tự động quay đầu nhờ hệ thống tường ảo điện tử chuyên nghiệp.
Con robot này có 4 chế độ làm việc đa dạng: chế độ ziczac, chế độ Max, chế độ Edge hay chế độ Spot. Người dùng có thể tự điều chỉnh chế độ hoặc để máy tự động làm việc theo chế độ phù hợp với căn nhà của bạn. Mặt khác, bạn cũng có thể dễ dàng điều khiển máy thông qua app iLife trên điện thoại di động của mình.
Xiaomi Mijia 1C
Ưu điểm nổi bật hơn của Mijia 1C là lực hút. Con robot này có khả năng hút bụi cực đại lên đến 2500Pa. Lớn hơn gấp đôi lực hút cực đại của X800. Rất thích hợp để làm việc trên mặt thảm hay trên các chất liệu sàn nhà không phổ biến.
Thiết kế của Xiaomi Mijia 1C đối lập với X800 khi chọn màu trắng làm màu chủ đạo. Tuy nhiên, chiều cao của Xiaomi 1C hơn hẳn X800 nên khả năng luồn lách khó có thể bằng con của iLife.
Xiaomi Mijia 1C được cập nhật hệ thống điều hướng trực quan tốc độ cao. Chỉ sau một lần sử dụng đầu tiên, robot có thể tự động tạo và ghi nhớ bản đồ căn nhà. Chưa hết, nó còn có thể tự động lập lịch trình di chuyển và làm việc sao cho tiết kiệm năng lượng nhất nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất công việc. Hệ thống cảm biến cũng giúp robot né tránh vật cản tốt trên đường di chuyển, nhận biết được môi trường và vị trí của mình trong không gian hiện tại.
Xiaomi Mijia 1C được trang bị loại chip CortexTM- A7, loại chip xử lý dữ liệu lõi tứ thông minh. Hơn nữa, robot có bộ xử ký hình ảnh lõi kép Mali400 và thuật toán SLAM. Hệ thống này giúp robot có thể xác định vị trí chính xác và vẽ đường đi một cách nhanh chóng, thông minh.
Phân khúc cao: iLife X900 và Xiaomi Roborock Gen 2
Thông số: so sánh robot hút bụi Xiaomi với iLife
Loại robot | ILife X900 | Xiaomi Roborock Gen 2 |
Kích thước | 330x320x95 mm | 350mmx96mm |
Kích thước hộp bụi/bình chứa nước | 600ml/300ml | 480/160ml |
Dung lượng pin | 2600mAh | 5200mAh |
Lực hút thông thường | 1000Pa | 1200Pa |
Thời gian làm việc | 100 phút | 150 phút |
ILife X900
Khá giống với iLife X800, X900 cũng được tích hợp chức năng Antidropping cùng với công nghệ NIDEC không chổi than. Điểm ưu việt hơn của X900 so với các sản phẩm trước đó là tính năng rung bình chứa độc quyền của iLife. Trong quá trình di chuyển khi đang lau sàn, động cơ rung bình chứa sẽ làm việc để giúp khăn lau có thể đánh tan các vết bẩn cứng đầu trên mặt sàn. Công nghệ này giúp làm sạch sâu hơn hẳn so với nhiều dòng robot hút bụi khác của iLife và trên thị trường hiện nay.
Kích thước hộp bụi lớn cũng là một điểm cộng. Với dung tích hộp bụi 600ml, sau nhiều lần sử dụng người dùng mới cần thay thế và vệ sinh hộp bụi. Bàn chải kép ở mặt dưới thân máy giúp cho quá trình hút và quét bụi diễn ra suôn sẻ hơn. Người dùng không lo robot sẽ bị mắc các loại rác như lông thủ nuôi, tóc vào bên trong động cơ.
ILife X900 có hệ thống laser định vị mới được iLife phát triển và áp dụng. Chùm tia laser tập trung điểm với tốc độ quét 1800s/lần giúp robot có khả năng thiết lập nhanh chóng bản đồ ngôi nhà. Từ đó tối ưu hiệu suất làm việc, tiết kiệm năng lượng và thời gian.
Xiaomi Roborock Gen 2
Cùng tiếp tục so sánh robot hút bụi Xiaomi với iLife, Xiaomi Roborock Gen 2 là một trong những dòng sản phẩm cao cấp nhất của Xiaomi. Vẫn là màu trắng chủ đạo, thiết kế lần này của Xiaomi có phần nổi bật và khác biệt hơn hẳn so với các thiết kế trước đó.
Được định hình là dòng sản phẩm định vị thương hiệu, Xiaomi Roborock Gen 2 được trang bị nhiều công nghệ đặc biệt và cải tiến so với các sản phẩm khác của Xiaomi. Lực hút cực đại của Roborock Gen 2 lên đến 2000Pa kết hợp với chiều cao khiêm tốn 96mm có thể làm sạch mọi ngóc ngách, địa hình trong không gian nhà ở.
