Sổ Tay Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Bà Bầu Tháng Thứ 5 Siêu đơn Giản
Có thể bạn quan tâm
Những thay đổi ở bà bầu tháng thứ 5 cần phải biết
Điểm đặc biệt ở thai kỳ tháng thứ 5 đó chính là các triệu chứng ốm nghén đã không còn xuất hiện. Thay vào đó là một cơ thể bà bầu khỏe mạnh hơn, ăn uống tốt hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thai nhi cũng phát triển tốt hơn, các cơ quan, bộ phận trên cơ thể bé đã đầy đủ.
Vậy cả bé và mẹ bầu tháng thứ 5 có những thay đổi cụ thể như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Những thay đổi sinh lý cơ thể bà bầu tháng thứ 5
Khi chăm sóc bà bầu tháng thứ 5, chúng ta rất dễ dàng nhận ra những sự thay đổi đặc trưng như sau:
-
Bụng to hơn: Đây là kết quả của sự phát triển về thể chất và cân nặng của thai nhi. Thai nhi càng phát triển sẽ tạo áp lực lên cột sống của mẹ bầu. Vì thế, bạn cần phải chú ý đến tư thế đứng, ngồi để không bị chèn ép cột sống, căng cơ lưng.
-
Đau thần kinh tọa: Hiện tượng này là do thai nhi chèn ép vào dây thần kinh, khiến mẹ bầu phải gánh chịu những cơn đau. Để giảm bớt đau đớn và thoải mái hơn, mẹ bầu cần có những giấc ngủ ngon.
-
Màu da thay đổi: Do hormone thay đổi khiến làn da mẹ bầu bị nám, thâm, sạm, xuất hiện các vết kẻ nâu ở bụng, vết rạn ở đùi, bụng, ngực,...
-
Ngực to, thâm đen: Càng gần đến ngày sinh, kích thước và màu sắc của bầu ngực càng thay đổi, một số trường hợp còn tiết ra sữa non. Mẹ bầu nên lựa chọn áo ngực thoải mái nhất.
-
Ngứa da bụng: Ở thai kỳ tháng thứ 5, bụng bầu không chỉ to hơn mà còn xuất hiện vết rạn, ngứa gây cảm giác khó chịu cho thai phụ.
-
Suy tĩnh mạch: Để làm giảm bớt triệu chứng này, mẹ bầu nên gác chân lên cao, nằm nghiêng về bên trái nhiều hơn hoặc mát xa, đi bộ để giảm cảm giác đau và khó chịu do suy tĩnh mạch gây ra.
Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 5
Tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn có thể nói là điều hạnh phúc của mọi ông bố bà mẹ. Khi thai nhi được 5 tháng tuổi, bé sẽ có sự thay đổi rõ rệt về hình thái, kích thước, trọng lượng và các cử chỉ, hành động,...
Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 5 được thể hiện rõ nét qua một số đặc điểm như sau:
-
Về cân nặng và kích thước:
-
Thai nhi tuần thứ 18 dài 14,2 cm, nặng khoảng 190 gram.
-
Thai nhi tuần thứ 19 dài khoảng 15,3cm, nặng khoảng 240 gram.
-
Thai nhi tuần thứ 20 dài khoảng 16,4cm, nặng khoảng 300gram.
-
Về cử chỉ, hành động: Thai nhi 5 tháng có các cử chỉ như duỗi, ngáp, đạp, cười, và có thể nghe thấy âm thanh từ bên ngoài. Hiện tượng thai máy, thai đạp mẹ bầu thường cảm nhận rất rõ nét vào ban đêm.
-
Các cơ quan, bộ phận tiếp tục được hoàn thiện:
-
Những chiếc răng sữa đầu tiên bắt đầu được hình thành trong nướu.
-
Cơ quan sinh dục của thai nhi đang phát triển: Bé trai có tinh hoàn còn bé gái có buồng trứng với khoảng 3 triệu quả trứng.
-
Cơ thể bé được bao phủ bởi một lớp chất trắng, được gọi là bã nhờn để bảo vệ da bé khỏi những tác động từ nước ối.
