So Sánh Vắc Xin COVID-19 Pfizer Và Astrazeneca Dựa Trên Các Tiêu ...

1. Thông tin chung về vắc xin Pfizer

Pfizer là loại vắc xin COVID-19 sản xuất theo công nghệ mRNA, được nghiên cứu và phát triển bởi Công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức cùng với Tập đoàn dược phẩm Pfizer tại Mỹ. Cơ chế hoạt động của vắc xin này là sử dụng mã di truyền mRNA để kích thích các tế bào trong cơ thể tạo ra protein virus. Khi hệ miễn dịch tiếp xúc với protein sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại mầm bệnh. Chính vì vậy, khi virus SARS-CoV-2 tấn công cơ thể chúng ta, tế bào miễn dịch sẽ nhận biết được và chống lại một cách hiệu quả.

Vắc xin COVID-19 Pfizer đã được Bộ Y Tế Việt Nam cấp phép sử dụng có điều kiện

Vắc xin COVID-19 Pfizer đã được Bộ Y Tế Việt Nam cấp phép sử dụng có điều kiện

Vắc xin Pfizer đã được WHO phê duyệt sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 31/12/2020. Để đáp ứng được nhu cầu phòng chống dịch bệnh COVID-19 hiện nay, ngày 12/06/2021, Bộ Y Tế Việt Nam đã cấp phép sử dụng có điều kiện đối với loại vắc xin này. Kết quả lâm sàng đối với những người sau khi đã tiêm đầy đủ 2 mũi Pfizer khá cao, đạt tới 95%.

2. Thông tin chung về vắc xin Astrazeneca

Vắc xin Astrazeneca được nghiên cứu bởi đại học Oxford, Anh. Cơ chế miễn dịch của vắc xin này là sử dụng vector virus. Đây là một loại virus đã mất khả năng sao chép và không có khả năng gây bệnh được lấy từ loài tinh tinh. Đặc biệt, vector virus còn mang gen mã hoá đối với một loại protein gai chỉ có ở bề mặt của virus SARS-CoV-2. Khi tiêm vào người sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể.

Vắc xin Astrazeneca được sản xuất theo cơ chế miễn dịch sử dụng vector virus

Vắc xin Astrazeneca được sản xuất theo cơ chế miễn dịch sử dụng vector virus

WHO đã chấp thuận việc sử dụng vắc xin Astrazeneca trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/02/2021. Tại Việt Nam, vắc xin này được Bộ Y Tế phê duyệt có điều kiện sớm hơn so với vắc xin Pfizer, vào ngày 01/02/2021. Tuy nhiên, kết quả lâm sàng sau khi tiêm đầy đủ 2 liều vắc xin COVID-19 của Anh lại thấp hơn, đạt tầm 82%.

Ngoài ra, vắc xin Astrazeneca đang vấp phải nhiều tranh cãi về vấn đề liên quan đến chứng đông máu và giảm tiểu cầu ở nhiều người sau khi tiêm. Thế nhưng, tỷ lệ gặp phải tác dụng phụ này khá ít.

3. So sánh vắc xin COVID-19 Pfizer và Astrazeneca

Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam đang chuyển biến vô cùng phức tạp với khả năng lây lan cũng như số người tử vong ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng có điều kiện với một số loại vắc xin, trong đó có Pfizer và Astrazeneca.

So sánh vắc xin COVID-19 Pfizer và Astrazeneca để hiểu hơn về hai loại này

So sánh vắc xin COVID-19 Pfizer và Astrazeneca để hiểu hơn về hai loại này

Dưới đây là bảng so sánh vắc xin COVID-19 Pfizer và Astrazeneca sẽ giúp chúng ta có thể đánh giá cụ thể về hai loại này:

Tiêu chí

Vắc xin Pfizer

Vắc xin Astrazeneca

Nơi sản xuất

Đức và Mỹ

Anh

Công nghệ sản xuất

mRNA

Vector virus

Điều kiện bảo quản

Nhiệt độ từ 2,2 cho đến 7,7 độ C, thời gian bảo quản là 1 tháng

Nhiệt độ tủ lạnh bình thường và có thể bảo quản trong vòng 6 tháng.

