SO SÁNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA H2SO4 LOÃNG VÀ H2SO4 ...
Có thể bạn quan tâm
1. Tính axit: Cả 2 đều là axit mạnh:
- Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
- Tác dụng với bazơ (không có tính khử) → muối + H2O
H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
* Lưu ý:Tùy theo tỉ lệ phản ứng có thể tạo thành các muối khác nhau:
Gọi nOH-/ nH+ = T thì
+ T < hoặc = 1 → muối axitHSO4- + T > hoặc = 2 → muối trung hòa SO42-
+ 1 < T < 2 → hỗn hợp 2 muối: HSO4- và SO42-
- Tác dụng với oxit bazơ (không có tính khử) → muối (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
* Lưu ý:
nH2SO4 = nH2O = nO (trong oxit)
mmuối = moxit + mH2SO4 - mH2O = moxit + 98nH2SO4 - 18nH2O
= moxit + 80nH2SO4 = moxit + 80n(O trong oxit)
- Tác dụng với muối (không có tính khử) → muối mới (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) + axit mới.
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2
2. Tính oxi hóa
- Thí nghiệm so sánh: Cho 2 mảnh Cu vào 2 ống nghiệm chứa H2SO4 loãng, H2SO4 đặc. Sau đó đun nóng nhẹ cả 2 ống nghiệm.
- Hiện tượng:
+ Ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 loãng không có hiện tượng.
+ Ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 đặc chuyển sang màu xanh và khí bay ra có mùi sốc.
- Phương trình hóa học xảy ra với dung dịch H2SO4 đặc:
2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O
a. H2SO4 loãng
- H2SO4 loãng có tính oxi hóa trung bình do H+ trong phân tử H2SO4 quyết định.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
b. H2SO4 đặc, nóng
- H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh do S+6 trong phân tử H2SO4 quyết định.
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
* Nhận xét:
- H2SO4 loãng tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) → muối sunfat (trong đó kim loại có hóa trị thấp) + H2. Còn H2SO4 đặc, nóng tác dụng được với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt) → muối trong đó kim loại có hóa trị cao + H2O + SO2 (S, H2S).
* Lưu ý:
- H2SO4 đặc nguội thụ động với Al, Fe và Cr.
3. Tính háo nước
- Thí nghiệm: Cho H2SO4 đặc vào cốc đựng đường
- Hiện tượng: Đường chuyển sang màu đen và sôi trào
- Phương trình hóa học:
C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4 .11H2O
* Nhận xét:
- H2SO4 loãng không có khả năng này. Vì vậy, cần lưu ý khi pha loãng dung dịch H2SO4 đặc phải cho từ từ axit đặc vào nước mà không làm ngược lại vì có thể gây bỏng. H2SO4 có khả năng làm than hóa các hợp chất hữu cơ.
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Từ khóa » Nhận Biết H2so4 Loãng Và đặc
-
Phân Biệt H2SO4 Loãng Và H2SO4 đặc Bằng Pphh ? Câu Hỏi 356920
-
Sự Khác Nhau Giữa H2SO4 đặc Và H2SO4 Loãng Là Gì?
-
Sự Khác Nhau Giữa H2so4 đặc Và Loãng
-
Tính Chất Hóa Học Của Axit Sunfuric (H2SO4) đặc Và Loãng - TopLoigiai
-
Phân Biệt H2SO4 Loãng Và H2SO4 đặc - Hóa Học Lớp 10
-
Nhận Biết Các Lọ Hóa Chất Chứa Các Dung Dịch Ko Màu Sau: H2SO4 ...
-
Tính Chất Hóa Học Của H2SO4 đặc Như Thế Nào?
-
Để Nhận Biết Dung Dịch H2SO4, Người Ta Thường Dùng
-
Những điều Bạn Nên Biết Về Axit H2SO4 đặc
-
Tính Chất Hóa Học Của Axit Sunfuric H2SO4 Và ứng Dụng - VOH
-
Bài Tập Về Axit Sunfuric H2SO4 (loãng, đặc Nóng) Có Lời Giải Và đáp án
-
Giáo án Môn Hóa Học 9 - Chuyên đề: Tính Chất Của Axit Sunfuric ...
-
Tính Chất Hóa Học, Tính Chất Vật Lý Của Axit Sunfuric (H2SO4). Ví Dụ ...
-
Giáo án Môn Hóa 10 (nâng Cao) Axit Sunfuric