-
Hệ thống thần kinh, não bộ, nội tiết bắt đầu đi vào hoạt động.
-
Cuối tháng 5, chức năng thận được hoàn thiện. Lúc này, thai nhi cũng sản xuất ra nước tiểu để góp phần vào nước ối.
Cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 5
Chúng ta có nhiều cách để chăm sóc bà bầu 5 tháng được tốt nhất. Trong đó chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học là điều không thể thiếu để giúp cho bà bầu có sức khỏe tốt nhất, nuôi dưỡng thai nhi phát triển.
Chăm sóc bà bầu tháng thứ 5 qua chế độ dinh dưỡng
Ở thai kỳ tháng thứ 5, bà bầu luôn có cảm giác thèm ăn để đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của cơ thể và cung cấp cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bà bầu có thể ăn bất cứ thứ gì miễn sao giải quyết được nhu cầu “chống đói”. Điều quan trọng là chúng ta cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp cho mẹ khỏe và bé hấp thu dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của mình.
Những thực phẩm bà bầu tháng thứ 5 nên ăn để con thông minh
Có không ít bà mẹ thắc mắc “mang thai nên ăn gì để vào con chứ không vào mẹ?” vì lo sợ mẹ ăn nhiều sẽ béo mà con không phát triển mạnh. Để giải đáp câu hỏi này, Monkey sẽ liệt kê những loại thực phẩm mà bà bầu tháng thứ 5 nên ăn ngay dưới đây:
-
Thực phẩm giàu protein: Thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, các loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc giúp cho thai nhi khỏe mạnh.
-
Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, cà rốt, cà chua, trái cây có tác dụng phòng ngừa và điều trị chứng táo bón cho bà bầu khi mang thai.
-
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt, thịt đỏ, rong biển, tôm,...chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu, chống lại các mầm bệnh gây hại.
-
Thực phẩm nhiều sắt: Thịt đỏ, các loại đậu, rau xanh, gan, nội tạng động vật, đậu phụ, bí ngô,...là những thực phẩm giàu sắt. Mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm này để đáp ứng đủ 20-30mg sắt/ngày cho cơ thể, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu và các biến chứng sản khoa.
-
Thực phẩm giàu acid béo Omega 3: Đây là loại acid béo rất có lợi cho sự phát triển trí não và thị giác của thai nhi. Chúng được tìm thấy nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, hạt óc chó và hạt hướng dương...
-
Thực phẩm giàu Choline: Tốt cho não bộ của thai nhi và trẻ sơ sinh.
-
Thực phẩm giàu acid folic: Chất này có tác dụng làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và các dị tật khác ở môi, tim, ống tiểu và các chi của thai nhi. Mẹ bầu nên ăn nhiều loại thực phẩm như rau xanh đậm, súp lơ, rau chân vịt, măng tây…để bổ sung acid folic cho cơ thể khi mang thai.
-
Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm có nhiều trong thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, trứng, sữa, rau củ quả,...Chất này đóng vai trò kích thích các tế bào não bộ hình thành và phát triển.
-
Uống nhiều nước: Mẹ bầu nên uống tối thiểu 2-2,5 lít nước mỗi ngày để phòng ngừa chứng táo bón, mụn, nhọt, nhiệt,...
-
Uống nhiều sữa: Trong sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, chất béo tốt, các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là hàm lượng canxi lớn tốt cho sự phát triển xương của thai nhi và phòng chống loãng xương ở bà bầu.
Những thực phẩm bà bầu tháng thứ 5 không nên ăn để con khỏe mạnh
Chăm sóc bà bầu tháng thứ 5 thông qua chế độ dinh dưỡng không chỉ cần quan tâm đến các món ăn có lợi cho sức khỏe mà còn phải lưu ý tránh những thực phẩm không tốt. Dưới đây là một số loại đồ ăn mà bà bầu 5 tháng cần tránh:
-
Các loại trái cây gây co thắt tử cung: Đu đủ xanh, dứa, lựu,...
