Soạn Bài Ánh Trăng

  • Toán Lý thuyết môn Toán Lý thuyết toán lớp 10 Lý thuyết toán lớp 11 Lý thuyết toán lớp 12 Giải bài tập Sách/Vở BT Toán Giải bài tập SBT Toán 11 Giải bài tập SBT Toán 12 Giải bài tập SGK Toán Giải bài tập SGK Toán lớp 3 Giải bài tập SGK Toán lớp 4 Giải bài tập SGK Toán lớp 5 Giải bài tập SGK Toán 6 Giải bài tập SGK Toán 7 Giải bài tập SGK Toán 8 Giải bài tập SGK Toán 9 Giải bài tập SGK Toán 10 Giải bài tập SGK Toán 11 Giải bài tập SGK Toán 12 Giải bài tập SGK Toán 12 (Nâng cao)
  • Soạn Văn Soạn văn và Soạn bài Soạn Tiếng Việt Lớp 3 Soạn Tiếng Việt lớp 4 Soạn Tiếng Việt Lớp 5 Soạn văn lớp 6 (ngắn gọn) Soạn văn lớp 6 (chi tiết) Soạn văn lớp 7 (ngắn gọn) Soạn văn lớp 7 (chi tiết) Soạn văn lớp 8 (chi tiết) Soạn văn lớp 8 (ngắn gọn) Soạn văn lớp 9 (ngắn gọn) Soạn văn lớp 9 (chi tiết) Soạn văn lớp 10 (ngắn gọn) Soạn văn lớp 10 (chi tiết) Soạn văn lớp 11 (ngắn gọn) Soạn văn lớp 11 (chi tiết) Soạn văn lớp 12 (ngắn gọn) Soạn văn lớp 12 (chi tiết) Văn mẫu
  • Vật Lý Lý thuyết môn Vật Lý Lý thuyết vật lý lớp 10 Lý thuyết vật lý lớp 11 Lý thuyết Vật lý lớp 12 Giải bài tập SGK Vật Lý Giải bài tập SGK Vật lý 6 Giải bài tập SGK Vật lý 7 Giải bài tập SGK Vật lý 8 Giải bài tập SGK Vật lý 9 Giải bài tập SGK Vật lý 10 Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Giải bài tập SGK Vật lý 11 Giải bài tập SGK Vật lý 11 Nâng cao Giải bài tập SGK Vật lý 12 Giải bài tập SGK Vật lý 12 nâng cao Đề kiểm tra, Đề thi Vật Lý Đề kiểm tra môn Vật lý lớp 6 Đề kiểm tra môn Vật lý lớp 7
  • Hóa Học Giải bài tập SGK Hóa Học Giải bài tập SGK Hóa học 8 Giải bài tập SGK Hóa học 9 Giải bài tập SGK Hóa học 10 Giải bài tập SGK Hóa học 10 Nâng cao Giải bài tập SGK Hóa học 11 Giải bài tập SGK Hóa học 11 nâng cao Giải bài tập SGK Hóa học 12 Giải bài tập SGK Hóa học 12 nâng cao
  • Lịch Sử Giải bài tập SGK Lịch Sử Giải bài tập SGK Lịch sử 6 Giải bài tập SGK Lịch sử 7 Giải bài tập SGK Lịch sử 9 Giải bài tập SGK Lịch sử 10 Giải bài tập SGK Lịch sử 11 Giải bài tập SGK Lịch sử 12
  • Địa Lý Giải bài tập SGK Địa Lý Giải bài tập SGK Địa lý 7 Giải Bài tập SGK Địa lý 8 Giải bài tập SGK Địa lý 9 Giải bài tập SGK Địa lý 10 Giải bài tập SGK Địa lý 11 Giải bài tập SGK Địa lý 12
  • Sinh Học Giải bài tập SGK Sinh học Giải bài tập SGK Sinh học 6 Giải bài tập SGK Sinh học 7 Giải bài tập SGK Sinh học 8 Giải bài tập SGK Sinh học 9 Giải bài tập SGK Sinh học 10 Giải bài tập SGK Sinh học 11 Giải bài tập SGK Sinh học 12
  • GDCD Giải bài tập SGK Giáo dục công dân Giải bài tập SGK GDCD 6 Giải bài tập SGK GDCD 7 Giải bài tập SGK GDCD 8 Giải bài tập SGK GDCD 9 Giải bài tập SGK GDCD 10 Giải bài tập SGK GDCD 11 Giải bài tập SGK GDCD 12
  • Tiếng Anh Giải bài tập SGK tiếng Anh Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 6 - sách mới tập 1 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 7 - sách mới tập 1 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 7 - sách mới tập 2 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 8 - sách mới tập 1 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 8 - sách mới tập 2 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 9 - sách mới tập 1 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 9 - sách mới tập 2 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 10 - sách mới tập 1 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 10 - sách mới tập 2 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 11 - sách mới tập 1 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 11 - sách mới tập 2 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 12 - sách mới tập 1 Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 12 - sách mới tập 2
  • Chọn Lớp Giải bài tập Lớp 3 Giải bài tập Lớp 4 Giải bài tập Lớp 5 Giải bài tập Lớp 6 Giải bài tập Lớp 7 Giải bài tập Lớp 8 Giải bài tập Lớp 9 Giải bài tập Lớp 10 Giải bài tập Lớp 11 Giải bài tập Lớp 12
