So Sánh Thủ Tục Giám đốc Thẩm Và Thủ Tục Tái Thẩm Trong Tố Tụng ...
Có thể bạn quan tâm
Tái thẩm và giám đốc thẩm là 2 thủ tục đặc biệt trong tố tụng; chứ không phải là cấp xét xử. Những thủ tục này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt; nhằm đánh giá lại các phán quyết đã có hiệu lực pháp luật. Giám đốc thẩm và tái thẩm là một trong những thủ tục đặc biệt; có nhiều điểm tương đồng lẫn khác biệt nhất định. Để nắm rõ hơn về thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm trong tố dân sự; các bạn hãy tham khảo ngay bài viết; ” So sánh thủ tục Giám đốc thẩm và thủ tục Tái thẩm trong Tố tụng dân sự”; dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm trong tố tụng Dân sự
Căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự 2015; Giám đốc thẩm và Tái thẩm được hiểu như sau:
Thủ tục Giám đốc thẩm
Điều 325 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về Tính chất của giám đốc thẩm:
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.
– Giám đốc thẩm không phải là việc xét xử một vụ án theo thủ tục thông thường; (mà luật quy định gồm hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm); mà là một thủ tục nhằm xem xét lại việc xét xử trước đây. Thông qua một “phiên tòa giám đốc thẩm”; Hội đồng xét xử giám đốc thẩm sẽ đưa ra kết luận của mình; trong một văn bản tố tụng gọi là “Quyết định giám đốc thẩm”; đối với bản án bị kháng nghị giám đốc thẩm.
– Một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật; chỉ có thể được xét theo thủ tục giám đốc thẩm khi có “Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm”; của người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm mà thôi.
Thủ tục Tái thẩm
Điều 351 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định; “Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện; có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án; các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó”.
– Đối tượng của thủ tục tái thẩm là bản án, quyết định của Tòa án; đã có hiệu lực pháp luật. Về cơ bản những bản án hay quyết định của Tòa án; khi đã có hiệu lực pháp luật thì các chủ thể liên quan; phải chấp hành bản án, quyết định đó. Nhưng một số trường hợp mặc dù bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; nhưng ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của đương sự. Vậy nên pháp luật đặt ra thủ tục tái thẩm; để xem xét lại những bản án, quyết định đó; nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự.
– Chủ thể có quyền và lợi ích liên quan đến bản án, quyết định; đã có hiệu lực pháp luật không thể trực tiếp kháng cáo. Pháp luật quy định chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; chỉ có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
– Phiên tòa tái thẩm không bắt buộc có đương sự. Nếu cần thiết Hội đồng tái thẩm sẽ triệu tập đương sự.
So sánh thủ tục Giám đốc thẩm và thủ tục Tái thẩm trong Tố tụng dân sự
Giám đốc thẩm và tái thẩm là một trong những thủ tục tố tụng đặc biệt; chúng có nhiều điểm tương đồng lẫn khác biệt nhất định.
Điểm giống nhau
– Đối tượng là những bản án quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật; trên thực tế buộc các chủ thể có liên quan phải tuân thủ chấp hành. Và khi phát hiện có sai sót thì bị kháng nghị bởi cơ quan có thẩm quyền.
– Chủ thể có quyền kháng nghị: Chỉ có Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; mới có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
– Hiệu lực: Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm; sẽ có hiệu lực ngay khi Hội Đồng giám đốc thẩm, tái thẩm ra quyết định
– Người có quyền kháng nghị:
+, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao
+, Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao.
– Phạm vi xem xét:
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định; của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm; có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị; nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng; lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.
– Thời hạn mở phiên tòa: Trong thời hạn 04 tháng; kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án.
Điểm khác nhau
Tiêu chí | Giám đốc thẩm | Tái thẩm |
Khái niệm | Là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ kháng nghị theo quy định. | Là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó |
Căn cứ kháng nghị | – Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; – Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật; – Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba. | – Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án; – Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ; – Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; – Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ. |
Thời hạn kháng nghị | 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị hoặc bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm được kéo dài thêm 02 năm. | 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm |
Thẩm quyền của HĐXX | Quyền hủy án: Có quyền hủy 1 phần hoặc toàn bộ Bản án và yêu cầu xét xử Sơ thẩm hoặc Phúc thẩm lại | Quyền hủy án: Chỉ có quyền hủy toàn bộ Bản án, Quyết Định của cấp Sơ thẩm, Phúc thẩm và yêu cầu xét xử Sơ thẩm lại |
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ So sánh thủ tục Giám đốc thẩm và thủ tục Tái thẩm trong Tố tụng dân sự”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; mẫu bản cam kết học tập suốt đời; xin xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Đóng tiền bảo hiểm 3 năm được bao nhiêu tiền
- Thủ tục cắt chuyển hộ khẩu
- Sử dụng cần sa bị phạt như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Giám đốc thẩm là gì?Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì: Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.
Tái thẩm là gì?Điều 351 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó”.
Ai có quyền kháng nghị để xét Giám đốc phẩm và Tái thẩm?+, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao+, Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao.
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Giám đốc Thẩm Và Tái Thẩm Là Giống Nhau đúng Hay Sai
-
Phân Biệt Thủ Tục Giám đốc Thẩm Và Tái Thẩm Trong Tố Tụng Dân Sự
-
Phân Biệt Giám đốc Thẩm Và Tái Thẩm Trong Dân Sự
-
So Sánh Giữa Giám đốc Thẩm Và Tái Thẩm Mới Nhất 2020 - Phamlaw
-
Phân Biệt Giám đốc Thẩm Và Tái Thẩm Trong Hình Sự - LuatVietnam
-
Sự Khác Nhau Giữa Giám đốc Thẩm Và Tái Thẩm Trong Tố Tụng Dân Sự
-
Phân Biệt Giám đốc Thẩm Và Tái Thẩm - Công Ty Luật Ánh Sáng Việt
-
So Sánh Giám đốc Thẩm Và Tái Thẩm Trong Tố Tụng Hình Sự - Luật Tuệ An
-
Phân Biệt Thủ Tục Tái Thẩm Và Giám đốc Thẩm Trong Hình Sự
-
Sự Khác Nhau Giữa Giám đốc Thẩm Và Tái Thẩm Trong Thủ Tục Tố Tụng ...
-
Phân Biệt Giám đốc Thẩm Và Tái Thẩm Trong Tố Tụng Hình Sự
-
Phân Biệt Sơ Thẩm, Phúc Thẩm, Giám đốc Thẩm, Tái Thẩm - VnExpress
-
Giám Đốc Thẩm Và Tái Thẩm Trong Vụ Án Hành Chính
-
Giám đốc Thẩm, Tái Thẩm Trong Dân Sự Có Phải Là Một Cấp Xét Xử?
-
Phân Biệt Giám đốc Thẩm Và Tái Thẩm Trong Tố Tụng Dân Sự