-
Nước ngọt: Các loại nước giải khát chứa rất nhiều đường hóa học, bà bầu uống vào sẽ rất khó kiểm soát cân nặng, dẫn đến thừa cân, béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ. Từ đó tăng cao nguy cơ xảy ra các biến chứng thai sản nguy hiểm.
-
Đồ ăn bán sẵn: Lựa chọn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là đồ ăn bán lề phố sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu chế biến không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ,...sẽ đe dọa đến sức khỏe bà bầu.
-
Đồ uống có cồn, caffeine, trà: Các loại đồ uống này tiêu thụ vào người có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, thậm chí sảy thai, sinh non,...
-
Bánh kẹo ngọt, đồ chiên rán ăn vặt: Các loại đồ ăn này chứa nhiều đường hóa học và chất béo không lành mạnh. Bà bầu ăn những đồ ăn này sẽ khó kiểm soát cân nặng của mình.
-
Đồ ăn sống, tái: Thức ăn chưa chế biến chín kỹ có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Bà bầu ăn vào sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, sán,...tác động tiêu cực đến sức khỏe thai kỳ.
-
Đồ ăn mặn: Các món ăn chế biến quá mặn có thể khiến bà bầu 5 tháng bị suy giảm chức năng thận, đường tiêu hóa, huyết áp tăng cao và cản trở sự phát triển của em bé.
Những việc cần làm khi mang thai tháng thứ 5
Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý thì để việc chăm sóc bà bầu tháng thứ 5 được tốt nhất, chúng ta còn phải lưu ý đến những việc làm quan trọng không thể bỏ qua dưới đây:
Khám thai định kỳ
Bà bầu tháng thứ 5 cần chú ý về lịch khám thai định kỳ của mình do bác sĩ hẹn. Thời điểm khám thai nằm trong tuần 17-20 của thai kỳ. Trong lần khám thai tháng thứ 5, bác sĩ sẽ kiểm tra bụng, cân nặng, huyết áp, vú, da, tình trạng phù nề tay, chân, tĩnh mạch và đặc biệt là kích thước, chiều cao tử cung cùng tình trạng phát triển của thai nhi.
Thực hiện các xét nghiệm quan trọng
Khi mang thai tháng thứ 5, bà bầu cần tiến hành một số xét nghiệm như:
-
Xét nghiệm máu và hemoglobin
-
Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra mức độ nhiễm trùng tiểu, độ dung nạp glucose và tầm soát biến chứng tiền sản giật.
-
Xét nghiệm sàng lọc AFP (alpha fetoprotein), hCG, estriol đa năng để tầm soát các bệnh lý ở bào thai.
-
Xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi: Ở tháng thứ 5, bà bầu cần thực hiện xét nghiệm Triple Test để phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể hoặc các phương pháp như chọc ối, sinh thiết nhau gai,...theo chỉ định của bác sĩ nếu có nghi ngờ thai nhi mắc dị tật.
-
Tiêm vaccine phòng bệnh: Bà bầu 5 tháng cần tiêm vaccine phòng uốn ván và vaccine phòng bệnh cúm nếu đang trong mùa cúm.
Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp
Tư thế ngủ phù hợp giúp mang lại giấc ngủ ngon hơn cho bà bầu. Từ đó, sức khỏe thai phụ sẽ tốt hơn, tràn đầy năng lượng làm việc và thai nhi cũng phát triển tốt hơn.
Các chuyên gia khuyên rằng, phụ nữ mang thai 5 tháng có thể ngủ nghiêng sang bên trái để giảm áp lực cản trợ lưu thông máu nuôi thai nhi. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng gối, chăn mềm để kê dưới bụng hoặc chân để giảm bớt áp lực.
Mặc quần áo thoải mái
Mẹ bầu nên lựa chọn trang phục chất liệu thoáng mát, may rộng rãi để không bị gò bó, dẫn đến khó thở và ảnh hưởng quá trình lưu thông máu.
Rèn luyện sức khỏe thường xuyên
Bà bầu tháng thứ 5 nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, Kegels,...để tập luyện hàng ngày và cần chú ý với cường độ vừa phải. Việc tập quá sức có thể khiến mẹ bầu bị mất nước, suy nhược, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Với các trường hợp thai phụ yếu, có tiền sử sảy thai, sinh non,...nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn các bài tập.