Học toán Online Học toán Online Soạn bài Ánh trăng 1. Em có nhận xét gì về bố cục bài thơ?Ánh trăng có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả từ đó bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm?2. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm?3. Nhận xét về kết cấu, về giọng điệu của bài thơ. Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với việc thể hiện chủ đề và tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm?4. Xác định thời điểm ra đời của bài thơ Ánh trăng, liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta? Lời giải: I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢNCâu 1 trang 157 - SGK Ngữ văn 9 tập 1: Em có nhận xét gì về bố cục bài thơ?Ánh trăng có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả từ đó bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm?Trả lời:Bài thơ có thể chia làm ba phần:- Phần 1 (ba khổ thơ đầu): Mối quan hệ giữa con người với vầng trăng từ hồi nhỏ, trải qua thời chiến tranh đến khi về sống ở thành phố.- Phần 2 (khổ 4): Tình huống bất ngờ gặp lại vầng trăng.- Phần 3 (hai khổ cuối): là sự đối diện với vầng trăng và suy ngẫm, giật mình về những ngày đã sống. Bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc chính là khi đã coi vầng trăng như người dưng qua đường, thì bỗng điện mất, gặp lại vầng trăng tròn. Gặp lại vầng trăng, trăng vẫn tròn vành vạnh, vẫn lặng im soi sáng, không kể gì đến sự vô tình của người đã coi mình là người dưng. Điều đó khiến con người giật mình nhìn lại. Đó chính là chỗ thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.  Câu 2 trang 157 - SGK Ngữ văn 9 tập 1: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm?Trả lời:- Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Vầng trăng trước hết là trăng của thiên nhiên, của đất trời. Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ. Trăng là tình cảm của quá khứ hồn nhiên, tươi đẹp. Trăng cũng là phần sáng trong, phần tốt đẹp trong con người luôn soi rọi, chiếu sáng những góc khuất, góc tối mới nảy sinh khi con người sống với nhà lầu, cửa gương, với những tiện nghi vật chất. Chính vì thế mà trăng không lời, trăng cứ im phăng phắc, cứ tròn vành vạnh. Trăng để cho con người vô tình tự soi lại mình, tự nhận ra những sai sót của mình để sống trong trẻo, thủy chung hơn. - Khổ thơ cuối thể hiện tập trung ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. Trong cuộc gặp gỡ không lời, trăng và người có sự đối lập: Trăng cứ tròn vành vạnh dẫu cho người vô tình. Vầng trăng tròn vành vạnh trở thành biểu tượng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, biểu tượng cho sự tròn đầy, thuỷ chung của quá khứ, dù cho con người có đổi thay. Trăng như một người bạn với cái nhìn vô cùng nghiêm khắc mà vẫn độ lượng bao dung đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ. Sự im lặng của vầng trăng khiến cho nhân vật trữ tình giật mình. Đó là cái “giật mình” thật đáng trân trọng. Nó thể hiện sự trăn trở, tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn và để không chìm vào quên lãng. Qua đó, Nguyễn Duy muốn gửi đến mọi người lời nhắc nhở về đạo lí ân nghĩa thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Câu 3 trang 157 - SGK Ngữ văn 9 tập 1: Nhận xét về kết cấu, về giọng điệu của bài thơ. Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với việc thể hiện chủ đề và tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm?Trả lời:- Về kết cấu, bài thơ như một câu chuyện nhỏ, phát triển theo thời gian. Quá khứ hồn nhiên, trần trụi với thiên nhiên, thân thiết với vầng trăng. Hiện tại về thành phố, sống với các tiện nghi buyn-đinh, cửa gương, điện sáng. Vầng trăng bị lu mờ, bị coi như người dưng qua đường. Nhờ mất điện mà gặp lại vầng trăng, giật mình về thái độ sống “vô tình” của mình. Chính sự giật mình là một yếu tố quan trọng. Nó là sự bừng thức để soi lại bản thân, xét lại cách sống vô tình, dửng dưng, quay lại với quá khứ tốt đẹp, tình nghĩa.- Bài thơ sử dụng giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ. Nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga, thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, biểu hiện suy tư.