So Sánh Vốn điều Lệ Và Vốn đầu Tư - Luật Hồng Bàng
Có thể bạn quan tâm
Một trong những yếu tố quan trọng để hoạt động doanh nghiệp chính là vốn. Có thể bạn đã từng nghe đến vốn điều lệ và vốn đầu tư trong doanh nghiệp, vậy cụ thể hai loại vốn này là gì, giữa chúng có gì giống nhau và được phân biệt như thế nào?
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020.
- Luật đầu tư 2020.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp.
Vốn điều lệ là gì?
Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”
Theo đó, vốn điều lệ là số vốn ban đầu do những người tham gia doanh nghiệp đóng góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp.
Khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp, bạn cần đăng ký số vốn điều lệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể ở đây là Phòng đăng ký kinh doanh của tỉnh nơi doanh nghiệp thành lập.
Sau khi đăng ký vốn điều lệ cũng cần được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Pháp luật không quy định mức tối thiểu hay mức tối đa của vốn điều lệ, số vốn điều lệ cũng có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có quy định vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định.
Tài sản để góp vốn điều lệ có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty.
Trường hợp tài sản góp vốn là tài sản có đăng ký thì sẽ được sang tên để trở thành tài sản của doanh nghiệp.
Ví dụ: Ba người A, B và C dự định thành lập một Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ H.
Thành viên A đăng ký góp vốn là 500 triệu đồng và cam kết góp đủ số tiền này trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hai thành viên B và C đăng ký góp vốn mỗi người 250 triệu đồng và cam kết góp đủ vốn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tổng số vốn đăng ký góp của ba thành viên là: A = 500 triệu đồng, B = 250 triệu đồng, C = 250 triệu đồng, tổng cộng là 01 tỷ Việt Nam đồng.
Như vậy: Số tiền 01 tỷ đồng này chính là vốn điều lệ của công ty TNHH Thương mại Dịch Vụ H.
Vốn đầu tư là gì?
Khái niệm vốn đầu tư được đề cập tại khoản 23 Điều 3 Luật đầu tư 2020, theo đó: “Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.”
Như vậy, vốn đầu tư chính là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Trong vốn đầu tư có cả phần vốn góp và vốn huy động hoặc vốn vay.
Cụ thể hơn, vốn đầu tư trong doanh nghiệp là số tiền vốn được doanh nghiệp huy động tập chung để sử dụng trong quá trình sản xuất, tái sản xuất và duy trì mục đích phát triển của doanh nghiệp.
Vốn đầu tư dự án được xác định chính là tổng nguồn góp vốn, gồm các khoản như: Vốn điều lệ của công ty, vốn vay, nguồn vốn được huy động từ các cá nhân, tổ chức của công ty được chuẩn bị trước khi triển khai thực hiện dự án. Nó có thể được kêu gọi từ tiền vốn được tích lũy của xã hội, của các tổ chức sản xuất kinh doanh trong nước hoặc do nguồn tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài.
Vốn đầu tư là nguồn tài chính để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể thực hiện thực hiện đồng thời một hoặc nhiều dự án kinh doanh khác nhau, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự thực hiện kinh doanh bằng nguồn vốn sẵn có của mình.
Do vậy, việc huy động vốn đầu tư là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt với các dự án càng lớn, số vốn đầu tư càng cần để duy trì nguồn tài chính ổn định của doanh nghiệp đó trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Ví dụ: Công ty Cổ phần xây dựng A thực hiện thi công một dự án là công trình nhà ở chung cư, trị giá của dự án là 4000 tỷ đồng nhưng vốn hiện có của công ty A hiện tại chỉ có 2000 tỷ đồng. Công ty A có thực hiện kêu gọi đầu tư và nhận được Công ty B ký hợp đồng đóng góp 500 tỷ đồng, Công ty C đóng góp 1000 tỷ đồng, vay vốn ngân hàng 500 tỷ đồng.
Vậy số tiền: Công ty B = 500 tỷ đồng, Công ty C = 1000 tỷ đồng, vay ngân hàng = 500 tỷ đồng chính là vốn đầu tư vào dự án của Công ty Cổ phần xây dựng A để thực hiện dự án xây nhà ở chung cư.