Độ tuổi tiêm chủng

Trên 12 tuổi

Trên 18 tuổi

Số liều tiêm

2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 3 cho đến 6 tuần.

2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 8 cho đến 12 tuần.

Hiệu quả phòng nhiễm bệnh chung

  • Sau mũi 1: đạt 52%.

  • Đối với biến thể Alpha: giảm 47,5% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

  • Đối với biến thể Alpha và 35,6% đối với biến thể Delta.

  • Sau mũi 2: đạt 95%.

  • Sau mũi 1: đạt 76%.

  • Sau mũi 2: đạt 82%.

Đối với người cao tuổi

Sau khi đã tiêm 2 mũi, nguy cơ mắc phải COVID-19 có triệu chứng sẽ giảm tới 94,7%.

  • Đối với những người trên 80 tuổi khi đã hoàn thành 2 mũi tiêm sẽ giảm 73% nguy cơ nhập viện vì mắc COVID-19.

  • Đối với những người trên 80 tuổi mắc bệnh mãn tính sẽ giảm 80% nguy cơ nhập viện vì mắc COVID-19.

Đối với phụ nữ mang thai

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng, phụ nữ mang thai không có dấu hiệu gì bất thường sau tiêm.

Chưa thử nghiệm vắc xin ở phụ nữ mang thai.

Hiệu quả đối với biến chủng Alpha

  • Mũi 1: giảm 47,5% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

  • Mũi 2: giảm 93,7% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

  • Mũi 1: giảm 48,7% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

  • Mũi 2: giảm 74,5% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

Hiệu quả đối với biến chủng Beta, Gamma và Delta

  • Mũi 1: giảm 35,6% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

  • Mũi 2: giảm 88% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

  • Mũi 1: giảm 30% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

  • Mũi 2: giảm 67% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng.

Tác dụng phụ có thể xảy ra

Đau ở vị trí tiêm, sốt, nhức mỏi cơ, mệt mỏi và đau đầu,…

Tác dụng phụ hiếm gặp

Giảm tiểu cầu, sốc phản vệ, tán huyết hoặc viêm màng ngoài tim,…

4. Vắc xin Pfizer và Astrazeneca có thể tiêm kết hợp với nhau không?

Hiện nay, virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện nhiều biến thể nguy hiểm với tốc độ lây lan khá nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới đang phải xem xét về việc kết hợp tiêm chủng các loại vắc xin COVID-19 khác nhau trong một liệu trình. Điều này sẽ giúp cho hiệu quả phòng bệnh cao nhất và có khả năng chống lại biến thể của virus.

Tiêm kết hợp vắc xin Astrazeneca và Pfizer có thể làm tăng hiệu quả phòng bệnh

Tiêm kết hợp vắc xin Astrazeneca và Pfizer có thể làm tăng hiệu quả phòng bệnh

Theo nghiên cứu vào tháng 6 vừa qua của đại học Oxford cho rằng việc tiêm kết hợp giữa vắc xin Pfizer và Astrazeneca đã tạo ra lượng kháng thể chống lại virus gây bệnh cao hơn so với tiêm 2 mũi cùng loại. Tuy nhiên, thời gian tiêm giữa 2 liều cần phải cách xa nhau để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra. Thời gian khuyến nghị là từ 8 cho đến 12 tuần.

Ngoài ra, việc trộn lẫn 2 loại vắc xin còn có thể giải quyết được vấn đề tranh cãi liên quan đến chứng đông máu và và giảm tiểm cầu sau khi tiêm Astrazeneca. Thế những, nhiều khuyến cáo vẫn cho rằng nên tiêm 2 mũi cùng liều để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra. Bởi vì, việc thay đổi này vẫn chưa có đủ dữ liệu lâm sàng.

Hy vọng việc so sánh vắc xin COVID-19 Pfizer và Astrazeneca trong bài viết trên của MEDLATEC đã có thể giúp bạn hiểu thêm về hai loại này. Tuy có có những điều khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng của hai loại này vẫn là kích thích hệ miễn dịch để có thể chống lại sự tấn công của virus COVID-19 và biến thể của nó. Chúc các bạn và gia đình có sức khoẻ thật tốt để vượt qua mùa dịch này!

Từ khóa » Các Loại Vaccine Của Anh