Soạn Bài Buổi Chiều đứng ở Phủ Thiên Trường ... - Chữa Bài Tập

1. Về thể thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ nào đã học? Hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào.

2. Cụm từ nửa như có nửa như không (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai này.

3. Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết gì? (về ánh sáng, âm thanh, màu sắc và cảnh vật)

4. Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?

5*. Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có thêm suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nói gì nữa về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?

Lời giải: I. Tác giả, tác phẩm (*) Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông, là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái, đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang. Ông theo đạo Phật. Năm 1299, ông về tu ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay) và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra được sáng tác trong dịp về thăm quê cũ ở Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay). II. Đọc hiểu văn bản Câu 1 trang 76 - SGK Ngữ văn 7 tập 1: Về thể thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ nào đã học? Hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào. – Thể loại bài thơ: thất ngôn tứ tuyệt.- Số dòng: 4 dòng.– Số tiếng: 7 tiếng ở mỗi dòng thơ.– Hiệp vần: 1 – 2 – 4: yên – biên – điền.=> Thể loại của bài thơ giống bài “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt. Câu 2 trang 77 - SGK Ngữ văn 7 tập 1: Cụm từ nửa như có nửa như không (bán vô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai này. Cụm từ “nửa như có nửa như không” miêu tả cảnh vật đã chập chờn vào lúc ngày sắp tàn. Quang cảnh trong câu thơ thứ hai hiện lên trong không khí êm đềm, tĩnh lặng. Mọi vật như chìm đần vào sương khói, cho nên, mới có đó mà không đó. Câu 3 trang 77 - SGK Ngữ văn 7 tập 1: Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết gì? (về ánh sáng, âm thanh, màu sắc và cảnh vật)Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào lúc chiều về, sắp tối, gồm những chi tiết sau:– Ánh sáng, màu sắc: mờ mờ như khói phủ.– Âm thanh, tiếng sáo thổi dắt trâu về.– Cảnh vật: đàn trâu đi, từng đôi cò trắng bay dưới cánh đồng. Câu 4 trang 77 - SGK Ngữ văn 7 tập 1: Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó? - Đây là cảnh chiều ở thôn quê được khắc họa rất đơn sơ nhưng thâu tóm được hồn quê, sắc quê, cảnh quê.- Tác giả là vị vua nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của mình. Câu 5 trang 77 - SGK Ngữ văn 7 tập 1: Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có thêm suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nói gì nữa về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta? Ta thường nghĩ rằng vua chúa chỉ sống trong cung đình, ít tiếp xúc với vùng thôn dã, ruộng đồng. Vì thế vua thì làm gì mà có tình cảm, tâm hồn cao đẹp như thế. Thế nhưng, có một ông vua tâm hồn cao đẹp như Trần Nhân Tông, chứng tỏ thời đại đó, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp, đúng như sử sách đã từng ca ngợi. II. LUYỆN TẬP Câu 1 trang 77 - SGK Ngữ văn 7 tập 1: Từ việc đọc – hiểu hai câu thơ cuối, bằng trí tưởng tượng, viết một đoạn văn khoảng năm, sáu dòng để tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống. (Gợi ý: xem tranh minh họa). Mặt trời đã làm khuất sau lũy tre bồng bềnh trôi trong sương chiều. Bỗng văng vẳng trong tiếng khói tỏa ra tiếng sáo vi vu . Hiện lên một chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm ống trúc ... Theo tiếng nhạc thần tiên, những chú trâu bụng kềnh càng no tròn chậm chạp đi mãi xa vào ngõ trúc. giữa cánh đồng trống không bỗng xuất hiện từng chấm trắng. Cả đàn cò cứ hai con một, lượn một vòng rồi đáp xuống đứng im lặng lẽ như các pho tượng nhỏ xú quét vôi trắng toát. Giải các bài tập Bài 6 SGK Ngữ văn 7 Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) Từ Hán Việt (Tiếp theo) Đặc điểm của văn biểu cảm Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

Từ khóa » Cụm Từ Nửa Như Có Nửa Như Không Có Nghĩa Là Gì