Soạn Bài Cảnh Ngày Hè (Nguyễn Trãi)

1. Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè, đó là những động từ nào, trạng thái của cảnh được diễn tả ra sao?

 

2. Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người. Anh (chị) hãy phân tích và làm sáng tỏ.

 

3. Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, anh (chị) thấy Nguyễn Trãi là người có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên?

 

4. Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân như thế nào? Âm điệu câu thơ lục ngôn (sáu chữ) kết thúc bài thơ khác âm điệu những câu thất ngôn (bảy chữ) như thế nào? Sự thay đổi âm điệu như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

 

5. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

- Lòng yêu thiên nhiên

- Lòng yêu đời, yêu cuộc sống

- Khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân

Từ việc lí giải cách lựa chọn của mình, anh (chị) hãy làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.

Lời giải:

Câu 1 trang 118 - SGK Ngữ Văn 10: Trong bài thơ có nhiều động từ diễn tả trạng thái của cảnh ngày hè, đó là những động từ nào, trạng thái của cảnh được diễn tả ra sao?

 

Trả lời:

Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng các tính từ, động từ, từ láy có sức gợi hình tượng và cảm giác. Ở câu 2,3,4,5,6 là các từ: đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn, lao xao, dắng dỏi. Từ đùn đùn gợi tả sắc xanh thẫm của tán hòe lớp lớp, liên tiếp tuôn ra, giương rộng ra, từ phun gợi sự nổi bật, bắt mắt của hoa lựu; tiễn (ngát, nức) gợi tả sức lan tỏa của hương sen, từ lao xoa, dắng dỏi đảo lên trước chợ cá, cầm ve làm nổi bật âm săc rộn ràng, râm ran rất riêng của mùa hè. Dưới cái nhìn của tác giả, những sự vật vốn tĩnh trở nên động. Chuyển tĩnh thành động, sự cảm nhận cảnh ngày hè của nhà thơ bộc lộ rõ tình yêu sự sống sinh sôi, cái động của thiên nhiên, cảnh vật phản ánh cái động trong lòng người.

 

Câu 2 trang 118 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Cảnh ở đây có sự hài hòa giữa âm thanh và màu sắc, cảnh vật và con người. Anh (chị) hãy phân tích và làm sáng tỏ.

 

Trả lời:

Bức tranh mùa hè:

Cảnh ngày hè hiện ra thật đẹp, đầy sức sống với những chi tiết cụ thể, sinh động: tán hòe xanh thẫm che rợp, thạch lựu bên hiên nhà còn phun màu đỏ, sen hồng trong ao ngát mùi hương, tiếng lao xao vọng lại từ làng chài, tiếng ve như tiếng đàn vang dội lên. Bức tranh cho thấy sức sống sinh sôi rạo rực khắp nơi nơi. Âm thanh và màu sắc, cảnh vất và con người như đang hài hòa trong sự vận động của quy luật sinh sôi.

 

Câu 3 trang 118 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Nhà thơ đã cảm nhận cảnh vật bằng những giác quan nào? Qua sự cảm nhận ấy, anh (chị) thấy Nguyễn Trãi là người có tấm lòng như thế nào đối với thiên nhiên?

 

Trả lời:

Bức tranh ngày hè sinh động không những được gợi tả bằng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, sự chuyển động tinh tế của sự vật mà còn thể hiện ở nhịp điệu, tiết tấu. Đọc bài thơ ta như thấy nhà thơ đang mở ra tất cả những giác quan của mình để đón nhận những vang dội của thiên nhiên và của nhịp sống con người.

Sắc thái của cảnh vật trong bức tranh về sự sống mùa hè đã cho thấy tâm trạng phấn chấn trước vẻ đẹp của cuộc sống, đã phá vỡ cái tĩnh tại của cuộc sống nhàn dật thuần túy, qua đó bộc lộ niềm quyến luyến, tha thiết với cuộc đời

 

Câu 4 trang 118 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân như thế nào? Âm điệu câu thơ lục ngôn (sáu chữ) kết thúc bài thơ khác âm điệu những câu thất ngôn (bảy chữ) như thế nào? Sự thay đổi âm điệu như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

 

Trả lời:

Nỗi lòng của nhà thơ đối với đời, với cuộc sống nhân dân thể hiện rõ nét ở hai câu cuối bài. Ông nói đến cây đàn của Ngu Thuấn với mong ước thanh bình, no đủ cho nhân dân. Niềm tha thiết gắn bó với đời được cụ thể bằng niềm mong mỏi giàu đủ cho nhân dân. Ngay cả trong không gian nhàn dật, ý thức nhập thế, giúp đời luôn thường trực trong tâm hồn Nguyễn Trãi. Câu thơ cuối chỉ có 6 tiếng, âm điệu thơ mềm mại, dàn trải giúp thể hiện được cái niềm vui, khát vọng mênh mang của nhà thơ về một cuộc sống no ấm cho tất cả mọi người

 

Câu 5 trang 119 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

- Lòng yêu thiên nhiên

- Lòng yêu đời, yêu cuộc sống

- Khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân

Từ việc lí giải cách lựa chọn của mình, anh (chị) hãy làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.

 

Trả lời:

Sắc thái của cảnh vật trong bức tranh về sự sống mùa hè đã cho thấy tâm trạng phấn chấn trước vẻ đẹp của cuộc sống, đã phá vỡ cái tĩnh tại của cuộc sống nhàn dật thuần túy, qua đó bộc lộ niềm quyến luyến, tha thiết với cuộc đời. Nỗi lòng của nhà thơ đối với đời, với cuộc sống nhân dân thể hiện rõ nét ở hai câu cuối bài. Ông nói đến cây đàn của Ngu Thuấn với mong ước thanh bình, no đủ cho nhân dân. Niềm tha thiết gắn bó với đời được cụ thể bằng niềm mong mỏi giàu đủ cho nhân dân. Ngay cả trong không gian nhàn dật, ý thức nhập thế, giúp đời luôn thường trực trong tâm hồn Nguyễn Trãi.

 

GHI NHỚ

Bài thơ tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước. câu thơ lục ngôn cuối bài ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ

 

LUYỆN TẬP

Câu 1 - Luyện tập trang 119 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ.

 

Trả lời:

Cảnh và tình trong bài thơ được kết hợp hài hòa. Tả cảnh ngày hè, bài thơ là một bức tranh tràn đầy sức sống. Sức sống của sự vật trong bức tranh tả cảnh mùa hè cũng thể hiện cảm xúc, niềm yêu đời trong tâm hồn nhà thơ. Cảnh gợi cảm xúc, cảm xúc chi phối cái nhìn và tái hiện cảnh vật.

 

Giải các bài tập Tuần 13 SGK Ngữ văn 10 Tỏ lòng (Thuật Hoài) Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) Tóm tắt văn bản tự sự (dựa theo nhân vật chính) Viết bài làm văn số 3

Từ khóa » Từ Dắng Dỏi