- Kết cấu và giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh ở người đọc. Câu 4 trang 157 - SGK Ngữ văn 9 tập 1: Xác định thời điểm ra đời của bài thơ Ánh trăng, liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta?Trả lời:Bài thơ ra đời khi đất nước hòa bình, thống nhất được ba năm. Những người kháng chiến gian khổ ở rừng núi đã trở về thành phố. Họ có một cuộc sống mới trong thời bình. Các phương tiện sống khác xa với thời chiến tranh. Không có bom đạn, được ở trong buyn-đinh, cửa gương, được dùng điện sáng. Lúc này một số người đã quên quá khứ, mải mê với cuộc sống mới. Điều quan trọng nhất là họ quên quá khứ, quên bạn bè, đồng chí, đồng bào từng gian khổ có nhau một thời. Tình cảm xưa kia đằm thắm thì bây giờ dửng dưng. Người trước kia gắn bó, tình nghĩa thì nay coi như xa lạ, qua đường. Từ một câu chuyện riêng, bài thơ như cất lên lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, với đất nước bình dị, hiền hậu. Nó có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố cho con người thái độ sống ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ. Đó cũng là đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc. II. LUYỆN TẬP:Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong “Ánh trăng” để diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn.Trả lời:Từ thuở ấu thơ, cuộc sống của tôi thật bình dị với bao điều giản đơn mà gần gũi: một dòng sông trải dài, một cánh đồng mênh mông và một vầng trăng tình nghĩa...Vầng trăng ấy đã làm bạn với tôi trong suốt những năm tháng tuổi thơ và đi vào cuộc đời người lính của tôi một cách tự nhiên mà sâu sắc. Mọi vui buồn tôi đều có trăng làm bạn. Tưởng chừng như không điều gì có thể chia cắt được mối ân tình thủy chung ấy... Và rồi chiến tranh qua đi, tôi rời khỏi chiến trường, rời khỏi những cánh rừng để trở về thành phố. Một cuộc sống mới đang đón chờ với biết bao điều mới mẻ, hiện đại và tiện nghi. Những ngôi nhà cao tầng với ánh điện, cửa gương dần thay chỗ cho không gian mênh mang, với ánh sáng mát trong của vầng trăng. Sự thay đổi ấy diễn ra một cách âm thầm và lặng lẽ đến tôi cũng chẳng thể nhận ra vầng trăng đã bước ra khỏi cuộc đời tôi tự bao giờ...Một tình huống bất ngờ đã làm thay đổi mọi suy nghĩ của tôi. Ngôi nhà với bao tiện nghi hiện đại bất chợt tối om vì mất điện. Tôi vội vã mở cửa sổ để tìm ánh sáng. Đột ngột làm sao khi tôi nhận thấy vầng trăng vẫn tròn đầy, vẫn vẹn nguyên chờ tôi bên ô cửa... Tôi giật mình nhận ra sự bội bạc của chính mình với quá khứ, với bao người đã từng một thời vào sinh ra tử... Giải các bài tập Bài 12 SGK Ngữ văn 9 Khúc hát ru những em bé đứng trên lưng mẹ Ánh trăng Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp) Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Bài trước Bài sau Soạn văn lớp 9 (chi tiết) Bài 12 SGK Ngữ văn 9 Khúc hát ru những em bé đứng trên lưng mẹ Ánh trăng Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp) Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
  • Soạn ngữ văn 9 tập 1
  • Bài 1 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 2 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 3 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 4 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 5 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 6 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 7 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 8 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 9 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 10 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 11 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 12 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 13 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 14 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 15 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 16 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 17 SGK Ngữ văn 9
  • Soạn ngữ văn 9 tập 2
  • Bài 18 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 19 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 20 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 21 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 22 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 23 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 24 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 25 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 26 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 27 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 28 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 29 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 30 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 31 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 32 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 33 SGK Ngữ văn 9
  • Bài 34 SGK Ngữ văn 9
+ Mở rộng xem đầy đủ

Từ khóa » Chủ đề Thơ ánh Trăng