Duy trì các tư thế thả lỏng, nghỉ ngơi
Bà bầu dù đứng, ngồi hay đi đứng đều cần phải duy trì tư thế sao cho thoải mái nhất. Thi thoảng mẹ cũng cần đứng lên, đi lại vận động, tránh ngồi hoặc đứng làm việc quá lâu tại một chỗ. Khi thay đổi tư thế, bạn cũng cần lưu ý tránh sự đột ngột diễn ra vì điều này có thể gây hậu quả như chóng mặt, xây xẩm mặt mày dẫn đến ngã quỵ, nguy hiểm cho thai nhi.
Trò chuyện với thai nhi
Ở tháng thứ 5, thai nhi đã bắt đầu có thể nghe được những âm thanh từ bên ngoài. Vì vậy, mẹ có thể trò chuyện, tâm sự với bé để tăng sự gắn kết tình cảm mẹ con. Đồng thời đây cũng là cách dạy cho bé phản xạ như chuyển động, đạp, rèn luyện trí não ngay từ khi còn trong “trứng”.
Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10-15 kg. Riêng giai đoạn mang thai tháng thứ 5 chỉ nên tăng khoảng 0,5 kg/tuần. Việc tăng trọng lượng vượt ngoài tầm kiểm soát sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, yếu ớt hơn, nguy hiểm nhất là gia tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ và các biến chứng thai sản xảy ra.
Xem thêm:
- Cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 4: Những điều cần lưu ý!
- Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối - Giai đoạn quan trọng không nên bỏ qua
Những điều cần tránh khi mang thai tháng thứ 5
Cùng với các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe thì khi chăm sóc bà bầu tháng thứ 5 còn phải lưu ý tránh những điều sau đây:
-
Tránh sử dụng chất kích thích (thuốc lá, đồ uống có cồn, cafein): Khi mẹ bầu sử dụng các chất độc hại này thai nhi cũng sẽ phải tiếp nhận và hứng chịu những hậu quả do nó gây ra. Những hậu quả đó có thể là làm chậm sự phát triển của bé cả về thể chất và trí não, thậm chí là bị sảy thai, sinh non, thai chết lưu,...
-
Mang vác vật nặng: Mang vác nặng, đặc biệt là để vật nặng đè lên bụng là điều mà bà bầu tháng thứ 5 cần tránh. Hành động này có thể khiến mẹ bầu bị kiệt sức, đau bụng dẫn đến sảy thai. Tốt nhất hãy nhờ đến sự trợ giúp của những người xung quanh.
-
Tự ý sử dụng thuốc: Mọi loại thuốc sử dụng khi mang thai đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Vì vậy, mẹ bầu cần có sự chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc điều trị bệnh lý.
-
Tâm lý sợ hãi khi nuôi con: Tâm lý này xuất hiện ở không ít bà mẹ đang mang thai, đặc biệt là những người sinh con lần đầu. Việc thường xuyên lo lắng, sợ hãi vấn đề nào đó là một trong những nguyên nhân chính gây sảy thai và làm chậm quá trình phát triển của thai nhi. Vì vậy, bà bầu nên giữ cho mình trạng thái tâm lý tốt nhất để bé được phát triển bình thường.
Những dấu hiệu bất thường bà bầu tháng thứ 5 cần đi kiểm tra
Khi mang thai tháng thứ 5, mẹ bầu có thể xuất hiện những dấu hiệu thay đổi hết sức bình thường đã được nêu ở trên. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần lưu ý đến những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Khi thấy những dấu hiệu dưới đây, thai phụ cần phải được đưa đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và xử lý kịp thời:
-
Bà bầu bị hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thị giác
-
Vùng thượng vị đau dữ dội
-
Âm đạo xuất hiện nhiều dịch nhầy hoặc ra máu
-
Mạch đập mạnh và nhanh hơn
-
Mẹ bầu dễ bị ngất xỉu và tần suất thường xuyên
-
Bụng gò cứng và đau nhói
-
Thường xuyên đi tiểu rắt, tiểu buốt
-
Mẹ bầu không cảm nhận được hiện tượng thai máy
-
Đau lưng, chuột rút diễn ra nhiều lần và ngày càng nặng
-
Mẹ bầu không tăng cân và không thấy bụng to thêm
Đi khám thai không chỉ tuân thủ theo lịch định kỳ mà bác sĩ chỉ định còn phải đi khám khi thấy có sự bất thường xảy ra. Mẹ bầu và người nhà chăm sóc bà bầu 5 tháng cần chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để phòng tránh xảy ra rủi ro.
