Soạn Bài Bản Tin Ngữ Văn 11
Có thể bạn quan tâm
Bạn đang cần tìm tài liệu soạn bài Bản tin? Không cần tìm thêm nữa, Đọc Tài Liệu giới thiệu bài soạn Bản tin ngay sau đây giúp các bạn trả lời tốt các câu hỏi bài tập SGK và nắm chắc cách viết bản tin.
Thông qua bài soạn Bản tin, Đọc Tài Liệu hi vọng các em bước đầu có thể nắm được những yêu cầu cơ bản của bản tin, biết cách viết một bản tin đơn giản về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống đang được quan tâm.
Cùng tham khảo...
Hướng dẫn soạn bài Bản tin chi tiết
Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập soạn bài Bản tin trang 160, 161, 162 và 163 SGK Ngữ văn 11 tập 1.
I. Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin
1- Trang 160 SGK
Bản tin thông báo kết quả kì thi Ô- lim- pích toán quốc tế của đoàn HS Việt Nam. Kết quả dự thi.
2- Trang 160 SGK
Bản tin có tính thời sự vì việc mới diễn ra vào ngày 16.7 và ngay sau 3 ngày (19.7) đã được đưa tin.
3- Trang 161 SGK
Các thông tin nêu trong bài tập là không cần thiết vì chúng vi phạm nguyên tắc: tính ngắn gọn, súc tích của bản tin.
4- Trang 161 SGK
Các sự kiện trong bản tin: thời gian, địa điểm, kết quả của cuộc thi đều được nêu một cách cụ thể, chính xác, có độ tin cậy cao khiến người đọc tin vào sự thông báo.
5- Trang 161 SGK
Yêu cầu cơ bản của một bản tin:
- Có tính thời sự mới mẻ.
- Nội dung phải chân thực chính xác.
- Các thông tin phải có ý nghĩa xã hội nhất định.
II. Cách viết bản tin
1- Trang 161 SGK
Đọc lại ngữ liệu ở phần I và trả lời các câu hỏi:
a. Trước khi viết cần khai thác, lựa chọn sự kiện có tính ý nghĩa, cụ thể, chính xác để có được những bản tin có giá trị (có tính thời sự và có ý nghĩa xã hội).
c. Khi đã lựa chọn được sự kiện (thông tin) để đưa vào bản tin, thì sự kiện đó phải có đầy đủ các nội dung (yêu cầu) sau đây:
- Việc gì đã xảy ra (nội dung sự kiện).
- Việc xảy ra ở đâu (không gian, địa điểm).
- Việc xảy ra khi nào (thời gian cụ thể)
- Ai làm việc đó (con người).
- Việc xảy ra như thế nào (diễn biến, tính chất của sự kiện).
- Kết quả ra sao (Kết cục của diễn biến, sự kiện).
2- Trang 161 SGK
Đọc bản tin trong SGK trang 161 và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:
a)
+ Tiêu đề của hai bản tin có quan hệ với nội dung, tiêu đề đã thể hiện ý cơ bản của nội dung
+ Các tiêu đề gây sự chú ý của mọi người và dễ triển khai nội dung chính
+ Hình thức và kết cấu: tiêu đề ngắn gọn, có sức gợi, có liên quan trực tiếp đến nội dung bản tin
b) Cách mở đầu của bản tin hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý của người đọc (nghe).
c) - Những nội dung chi tiết được triển khai
+ Bản tin 1: tổng công ti hàng không bám sát thị trường bay để khai thác.
+ Bản tin 2: Urugoay dẫn trước 1-0 ở phút 25; Braxin san bằng tỷ số,…
- Cách triển khai của 2 bản tin:
+ Bản tin 1: đưa kết quả doanh thu trước từ đó rút ra kết luận
+ Bản tin 2: theo trình tự thời gian của trận đấu
Soạn bài Bản tin phần Luyện tập
Bài 1 trang 163 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Lựa chọn những sự kiện có thể viết bản tin.
A- Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của tỉnh (thành phố) vừa kết thúc thắng lợi.
B- Toàn trường đang sôi nổi khẩn trương chuẩn bị cho Hội khoẻ Phù Đổng.
