Soạn Bài Cách Làm Nghị Luận Về Một Sự Việc, Hiện Tượng đời Sống

Mục lục nội dung Soạn bài: Cách làm nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống (Chi tiết)I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNGII. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG III. LUYỆN TẬP:

Soạn bài: Cách làm nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống (Chi tiết)

I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Câu 1. Đọc các đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:

a. Các đề bài trên có các điểm gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống nhau đó?

Điểm giống của các đề trên là đều đề cập đến các sự việc, hiện tượng đời sống đáng suy ngẫm.

- Đề 1, 4: Sự việc, hiện tượng tích cực cần ca ngợi, biểu dương

- Đề 2,3: Sự việc, hiện tượng tiêu cực cần phê phán, nhắc nhở

b. Tự nghĩ một đề tương tự: Người trẻ lựa chọn du học và không trở về nước gây nên hiện tượng “chảy máu chất xám”

II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Câu 1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Đề bài nghị luận về hiện tượng đời sống

- Đề nêu lên hiện tượng: Bạn Phạm Văn Nghĩa vừa hiếu thảo vừa thông minh giúp mẹ trong công việc (thụ phấn cho bắp) được phát động trở thành phong trào noi gương tốt.

- Đề yêu cầu nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.

Câu 1. Lập dàn ý

Câu 3. Viết bài

Câu 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa

 III. LUYỆN TẬP:

Lập dàn ý cho đề 4 ở mục I:

1. MỞ BÀI:

- Giới thiệu sơ qua Nguyễn Hiền:

“Nói về những hiền tài ở nước ta, không thể không nhắc đến một vị trạng nguyên tuy nhỏ tuổi nhưng rất thông minh - Nguyễn Hiền”

- Nêu ngắn gọn suy nghĩ và cảm nhận của bản thân về tấm gương Nguyễn Hiền.

“Từ tấm gương của Nguyễn Hiền, bản thân em cảm thấy rất khâm phục và rút ra được những bài học quý giá cho mình.”

2. THÂN BÀI:

- Nêu gia cảnh nghèo khó của Nguyễn Hiền

+ Nhà nghèo, xin làm chú tiểu trong chùa.

+ Không được đi học, phải nép ngoài hiên để nghe giảng

+ Không có giấy, phải lấy lá để viết, lấy que tre xâu thành xâu ghim dưới đất

- Nêu tấm gương ham học tập, vượt khó Nguyễn Hiền: Hoàn cảnh học tập khó khăn  không ngăn cản tinh thần ham học của Nguyễn Hiền như dùng lá viết, đi nghe giảng ké,…

- Nguyễn Hiền đã cư xử, hành xử ra sao tự trọng, khiêm tốn

Tuy không được vua công nhận nhưng bằng tài năng và lòng tự trọng của mình, cuối cùng Nguyễn Hiền đã được công nhận là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta.

- Từ đó em cần học tập những đức tính tốt gì ở trạng nguyên Nguyễn Hiền?

+ Chăm học, ham theo đuổi tri thức.

+ Ý chí cao, bất chấp nghịch cảnh để theo đuổi con đường học vấn, công danh khoa cử.

+ Uy vũ bất năng khuất (không vì quyền lực của vua mà khuất phục)

3. KẾT BÀI:

- Khẳng định Nguyễn Hiền là tấm gương sáng đáng để học tập.

- Có thể nêu một số giải pháp mà bản thân em đặt ra để có thể đạt được thành tích tốt trong học tập và sống có ý chí như Nguyễn Hiền.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)

Từ khóa » Suy Nghĩ Về Nhân Vật Nguyễn Hiền