Lời khuyên của chuyên gia dành cho bà bầu tháng thứ 5
Theo lời khuyên của các chuyên gia, bà bầu tháng thứ 5 muốn khỏe mạnh, bé phát triển tốt nên xây dựng một chế độ sinh hoạt điều độ. Cụ thể là việc ăn, ngủ và làm việc cần được thực hiện theo đúng lịch trình hàng ngày sẽ giúp mẹ có năng lượng tốt hơn.
Về việc lựa chọn thực đơn hàng ngày cho bà bầu tháng thứ 5 cần phải đảm bảo được các yếu tố dinh dưỡng được cân bằng. Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều món nào đó dù đó là món tốt cho sức khỏe để tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng hoặc xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Để yên tâm hơn với chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ bầu có thể lên sẵn thực đơn để tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng. Bà bầu không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ ra thành các bữa phụ sẽ giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Cuối cùng là giải quyết các vấn đề tâm lý mà nhiều bà bầu gặp phải. Để giảm bớt căng thẳng, lo lắng, stress, mẹ bầu nên chia sẻ, tâm sự với những người thân của mình. Lắng nghe các bản nhạc vui, đọc truyện cười, xem phim hài,...trong thời gian mang bầu tháng thứ 5 vừa là cách giải tỏa căng thẳng, vừa là cách trò chuyện với thai nhi hiệu quả.
Đặc biệt, để giảm bớt nỗi lo lắng chăm sóc và nuôi dạy con sau này, các mẹ bầu nên tìm kiếm một lớp học tiền sản để học hỏi kinh nghiệm. Tại trang web của Monkey cũng thường xuyên cập nhật những kiến thức về mang thai - sau sinh và nuôi dạy con được sự tham vấn bởi các chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam, bạn đọc có thể truy cập và tìm hiểu rất dễ dàng.
Nhìn chung, bài viết này đã cung cấp rất đầy đủ kiến thức về chăm sóc bà bầu tháng thứ 5 đến quý độc giả. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ là tiền đề giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.
Từ khóa » Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Tháng Thứ 5
-
Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Tháng Thứ 5 Cần Những Gì? - MarryBaby
-
Bà Bầu 5 Tháng Nên ăn Gì để Con Thông Minh? - Vinmec
-
Mẹ Bầu 5 Tháng Nên ăn Gì để Em Bé Phát Triển Khỏe Mạnh?
-
Mang Thai Tháng Thứ 5 Nên ăn Gì để Thai Nhi Phát Triển Khỏe Mạnh?
-
Mang Thai Tháng Thứ 5 Nên ăn Gì để Mẹ Khỏe, Bé Thông Minh Hơn ...
-
Bầu 5 Tháng Nên ăn Gì: Đầy đủ Từ A đến Z Về Những Thực Phẩm Cho Mẹ
-
Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Tháng Thứ 5 - POH Thai Giáo
-
Chế độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong 9 Tháng Mang Thai
-
Chế độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Tháng Thứ 5 Như Thế Nào? - FaGoMom
-
7 Lưu ý Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 Mẹ Bầu Cần Nhớ
-
Bà Bầu Tháng Thứ 5: Những Lời Khuyên Từ Chuyên Gia - Monkey
-
Mang Thai 20 Tuần Nên ăn Gì để Vào Con? - Eva
-
Thực đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu Dinh Dưỡng Từng Giai đoạn - Huggies
-
Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong 3 Tháng Giữa - Procare