C- Gia đình một bạn trong lớp vừa ăn mừng nhà mới.
D- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hổ Chí Minh nhà trường vừa làm được một việc có ý nghĩa: Đóng góp và lấy chữ kí ủng hộ vụ kiện các công ti hoá chất Mĩ của các nạn nhân chất độc da cam.
E- Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ tư.
Trả lời:
Các sự kiện có thể viết được bản tin là A, B, D, E.
- Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của tỉnh (thành phố) vừa kết thúc thắng lợi.
- Toàn trường đang sôi nổi khẩn trương chuẩn bị cho Hội khoẻ Phù Đổng.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hổ Chí Minh nhà trường vừa làm được một việc có ý nghĩa: Đóng góp và lấy chữ kí ủng hộ vụ kiện các công ti hoá chất Mĩ của các nạn nhân chất độc da cam.
- Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ tư
Bài 2 trang 163 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Trên báo thường có các kiểu bài: Quảng cáo, Phóng sự điều tra. So sánh hai kiểu bài này với bản tin.
Trả lời:
* Giống nhau: cả 3 kiểu bài cùng có chức năng cung cấp thông tin.
* Khác nhau:
- Bản tin: thông báo tin tức.
- Quảng cáo: vừa thông tin vừa chào mời khách hàng.
- Phóng sự điều tra: có độ dài lớn hơn bản tin, có sự miêu tả và phân tích chi tiết hình ảnh.
Bài 3 trang 163 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Thử chuyển một bản tin thường thành loại tin vắn.
Trả lời:
Bản tin Đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn có thể chuyển thành tin vắn như:
- “Đội tuyển Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn tại cuộc thi Ô-lim-pích toán quốc tế lần thứ 45 tại thủ đô A-ten, Hi-Lạp ngày 14 đến 16 tháng 7.”
- “Từ ngày 14 đến 16 tháng 7, tại cuộc thi Ô-lim-pích Toán quốc tế lần thứ 45 diễn ra tại thủ đô A-ten của Hi-Lạp, đội tuyển Việt Nam đã xếp thứ tư toàn đoàn”.
Hướng dẫn soạn bài Bản tin ngắn gọn nhất
Hướng dẫn trả lời câu hỏi luyện tập soạn bài Bản tin trang 163 SGK Ngữ văn 11 tập 1.
Câu 1 trang 163 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Lựa chọn những sự kiện có thể viết bản tin.
A- Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của tỉnh (thành phố) vừa kết thúc thắng lợi.
B- Toàn trường đang sôi nổi khẩn trương chuẩn bị cho Hội khoẻ Phù Đổng.
C- Gia đình một bạn trong lớp vừa ăn mừng nhà mới.
D- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hổ Chí Minh nhà trường vừa làm được một việc có ý nghĩa: Đóng góp và lấy chữ kí ủng hộ vụ kiện các công ti hoá chất Mĩ của các nạn nhân chất độc da cam.
E- Lễ khai mạc Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ tư.
Trả lời:
Các sự kiện có thể dùng để viết bản tin là A, B, D, E.
Câu 2 trang 163 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Trên báo thường có các kiểu bài: Quảng cáo, Phóng sự điều tra. So sánh hai kiểu bài này với bản tin.
Trả lời:
* Giống nhau: cả 3 kiểu bài cùng có chức năng cung cấp thông tin.
* Khác nhau:
- Bản tin: thông báo tin tức.
- Quảng cáo: vừa thông tin vừa chào mời khách hàng.
- Phóng sự điều tra: có độ dài lớn hơn bản tin, có sự miêu tả và phân tích chi tiết hình ảnh.
Câu 3 trang 163 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Thử chuyển một bản tin thường thành loại tin vắn.
Trả lời:
Bản tin Đội tuyển Ô-lim-pích Toán Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn có thể chuyển thành tin vắn như:
- “Đội tuyển Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn tại cuộc thi Ô-lim-pích toán quốc tế lần thứ 45 tại thủ đô A-ten, Hi-Lạp ngày 14 đến 16 tháng 7.”
