So Sánh Tốc Độ Ổ Cứng SSD Và HDD - HanoiLab

Mặc dù ổ SSD đã rất phổ biến nhưng khi ra mua laptop, anh em vẫn dễ dàng nhìn ra những cấu hình dùng ổ cứng cơ HDD. Vậy tại sao các nhà sản xuất laptop vẫn dùng ổ HDD trong khi họ biết thừa rằng hiệu năng của chiếc laptop sẽ cao hơn rất nhiều nếu dùng ổ SSD? Khi mua máy thì chúng ta nên chọn ổ cứng cơ HDD hay ổ thể rắn SSD, cần lưu ý những gì trước khi đưa ra quyết định?

Ổ cứng cơ HDD hay ổ thể rắn SSD hẳn anh em đã không còn lạ gì nữa. Tuy nhiên với các chị em khi ra mua laptop mà không có sự hỗ trợ của bạn trai hay người có kinh nghiệm thì thường chỉ nhìn vào con số và quyết định. Con số ở đây chính là “số GB” theo cách gọi dân dã mà mình nghe nhiều chị em chia sẻ. Thậm chí nhiều chị em còn ngô nghê dễ thương rằng càng nhiều GB càng mạnh, nếu chị em biết tuốt thì cần gì đến anh em chúng ta nhỉ ?.

WD Blue 1TB 5400 rpm.png Ổ cơ WD Blue 1 TB 5400 rpm 2,5″ có tốc độ đọc/ghi tuần tự chỉ trên 100 MB/s, truy xuất ngẫu nhiên chỉ hơn 1 MB/s.

Ổ cứng cơ dùng phiến đĩa từ và đầu ghi từ để đọc/ghi dữ liệu, tốc độ của ổ cứng cơ phụ thuộc vào tốc độ vòng quay của các phiến đĩa, thường gọi là RPM (viết tắt của Revolution Per Minute) và có 2 mức phổ biến là 5400 rpm hoặc 7200 rpm. Nếu bạn muốn ổ cứng cơ có tốc độ tốt nhất thì nên chọn loại 7200 rpm nhưng đáng tiếc không nhiều hãng sản xuất laptop hiện nay cung cấp loại ổ này. Tốc độ đọc/ghi tuần tự của một chiếc ổ 1 TB 5400 rpm thường chỉ vào khoảng trên dưới 100 MB/s và tốc độ truy xuất ngẫu nhiên thường rất thấp do đó khi khởi động Windows hay khởi chạy các ứng dụng thì chúng ta thường phải đợi khá lâu để quá trình khởi chạy hoàn tất. Đó là chưa kể ổ cứng cơ qua thời gian sử dụng sẽ bị phân mảnh dữ liệu do cơ chế quay của phiến đĩa và chuyển động của đầu từ và để đảm bảo hiệu năng tốt nhất thì chúng ta phải chống phân mảnh để tái sắp xếp dữ liệu. Do có thành phần cơ học thành ra ổ cứng cơ cần phải được bảo quản tốt hơn trước các chấn động như rơi rớt.

WD Blue SSD.png Trong khi đó WD Blue dòng SSD 2,5″ có tốc độ đọc/ghi tuần tự đã gấp 5 lần ổ cơ, tốc độ truy xuất ngẫu nhiên cũng 300 MB/s trở lên.

Trong khi đó ổ SSD dùng công nghệ bộ nhớ NAND Flash, không có thành phần cơ học như ổ cứng cơ HDD và có nhiều ưu điểm như tốc độ truy xuất cao, không phát ra âm thanh khi vận hành, nhiệt độ mát mẻ hơn và điện năng tiêu thụ thấp hơn. Tốc độ đọc/ghi tuần tự của ổ SSD chuẩn SATA thông thường đã đến 400 – 500 MB/s, truy xuất ngẫu nhiên cũng lên đến 300 MB/s. Đó là chưa kể các loại ổ dùng giao tiếp PCIe có tốc độ “bàn thờ” đến vài ngàn MB/s. Nhờ đó thời gian khởi động máy được rút ngắn xuống còn vài giây, tốc độ khởi chạy và thực thi tác vụ được cải thiện. Độ bền của ổ SSD cũng tùy theo công nghệ NAND sử dụng mà có thể cao hay thấp nhưng theo kinh nghiệm sử dụng của mình sau nhiều năm thì vẫn chưa có cái ổ SSD nào hỏng.

Vậy với nhiều lợi thế như vậy, tại sao các nhà sản xuất laptop vẫn trang bị ổ cứng cơ và thường là ổ 5400 rpm?

Từ khóa » Tốc độ ổ Cứng Ssd Và Hdd