Xem thêm: Thủ tục giải thể hợp tác xã
So sánh vốn điều lệ và vốn đầu tư
Điểm giống nhau
Điểm giống nhau giữa vốn điều lệ và vốn đầu tư là:
- Thứ nhất, cùng là tài sản hoặc tiền mặt mà nhà đầu tư dùng vào để đóng góp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ hai, không có giới hạn số vốn góp tối đa.
Điểm khác nhau
* Về thời hạn góp vốn
- Vốn điều lệ: Thời hạn doanh nghiệp phải đóng góp đầy đủ số vốn điều lệ là chậm nhất 90 ngày kể từ ngày nhận được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư: Luật không quy định thời hạn bắt buộc phải góp đủ số vốn đầu tư mà sẽ phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên theo từng dự án cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện.
* Về giới hạn tối thiểu góp vốn
- Vốn điều lệ: Trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định thì vốn điều lệ tối thiểu phải bằng vốn pháp định.
- Vốn đầu tư: Không có quy định về số vốn tối thiểu mà phụ thuộc và nhu cầu của dự án và năng lực đầu tư của doanh nghiệp.
* Về nguồn vốn góp
- Vốn điều lệ: Có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản của các thành viên góp vốn khi thành lập doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư: Được kêu gọi từ tích lũy của xã hội, vốn vay, vốn góp của các tổ chức sản xuất kinh doanh trong nước hoặc do nguồn tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài.
* Thời điểm góp vốn
- Vốn điều lệ: Tại thời điểm thành lập doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư: Được kêu gọi trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
* Căn cứ ghi nhận
- Vốn điều lệ: Trong điều lệ của doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư: Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng vay, hợp đồng tài trợ, v.v,… mà các bên ký kết với nhau.
Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật Hồng Bàng liên quan đến nội dung So sánh vốn điều lệ và vốn đầu tư. Quý Khách hàng nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như tiếp cận dịch vụ của Luật Hồng Bàng, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Luật sư Nguyễn Đức Trọng qua hotline: 0912.35.65.75 hoặc gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6575 hoặc gửi thư yêu cầu dịch vụ qua email: lienheluathongbang@gmail.com
Chúc Quý Khách hàng cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!
Trân trọng!
Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Vốn đầu Tư Và Vốn điều Lệ
-
Phân Biệt Vốn Điều Lệ, Vốn Pháp Định, Vốn Đầu Tư, Vốn Góp Dự Án
-
Vốn điều Lệ, Vốn đầu Tư Và Vốn Pháp định. Khái Niệm Và Phân Biệt?
-
Phân Biệt Vốn Điều Lệ Và Vốn Đầu Tư Cho Dự án - Thiên Luật Phát
-
Phân Biệt Vốn đầu Tư Và Vốn điều Lệ - Pháp Lý Khởi Nghiệp
-
Khác Biệt Giữa Vốn đầu Tư Dự án Và Vốn Góp Thực Hiện Dự án
-
Phân Biệt Vốn điều Lệ Và Vốn đầu Tư Dự án | Luật Hùng Thắng
-
Phân Biệt Vốn điều Lệ Của Tổ Chức Thực Hiện Dự án, Vốn đầu Tư Của ...
-
Vốn điều Lệ Và Vốn Chủ Sở Hữu Khác Nhau Như Thế Nào? - LuatVietnam
-
Phân Biệt Vốn đầu Tư Và Vốn điều Lệ - TheBank
-
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Vốn điều Lệ Và Vốn Pháp định
-
Phân Biệt Vốn Góp đầu Tư Và Vốn điều Lệ - Gonnapass
-
Phân Biệt Vốn đầu Tư Với Vốn điều Lệ? - Luật Hoàng Anh
-
Phân Biệt Vốn Chủ Sở Hữu Và Vốn điều Lệ - Luật Hoàng Phi
-
Về Sự Khác Nhau Giữa Vốn điều Lệ Và Vốn Chủ Sở Hữu