- “Từ ngày 14 đến 16 tháng 7, tại cuộc thi Ô-lim-pích Toán quốc tế lần thứ 45 diễn ra tại thủ đô A-ten của Hi-Lạp, đội tuyển Việt Nam đã xếp thứ tư toàn đoàn”.
Tóm tắt nội dung lý thuyết
I. Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin
- Khái niệm: Bản tin là một thể loại của văn bản báo chí nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong cuộc sống.
- Phân loại:
+ Tin vắn: Không có nhan đề, dung lượng ngắn.
+ Tin thường: Thông báo ngắn gọn nhưng đầy đủ một sự kiện-> chiếm tỉ lệ cao nhất.
+ Tin tường thuật: Phản ánh từ đầu đến cuối sự kiện một cách chi tiết, cụ thể.
+ Tin tổng hợp: Thông tin tổng hợp nhiều sự kiện xung quanh một hiện tượng nào đó
- Mục đích của bản tin: nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống.
- Yêu cầu cơ bản của bản tin:
+ Đảm bảo tính thời sự.
+ Tin phải có ý nghĩa xã hội.
+ Nội dung tin phải chân thực, chính xác.
II. Cách viết bản tin
1. Khai thác và lựa chọn tin
- Trước khi viết cần khai thác, lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác.
2. Viết bản tin
- Đặt tiêu đề
+ Đảm bảo tính khái quát nội dung của bản tin.
+ Có thể chọn cách diễn đạt đặc biệt gây hứng thú, sự tò mò cho người đọc. (Dạng câu hỏi, cách chơi chữ, có thể là một câu, một từ...)
- Cách mở đầu bản tin
+ Thông báo khái quát về sự kiện và kết quả.
- Cách triển khai chi tiết bản tin
+ Cụ thể, chi tiết các sự kiện, giải thích nguyên nhân, kết quả tường thuật chi tiết các sự kiện.
Tổng kết
- Bản tin là một thể loại văn bản báo chí nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống.
- Trước khi viết tin, cần khai thác, lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác (khi nào, ở đâu, ai làm, xảy ra thế nào, kết quả ra sao,...).
- Tiêu đề và phần mở đầu của bản tin thường nêu trực tiếp, chứa đựng những thông tin khái quát quan trọng nhất. Phần sau có thể chi tiết hoá, giải thích nguyên nhân hoặc kết quả, tường thuật chi tiết sự kiện.
// Trên đây là nội dung chi tiết bài soạn văn Bản tin do Đọc Tài Liệu biên soạn gửi tới các em. Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 11 bài Bản tin này sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng về bản tin. Chúc các em luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.
[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Bản tin một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.
Từ khóa » Tin Ngữ Văn 11
-
Soạn Bài Bản Tin | Soạn Văn 11 Hay Nhất
-
Soạn Bài Bản Tin | Ngắn Nhất Soạn Văn 11
-
Bản Tin - Ngữ Văn 11
-
Soạn Bài Bản Tin - Ngắn Gọn Nhất
-
Soạn Bài Bản Tin (trang 160) - SGK Ngữ Văn 11 Tập 1
-
Học Tốt Ngữ Văn - Sách Giải Văn - Soạn Văn Lớp 11 Bài Bản Tin ...
-
Soạn Văn Bài: Bản Tin | Ngữ Văn 11 Tập 1 - Tech12h
-
Soạn Bài – Bản Tin - Giải Bài Tập SGK Ngữ Văn Lớp 11 - BAIVIET.COM
-
Soạn Bài Bản Tin Ngữ Văn Lớp 11 Ngắn Gọn
-
Bản Tin (trang 160 Sgk Ngữ Văn 11 Tập 1)
-
Soạn Bài Bản Tin Ngắn Nhất - Soạn Văn Lớp 11 - Haylamdo
-
Giáo án Môn Ngữ Văn 11 - Bản Tin
-
Giáo án Ngữ Văn 11 CB Tiết 56: Làm Văn Bản Tin
-
Soạn Bài Bản Tin Trang 160 SGK Ngữ Văn 11, Tập 1 - Thủ Thuật