Con Roborock Gen 2 được trang bị 13 bộ cảm ứng thông minh xung quanh thân máy đảm bảo cho quá trình di chuyển thuận lợi, né tránh 100% vật cản trên đường đi.
Pin khủng 5200mAh với thời lượng làm việc lên đến 150 phút cho phép Gen 2 làm sạch bề mặt lên đến 250 mét vuông. Ngoài ra, người dùng còn dễ dàng sử dụng và điều chỉnh máy thông qua app Mi Home trên điện thoại thông minh.
Phân khúc cao cấp: iLife A8 và Xiaomi Roborock Gen 3
Thông số kỹ thuật
Loại robot | iLife A8 | Xiaomi Roborock Gen 3 |
Tiếng ồn | 58Db | |
Dung lượng pin | 2600mAh | 5200mAh |
Lực hút cực đại | 2000Pa | |
Dung tích hộp bụi/bình chứa nước | 300ml | 480ml/160ml |
Thời gian hoạt động | 120 phút | |
Trọng lượng | 3kg | 3,6kg |
ILife A8
Robot iLife A8 được thiết chuyên dùng với mục đích hút bụi mà không tích hợp khả năng lau sàn. Thiết kế cảu A8 khá sang trọng với mặt kính đen bóng ở mặt trên thân máy. Bạn có thể thấy cả camera được trang bị ở đây giúp máy quan sát môi trường xung quanh và định vị vị trí của mình trong không gian.
Vì chỉ thiết kế với mục đích duy nhất là hút bụi, iLife A8 được thiết kế với bánh xe RoadRover giúp robot dễ dàng di chuyển trên nhiều loại địa hình gập ghềnh khác nhau. Hơn nữa, độ dày của máy chỉ 7,1cm tạo điều kiện cho robot len lỏi khắp các gầm tủ, gầm bàn mà không một chút khó khăn.
Như đã đề cập, robot iLife A8 được trang bị camera quan sát trên thân máy, kết hợp với thuật toán đồ họa CV-SLAM và chip dữ liệu độc quyền của iLife. Từ đó, giúp A8 có thể ghi nhớ bản đồ ngôi nhà và dễ dàng định vị bản thân trong môi trường làm việc.
Xiaomi Roborock Gen 3
So sánh robot hút bụi Xiaomi với iLife, thiết kế khác biệt của Xiaomi Roborock Gen 3 là màu đen làm chủ đạo, khác với 2 sản phẩm đã đề cập ở trên. Đây là một trong những sản phầm có khả năng tìm về dock sạc pin nhanh nhất khi cạn năng lượng. Hơn nữa, Roborock Gen 3 còn được trang bị chổi cuốn hiện đại. Các loại rác như tóc hay lông thú nuôi sẽ không còn bị kẹt vào động cơ máy. Thay vào đó, nó sẽ dồn về trục xoay đi vào hộp chứa bụi.
Gen 3 của Xiaomi còn trang bị công nghệ bản đồ Map 3.0 do chính Xiaomi phát triển. Khi kết nối robot với app điều khiển thông minh trên điện thoại di động, người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh và phân vùng làm việc cho robot, tránh để robot đi vào các vùng cấm, vùng nguy hiểm.
Trên đây là một vài thông tin so sánh robot hút bụi Xiaomi với iLife, điển hình là 3 sản phẩm đặc trưng của 2 thương hiệu này. Mong rằng từ đây bạn đọc có thể có cái nhìn khách quan về sản phẩm của 2 thương hiệu. Từ đó lựa chọn được con roobt bút bụi mà mình ưng ý.
Từ khóa » Hãng Ilife Của Nước Nào
-
Robot Hút Bụi ILife Của Nước Nào? - Những Câu Hỏi Thường Gặp
-
Máy Hút Bụi Ilife Của Nước Nào? Có Tốt Không?
-
Robot Hút Bụi ILife Của Nước Nào? Có Nên Mua Không?
-
Robot Hút Bụi Ilife Của Nước Nào? Có Tốt Không? [2022]
-
Robot Hút Bụi ILife Của Nước Nào? Nên Mua Loại Nào Thì Tốt?
-
Các Sản Phẩm Của ILIFE Chính Hãng, Giá Tốt
-
Robot Hút Bụi Lau Nhà ILife Của Nước Nào? Có Tốt Không?
-
Top 5 Robot Hút Bụi Ilife Nào Tốt, Hiện đại đáng Mua Nhất
-
Robot Hút Bụi Ilife - Chiến Binh Đa Năng, Mạnh Mẽ, Giá Cả Hợp Lý
-
Đôi Nét Về Thương Hiệu May Hut Bui Thong Minh ILIFE
-
[Review] Robot Hút Bụi ILife Có Tốt Không? Nên Mua Loại Nào?
-
ILIFE - Dòng Robot Hút Bụi Mỹ Nổi Tiếng Toàn Thế Giới
-
4 Robot Hút Bụi Lau Nhà ILife Chính Hãng Mới Nhất
-
Tìm Hiểu Về Robot Hút Bụi ILife